Các tranh chấp thường xảy ra trong hoạt động nhập khẩu và biện pháp giải quyết

Một phần của tài liệu Pháp luật về nhập khẩu và Thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ Phần Thiết bị Thắng Lợi (Trang 45 - 52)

pháp giải quyết của công ty

Tranh chấp trong mua bán hàng hóa Quốc tế hay trong kinh doanh xuất nhập khẩu có thể hiểu là sự giành giật, bất đồng về lợi ích kinh tế giữa các bên liên quan tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa Quốc tế (xuất nhập khẩu).

Các tranh chấp phát sinh liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu thường rất đa dạng, phức tạp, có thể là tranh chấp giữa người nhập khẩu với người xuất khẩu, giữa người nhập khẩu hay xuất khẩu với người chuyên chở hàng hóa, giữa người nhập khẩu với người bảo hiểm hàng hóa… Các tranh chấp này có thể phát sinh trực tiếp từ hợp đồng xuất nhập khẩu, nhưng cũng có thể phát sinh từ các quan hệ hợp đồng khác liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế như hợp đồng chuyên chở hàng hóa, hợp đồng bảo hiển hàng hóa xuất nhập khẩu…

Tranh chấp có thể phát sinh ngay trong quá trình ký kết hợp đồng mà chủ yếu là về nội dung hợp đồng. Luật Quốc gia của các nước cũng như các Điều ước Quốc tế đều khẳng định tính hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế khi nó có đầy đủ các điều khoản chủ yếu, nếu thiếu một trong các điều khoản đó thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực cho dù các bên đã ký kết. Nhưng vấn đề là các điều khoản chủ yếu này lại được quy định không thống nhất ở các Quốc gia khác nhau. Vì thế, trong các hợp đồng xuất nhập khẩu, có trường hợp hợp đồng được coi là đã ký kết theo luật của nước này nhưng lại chưa được ký kết theo luật của nước khác. Trong những trường hợp như vậy mà các bên không có cách giải quyết thích hợp thì tranh chấp về nội dung hợp đồng là điều khó tránh khỏi.

Hình thức hợp đồng cũng là vấn đề có thể làm phát sinh tranh chấp. Trong tập quán thương mại Quốc tế, hầu hết các hợp đồng đều được lập thành văn bản. Hợp đồng được thiết lập khi các bên đồng thuận ký vào văn bản. Nhưng Công ước Viên 1980- một căn cứ pháp lí vô cùng quan trọng được áp dụng nhiều nhất trong hoạt động mua bán hàng hóa Quốc tế thì lại chấp nhận cả một hợp đồng được giao kết bằng lời nói, và có thể được chứng minh thông qua lời khai của nhân chứng. Trong khi đó, pháp luật Quốc gia, mà cụ thể nhất ở đây là pháp luật Việt Nam thì lại quy định rõ ràng rằng hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế nhất thiết phải được ký kết thành văn bản. Chỉ có các hợp đồng thương mại Quốc tế được lập thành văn bản thì mới được pháp luật Việt Nam công nhận, điều chỉnh và đảm bảo thi hành dựa trên cở sở tôn trọng quyền lợi của tất cả các bên, mà đặc biệt là phía thương nhân Việt Nam. Do đó, đối với trường hợp của Công ty Thắng lợi, khi mà họ thường ký kết hợp đồng

với các đối tác quen thuộc và hợp đồng luôn chỉ mang những nội dung rất đơn giản và sơ lược thì cũng cần lưu ý đến vấn đề này.

Qua hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, cộng tác với rất nhiều bạn hàng ở nhiều Quốc gia khác nhau thuộc nhiều khu vực trên Thế giới, những vi phạm thường xảy ra nhất trong quá trình thực hiện các hợp đồng nhập khẩu của công ty Thắng Lợi là vi phạm về nghĩa vụ giao hàng của người bán mà cụ thể là về thời gian giao hàng và chất lượng hàng hóa. Đây cũng là những vi phạm phổ biến nhất trong quan hệ thương mại Quốc tế nói chung.

Về chất lượng, người bán (nhà xuất khẩu) phải có nghĩa vụ giao hàng phù hợp với phẩm chất đã quy định trong hợp đồng. Nếu đối tượng trong hợp đồng là hàng đặc định thì người bán phải giao hàng có phẩm chất hoàn toàn phù hợp với quy định của hợp đồng. Mọi sự khác biệt về phẩm chất đều bị coi là vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp người bán giao hàng có khuyết tật thì người mua có quyền đòi bồi thường bằng hiện vật bằng cách thay thế hàng hóa mới hoặc sửa chữa khuyết tật. Nếu đối tượng hợp đồng là hàng đồng loại thì tùy thuộc các chỉ tiêu chất lượng trong hợp đồng để xét xem người bán có giao hàng đúng chất lượng hay không.

Thông thường, các công ty khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế thì đều có thiện chí thực hiện Hợp đồng để đạt được mục đích của mình về lợi nhuận và uy tín. Khi tranh chấp phát sinh thì một mặt bắt buộc các bên phải tìm cách giải quyết để điều hòa quyền lợi của mình, nhưng mặt khác, các bên lại muốn làm sao cho sự việc được giải quyết một cách êm thấm, tránh ồn ào. Vì thế, đối với hợp đồng nhập khẩu của Công ty Thắng Lợi, khi tranh chấp xảy ra, các bên thường cố gắng tự thỏa thuận, dàn xếp với nhau theo các phương pháp tiền khởi kiện. Trong số các phương pháp tiền khởi kiện thì phương pháp thương lượng trực tiếp (khiếu nại) được áp dụng nhiều hơn cả. Giải quyết tranh chấp bằng khiếu nại là phương pháp giải quyết tranh chấp vừa nhanh chóng, vừa đỡ tốn kém mà vẫn có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Bởi vậy, khi có tranh chấp

phát sinh, các doanh nghiệp Việt nam thường đề nghị phía đối tác trực tiếp bàn bạc để tìm ra cách giải quyết ôn hòa nhất.

Trường hợp hàng không phù hợp với hợp đồng mua bán về số lượng và chất lượng thì bộ hồ sơ khiếu nại người bán thường bao gồm thư khiếu nại, hợp đồng mua bán và các chứng từ quan trọng như biên bản giám định, vận đơn, giấy chứng nhận trọng lượng hay phẩm chất, biên bản quyết toán nhận hàng với tàu. Việc xác định mức độ vi phạm về phẩm chất trong nhiều trường hợp là rất phức tạp nhưng người mua vẫn phải dựa vào biên bản giám định để đánh giá mức độ này. Nếu trong đơn khiếu nại mà người mua không nêu rõ mức độ tổn thất thì đơn khiếu nại có thể coi là không hợp lệ.

Trong quá trình khiếu nại người bán về việc vi phạm số lượng và phẩm chất so với hợp đồng, biên bản giám định phẩm chất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vì thế, khi nhận hàng, người nhập khẩu luôn đặc biệt chú ý đến việc lập biên bản giám định kịp thời và chính xác để bảo vệ quyền lợi của mình sau này. Tuy nhiên, về nguyên tắc, biên bản giám định do người mua lập tại nơi hàng đến có giá trị pháp lí như thế nào thì còn tùy thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu hợp đồng quy định rằng việc giám định hàng hóa được tiến hành tại nơi đến và biên bản giám định hàng tại nơi đến có tính chất cuối cùng thì biên bản này sẽ có tác động ràng buộc người bán, người bán khó có thể bác bỏ kết quả này. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rằng, khi khiếu nại, người mua phải có trách nhiệm bảo quản hàng hóa để giữ nguyên tình trạng về số lượng và phẩm chất như khi nhận, không được để hàng hóa bị tổn thất thêm, để bên bán có thể cử người sang tiến hành lập biên bản giám định đối tịch. Vì có không ít trường hợp, do sơ xuất mà bên mua không giữ được hàng hóa ở trạng thái khi lập biên bản giám định dẫn đến việc người bán có thể từ chối khiếu nại.

Trong trường hợp hợp đồng không quy định về biên bản giám định cuối cùng như trên thì thông thường, nếu muốn chứng minh tổn thất, người mua phải mời cơ quan giám định chuyên môn có uy tín hoặc mời đại diện của người bán đến để làm biên bản giám định xác định mức độ thiếu hụt, kém phẩm chất của hàng hóa.

Trong những trường hợp này, người mua thường đưa ra các phương án giải quyết:

+Người bán phải nhận lại lô hàng và hoàn trả tiền hàng nếu chất lượng hàng thực giao thấp tới mức người mua không thể sử dụng theo mục đích ban đầu khi giao kết hợp đồng;

+Giảm giá lô hàng cho phù hợp với số lượng và phẩm chất hàng thực giao;

+Thay thế bằng lô hàng mới nếu những khuyết tật là không thể khắc phục được;

+Giao thêm cho đủ số lượng hàng theo đúng phẩm chất đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Như đã đề cập, một vấn đề rất hay xảy ra tranh chấp nữa là thời hạn giao hàng. Theo quy định của hầu hết các Quốc gia, điều khoản thời hạn giao hàng là một trong những điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế. Mặt khác, thời hạn giao hàng còn liên quan đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của các bên, đặc biệt là đối với người nhập khẩu. Vì thế, việc giao hàng không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lí mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của bên mua. Trong trường hợp này, người mua thường khiếu nại đòi tiền phạt hoặc đòi người bán bồi thường thiệt hại nếu việc chậm giao hàng của người bán gây thiệt hại cho người mua.

Khi khiếu nại trong trường hợp người bán chậm giao hàng, hồ sơ thường gồm:

+Hợp đồng mua bán hàng hóa: là cơ sở thể hiện nghĩa vụ giao hàng của người bán mà hai bên đã thỏa thuân và thống nhất;

+Thư tín dụng (nếu có thỏa thuận L/C) do người mua mở: đây là chứng từ thể hiện người mua đã thực hiện nghĩa vụ trả tiền của mình theo hợp đồng. Nếu hợp đồng quy định thời gian giao hàng có liên quan đến ngày mở L/C (ví dụ: giao hàng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày mở L/C) thì rõ ràng L/C là chứng từ không thể thiếu trong hồ sơ khiếu nại;

+Vận đơn B/L: là chứng từ thể hiện ngày giao hàng thực tế của người bán, đây là cơ sở xác định số ngày chậm giao hàng

Ngoài ra, có thể khiếu nại do người bán mắc lỗi thương mại, không thực hiện tốt nghĩa vụ bao gói, bảo quản hàng hóa,…

Tuy nhiên, cho dù trải qua nhiều kinh nghiệm để có thể có sự thỏa thuận chặt chẽ trong các điều khoản trên thì đôi khi việc giải quyết tranh chấp nếu xảy ra vẫn co thể gây bất lợi cho phía Việt nam như Công ty Thắng lợi. Nguyên nhân là do gần như 100% số hợp đồng nhập khẩu của công ty này không hề đề cập đến điều khoản chọn luật điều chỉnh hợp đồng. Thêm vào đó, một tỷ lệ không nhỏ trong các hợp đồng này, ở điều khoản lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp, công ty lại thường mặc nhiên chấp nhận để bên đối tác nước ngoài toàn quyền lựa chọn trung tâm trong tài kinh tế giải quyết tranh chấp khi co vi phạm xảy ra, và trong những trường hợp đó, cơ quan giải quyết tranh chấp được ghi nhận trong hợp đồng là trung tâm Trọng tài Quốc tế tại Singapore7. Sự lựa chọn như vậy thoáng qua thì có thể cho là tương đối công bằng với các bên vì Singapore là Quốc gia thứ 3, làm trung gian cho các bên đối tác. Nhưng nếu trong mọi trường hợp, khi mỗi bên trong hợp đồng luôn có quyền tham gia đàm phán để thuyết phục đối tác chấp nhận sự lựa chọn của mình, mà công ty lại bỏ qua quyền lựa chọn này đôi khi sẽ gây rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp. Vấn đề đầu tiên mà ai cũng có thể thấy được là chi phí đi lại và các chi phí sinh hoạt thông thường mà công ty sẽ phải tự chi trả trong quá trình ra nước ngoài theo kiện. Và một vấn đề quan trọng hơn là sự chênh lệch giữa các quy định pháp luật. Hợp đồng không thỏa thuận về việc áp dụng luật thì khi tranh chấp xảy ra, cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ quyết định nguồn luật áp dụng. Trong khi đó, Trung tâm trọng tài được lựa chọn lại là của nước ngoài, chắc chắn thủ tục giải quyết và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp sẽ khó khăn cho thương nhân Việt Nam. Đó là còn chưa kể đến các điều khoản chọn Trung tâm trọng tài Thương mại nhìn chung là quá sơ sài, không chỉ ra được tên Trung tâm cụ thể, người ta chỉ nói đến

7 “In the course of execution of this contract all disputes not reaching an amicable agreement shall be settled by International Arbitration at Singapore”- Trích Hợp đồng nhập khẩu của công ty Thắng Lợi.

Trung tâm Trọng tài Quốc tế tại Singapore, hay đôi khi là Trung tâm Trọng tài Quốc tế tại Việt Nam. Cần lưu ý rằng các Trung tâm trọng tài thương mại là hoàn toàn độc lập, chúng không phải là một hệ thống như hệ thống Tòa án từ Trung ương đến địa phương, do vậy khi các bên lựa chọn một Trung tâm trọng tài thương mại nào thì chỉ duy nhất trung tâm trọng tài đó mới có quyền giải quyết giải quyết, không phụ thuộc vào vị trí địa lí hay trụ sở của các bên. Vì thế mà trong hợp đồng nhất thiết phải chỉ rõ tên của một Trung tâm trọng tài thương mại cụ thể, ví dụ: Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI.

Tóm lại, việc xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế tại công ty Thắng Lợi cũng như của các doanh nghiệp Việt Nam cần phải được quan tâm hoàn thiện thật nhanh chóng, việc này đã và đang thực sự trở nên gấp rút khi mà Việt Nam đã thực sự đặt chân vào sân chơi chung của hoạt động kinh tế Thế giới – WTO. Công tác hoàn thiện phải được thực hiện trên tất cả các khâu, từ quá trình đám phán đến khi hợp đồng chính thức được ký kết, để đảm bảo tối thiểu hóa được các rủi ro pháp lí cho doanh nghiệp khi những tranh chấp xảy ra bất kể la do lỗi của bên nào.

CH

ƯƠ NG 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN

PHÁP LUẬT VỀ NHẬP KHẨU VÀ NHẰM ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI CỦA PHÍA VIỆT NAM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Pháp luật về nhập khẩu và Thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ Phần Thiết bị Thắng Lợi (Trang 45 - 52)