Những tồn tại, khó khăn của Công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa (Trang 140 - 156)

II. ĐÁNH GIÁ VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG

2.Những tồn tại, khó khăn của Công ty

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh là một yếu

tố không thể tránh khỏi đối với tất cả các doanh nghiệp. Công ty THNN Tấn

Cường cũng không phải là một ngoại lệ. Chính vì lẽ đó sự nhanh nhậy, tranh

thủ để chớp lấy thời cơ thuận lợi là việc cần thiết, vì thế trong quá trình giao

kết hợp đồng mua bán hàng hoá với các đối tác mới luôn gặp những khó khăn

như là: không quy định chặt chẽ các nghĩa vụ như thanh toán, bảo đảm chất

lượng, những quy định về chủ thể của hợp đồng. Theo quy định của pháp luật

hiện hành thì những hợp đồng đó sẽ bị coi là vô hiệu và Công ty phải chịu

thiệt thòi, tuy nhiên rất may đối vớí công ty là những hợp đồng đó không bị

cơ quan nhà nước và khách hàng phát hiện ra thiếu sót.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng của Công ty thì vấn đề nợ quá hạn

cũng cần phải xem xét lại. Công ty có quy mô vốn không nhiều, nếu để tình

Chúng ta đều thấy rằng các hợp đồng mua bán hàng hoá của công ty

đều không có quy định rõ ràng về việc chuyển giao quyền sở hữu, chuyển

giao rủi ro. Hai vấn đề này có ý nghĩa rất lớn trong thực hiên hợp đồng, nó

ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng vì lẽ đó

các hợp đồng mua bán hàng hoá sau này của Công ty cần đưa vào và quy định

rõ ràng hai thoả thuận trên

Qua quá trình thực tập tại công ty, em thấy rằng Công ty đã và đang

triển khai thực hiện kế hoạch xây dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO

9000, Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa công việc này bởi nó sẽ tạo ra ưu thế rất

lớn về uy tín của công ty cũng như các sản phẩm của Công ty sản xuất ra.

Nhờ đó công ty chắc chắn sẽ kí kết được nhiều hợp đồng mua bán hàng hoá

III.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

1. Kiến nghị về phía cơ quan nhà nước

Pháp luật về mua bán hàng hoá nói chung và về hợp đồng mua bán hàng

hoá nói riêng theo luật Thương mại 2005 đã thực sự là cầu nối giữa các doanh

nghiệp trong nước với nhau cũng như các doanh nhgiệp trong nước với doanh

nghiệp nước ngoài.

Tuy nhiên hiệu lực của luật Thương mại 2005 tính đến thời điểm này mới

chỉ là hơn một năm. Ưu điểm của nó so với luật Thương mại 1997 như đã nói

ở các phần trước là quá rõ, tuy nhiên những nhược điểm của nó đến thời điểm

này cần được khắc phục, ví dụ vấn đề xác định vi phạm đến mức nào được

coi là vi phạm cơ bản. Mong rằng các cơ quan có thẩm quyền trong việc ban

hành các văn bản hướng dẫn luật này sẽ sáng suốt và nhạy bén để các quy

lý hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào nền

kinh tế quốc tế.

2.Kiến nghị đối với Công ty.

2.1.Đối với cán bộ công nhân viên của Công ty

Trong sự phức tạp và đầy những thử thách của nền kinh tế thị trường như

ở nước ta hiện nay thì việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật nói chung và

pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng cho các cán bộ kinh doanh

là thật sự cần thiết. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro

không đáng có khi giao kết và thực hiên hợp đồng. Doanh nghiệp tạo điều

kiện cho cán bộ công nhân viên của mình được tiếp cận với các văn bản quy

phạm pháp luật hiện hành quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá.

Khi Luật Thương mại năm 2005 bắt đầu có hiệu từ ngày 01-01-2006, thì

trong giai đoạn hiên nay, nếu Công ty thực hiện giao kết hợp đồng mua bán

hàng hoá với khách hàng thì cần phải căn cứ vào Luật Thương mại 2005 và

các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thương mại 2005. Tránh trường hợp

Công ty vẫn quen theo việc căn cứ vào Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, nếu

làm vậy thì hợp đồng giao kết sẽ không có hiệu lực.

2.3. Vấn đề chủ thể giao kết hợp đồng.

Trước khi thực hiện việc giao kết hợp đồng Công ty cần tìm hiểu tính chất

chủ thể của khách hàng. Nếu thấy khách hàng không đủ tư cách chủ thể để

giao kết hợp đồng thì Công ty phải dừng ngay việc giao kết để tiếp tục xác

minh. Khi bên khách hàng có đủ giấy tờ xác minh tư cách chủ thể mới tiến

hành giao kết

2.4 Đối với hình thức và nội dung của hợp đồng

Theo luật Thương mại 2005 hình thức của hợp đồng khá đa dạng có thể

hình thức kí kết chủ yếu là bằng văn bản, Công ty có thời gian để chuẩn bị các

thủ tục. Hợp đồng mua bán hàng hoá ở Công ty có giá trị tương đối lớn do đó

hình thức giao kết hợp đồng bằng văn bản là rất đúng, Công ty không nên

thực hiện giao kết hợp đồng bằng lời nói

Các nội dung trong hợp đồng của Công ty cần quy định chi tiết và chặt chẽ

về vấn đề thanh toán, chuyển rủi ro, chuyển quyền sở hữu và vấn đề giải

quyết tranh chấp. Hiện tại Công ty không có vụ tranh chấp nào xảy ra về vấn

đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá, tuy nhiên việc quy định chi tiết và

chặt chẽ các vấn đề trên là hoàn toàn không thừa. Nó sẽ giúp Công ty yên tâm

hơn trong thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và có thể tự bảo vệ mình

trước pháp luật.

KẾT LUẬN

hoá đã cho chúng ta thấy rằng việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá tại

nước ta nói chung cũng như tại Công ty TNHH Tấn Cường nói riêng còn

nhiều vấn đề cần quan tâm và giải quyết một cách triệt để. Với trình độ hiểu

biết của mình còn hạn chế và còn chưa được trải nghiệm thực tế nhiều nên bài

viết của em chắc chắn còn có nhiều thiếu sót do đó em mong thầy sẽ xem xét

và chỉnh sửa để chuyên đề của em thực sự hoàn thiện và có ý nghĩa trong thực

tiễn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của ban lãnh

đạo Công ty TNHH Tấn Cường, cô Nguyễn Thuý Hinh- PGĐ Công ty, cô

Dương Thu Thuỷ- Trưởng phòng Kinh doanh Công ty và đặc biệt là sự hướng

dẫn nhiệt tình, chu đáo của PGS-TS Trần Văn Nam đã giúp em hoàn thành

chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A.VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Bộ Luật dân sự nước CHXHCN VIỆT NAM 2005

2. Luật Thương mại VN 10/5/1997

3. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 25/9/1989

4. Nghị định số 17 - HĐBT 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy

định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế .

5. Quyết định sô 18 -HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng

về việc kí kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh .

6. Luật Thương mại 2005

7. Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật

Thương mại về hàng hoá, dịnh vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và

8. Quy định số 158/2006/NĐ-CP ngày 18/12 /2006 quy định chi tiết

Luật Thương mại về hoạt động mua bán hành hoá qua sở giao dịch hàng hoá

9. Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003

10. Nghị định số 25/2004/NĐ-CP 15/01/2004 quy định chi tiết thi hành

một số điều của Pháp lệnh trọng tài thương mại

B. CÁC TÀI LIỆU KHÁC.

1. Thạc sĩ Luật học Đặng Văn Được: Hướng dẫn pháp luật hợp đồng

thương mại -NXB: lao động xã hội - HN 2006

2. Thạc sĩ Nguyễn Khánh Ly : 236 câu hỏi và giải đáp về pháp luật về

Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành - NXB: Lao động Xã hội -

HN 2006

3. Thạc sĩ Luật học : Bùi Thị Khuyên , luật gia Phạm Văn Phấn - Phạm

Thị Thuỳ Dương : Hợp đồng Kinh tế trong kinh doanh - NXB:Lao Động Xã

4. Công ty luật hợp danh Việt Nam, Luật sư Phan Thông Anh: Những

sửa đổi cơ bản của Luật Thương mại 2005; Nhà xuất bản: Thống kê- HN-

2005

5. Tiến sĩ Nguyễn Hợp Toàn : Giáo trình pháp luật kinh tế Nhà xuất

bản: Thống kê; HN - 2005

6. Đề cương giới thiệu luật thương mại 2005

7. Tạp chí Luật học các số : 3,5,7,9,10,11,12/2006; 1,2,3/2007

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG I:CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ THEO LUẬT THƯƠNG MẠI 2005...2

I. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ...2

1. Quá trình phát triển của các quy định pháp luật về mua bán hàng hoá...2

1.1. Giai đoạn trước những năm 1990...2

1.2. Giai đoạn từ năm 1990 đến 1997...3

1.3. Giai đoạn từ năm 1997 đến 2005...5

1.4. Giai đoạn từ 2005 đến nay...5

2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại hợp đồng mua bán hoá...6

2.1. Khái niệm, đặc điểm...6

3. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá...9

II. CHẾ ĐỘ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA...12

1. Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá. ...12

1.1. Chủ thể là thương nhân...12

1.2. Chủ thể không phải là thương nhân...15

2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá...15

3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá...18

4. Thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá...20

4.1. Đề nghị giao kết hợp đồng...20

4.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng...21

III. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA...22

1. Giao nhận hàng hoá...22

2. Chất lượng hàng hoá...25

3. Thanh toán. ...26

4.1. Các loại chế tài trong thương mại...27

4.2. Áp dụng các chế tài...28

CHƯƠNG II:THỰC TIẾN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH TẤN CƯỜNG...32

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TẤN CƯỜNG...32

1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty...32

2.Các thông tin cơ bản về Công ty...34

3.Tư cách pháp lý của công ty...38

4.Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...39

II. THỰC TIỄN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA...41

1. Tổng quan về các khách hàng giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với Công ty trong những năm gần đây...41

1.1. Các khách hàng mua bán bao bì Carton...41

1.2. Các khách hàng cung cấp giấy...42

3. Chủ thể của Hợp đồng mua bán hàng hóa...43

4. Nội dung của Hợp đồng mua bán hàng hóa...44

5. Hình thức, trình tự ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa...46

III. THỰC TIỄN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH TẤN CƯỜNG...60

1. Thực hiện điều khoản về số lượng...60

2. Thực hiện điều khoản về chất lượng...60

3. Thực hiện điều khoản về giao nhận hàng hoá...61

4. Thực hiện điều khoản về thanh toán...63

5. Chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hoá...64

5.1 Hợp đồng đã hoàn thành...64

5.2 Theo thoả thuận của các bên...65

CHƯƠNG III:MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA GIAO KẾT VÀ THỰC HIÊN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG

HOÁ TẠI CÔNG TY THNN TẤN CƯỜNG...67

I.MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN...67

1. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại năm 1997...67

2. Các sửa đổi của Luật Thương mại 2005 về mua bán hàng hoá...70

II. ĐÁNH GIÁ VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY...76

1.Những kết quả đạt được. ...77

2. Những tồn tại, khó khăn của Công ty...77

III. MỘT SỐ Ý KIẾN NGHỊ CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA...79

1.Kiến nghị về phía cơ quan nhà nước ...79

2.Kiến nghị đối với Công ty...79

KẾT LUẬN...81

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa (Trang 140 - 156)