III. THỰC TIỄN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY
3. Thực hiện điều khoản về giao nhận hàng hoá
Đối với Hợp đồng mua bán bao bì carton, Công ty thực hiện giao hàng
theo từng thoả thuận của mỗi Hợp đồng. Do đặc điểm của Công ty là có một
đội xe vận tải cỡ lớn nên đa phần thoả thuận giao hàng là tại địa điểm của
người mua, tuy nhien đối với một số Hợp đồng mà khách hàng ở quá xa như
ở Miền Trung hay Miền Nam thì Công ty thực hiện việc giao hàng cho người
vận chuyển.
Trong trường hợp giao hàng cho người vận chuyển thì nghĩa vụ giao
hàng của Công ty cũng được coi là hoàn thành sau khi đã giao cho người vận
chuyển theo các điều kiện giao hàng do hai bên thoả thuận. Công ty cũng
được giải phóng khỏi mọi nghĩa vụ liên quan đến hàng hoá nếu đã giao hàng
cho người vận chuyển theo các thoả thuận trong Hợp đồng. Điều này cũng có
nghĩa rằng quyền sở hữu hàng hoá cũng như rủi ro đã được chuyển cho người
mua từ thời điểm hàng hoá được giao cho người vận chuyển. Tuy nhiên, khi
cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và xác định rõ tên và
cách thức nhận biết hàng hoá được vận chuyển.
Công ty đã thực hiên việc giao hàng đúng thời điểm giao hàng đã thoả
thuận trong Hợp đồng. Công ty chỉ có thể giao hàng trước thời hạn, giao hàng
từng phần khi có sự thoả thuận trong hợp đồng hoặc khi người mua chấp
thuận. Nếu trường hợp trong Hợp đồng chỉ có thoả thuận về thời hạn giao
hàng mà không có thoả thuận về thời điểm giao hàng cụ thể, thì Công ty có
quyền giao hàng bất cứ vào thời điểm nào trong thời hạn đó và có sự thông
báo trước cho người mua. Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn giao
hàng thì Công ty phải giao hàng cho người mua trong một thời hạn hợp lý sau
khi giao kết hợp đồng.
Các bên trong hợp đồng cũng có thể thoả thuận với nhau về việc Công ty
sẽ uỷ quyền cho người thứ ba thực hiện việc giao hàng. Trong trường hợp
bên được uỷ quyền. Mặc dù người thứ ba tham gia vào việc giao hàng nhưng
về mặt pháp lý, sở hữu hàng hoá chỉ chuyển từ bên bán sang bên mua, chứ
không phải chuyển từ bên bán sang người thứ ba. Chính vì vậy, việc xác định
thời điểm Công ty được giải phóng khỏi rủi ro đối với hàng hoá có vị trí rất
quan trọng.
Công ty cũng được miễn trách nhiệm về việc không thực hiện một phần
hay toàn bộ nghĩa vụ giao hàng nếu xảy ra trường hợp bất khả kháng. Trường
hợp bất khả kháng là trường hợp xảy ra sau khi kí kết hợp đồng, do những sự
kiện có tính chất bất thường xảy ra mà các bên không thể lường trước được và
không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả
năng cho phép (Khoản 1 - Điều 161 Bộ Luật Dân sự). Tính khách quan của sự
kiện bất khả kháng thể hiện ở chỗ nó phát sinh tồn tại và chấm dứt một cách
độc lập, không phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia hợp đồng. Vì vậy,
tình huống và biện pháp giải quyết trong quá trình thực hiện hợp đồng thì dù
đó là hiện tượng khách quan cũng không được coi là sự kiện bất khả kháng.
Công ty cũng có thể giao thừa hàng cho bên mua so với số lượng thoả
thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp này người mua có quyền từ chối
nhận đối với số hàng thừa đó, tuy nhiên ở Công ty việc giao hàng thừa là rất
ít, nếu có thì đa phần là được sự chấp nhận của người mua và có thêm một số
thoả thuận khác.