II. CHẾ ĐỘ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá
Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá là cách thức thể hiện ý chí
thoả thuận giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Nó có thể thực hiện bằng
lời nòi, bằng văn bản hoặc được xác định bằng hành vi cụ thể. Đối với các
loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành
văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Hình thức văn bản bao gồm cả
điện báo, telex, jax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác.
Các hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá đó đã tạo điều kiện thuận
thức phù hợp nhất đảm bảo quyền lợi của mình. Những quy định của Lụât
Thương mại Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc tế về mua bán hàng hoá,
đã bước đầu tạo ra những quy định tương thích với không giao pháp lý quốc
tế, tạo điều kiện cho sự hội nhập khi các chủ thể có quan hệ hợp đồng thương
mại quốc tế có thể nói hình thức của hợp đồng mua bán nói trên (trong Luật
Thương mại 2005) là phù hợp với công ước viên 1980 bởi Điều 11 công ước
viên 1980 quy định "không yêu cầu hợp đồng mua bán phải được ký hoặc
phải được xác nhận bằng văn bản hoặc phải tuân thủ mọi yêu cầu nào đó về
mặt hình thức. Có thể dùng bất kỳ phương tiện nào, kể cả lời khai nhân chứng
để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng đó". Như vậy luật thương mại 2005 đã
vượt ra và khắc phục được hạn chế về hình thức hợp đồng do các văn bản
pháp luật trước đó quy định về vấn đề này, ví dụ như pháp luật Hợp đồng
Quy định này cũng khắc phục được hạn chế của Luật thương mại 1997.
Luật thương mại 1997 có sự phân biệt về hình thức giữa hợp đồng mau bán
hàng hoá trong nước với hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước
ngoài. Hình thức hợp đồng bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể chỉ được
áp dụng đối với các hành vi mua bán trong nước. Còn hợp đồng mau bán với
thương nhân nước ngoài phải được lập thành văn bản và đó cũng là hình thức
duy nhất đối với hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài. Sở
dĩ các làm luật Việt Nam quy định như vậy vì họ quan niệm do tích chất phức
tạp của hợp đồng mua bán hàng hoá có sự tham gia của thương nhân nước
ngoài, cộng với sự hiểu biết hạn chế của thương nhân Việt Nam đối với các
hệ thống pháp luật quốc tế về mua bán hàng hoá, nên đã cố gắng loại trừ dần
những hậu quả bất lợi có thể xảy ra đối với thương nhân Việt Nam khi ký kết
hợp đồng. Quy định này cũng không gây trở ngại gì cho quá trình ký kết hợp
Nhưng cũng đã có sự phân biệt, đối xử giữa các quan hệ mua bán hàng
hoá trong nước và mua bán hàng hoá có yếu tố nước ngoài. Điều này làm cản
trở quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam. Chính vì lẽ đó Luật thương mại
2005 đã quy thống nhất mà không có sự phân biệt nào về hình thức giữa các
hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước và quốc tế. Điều này có nghĩa là các
bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước và quốc tế, đều có
thể áp dụng hình thức hợp đồng bằng miệng, bằng văn bản hoặc hành vi cụ
thể để giao kết hợp đồng, nếu pháp lụât Việt Nam không quy định hợp đồng
phải lập dưới một dạng cụ thể là văn bản.
Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận giữa các bên với nhau,
cho nên về mặt nguyên tắc nó không cần đến hình thức tồn tại nhất định.
Nhưng dưới góc độ pháp lý việc tuân thủ hình thức của hợp đồng sẽ là bắt
buộc một khi pháp luật có sự ghi nhận về vấn đề đó với mục đích hạn chế các