Ngời Nhập khẩu từ chối thanh toán tiền hàng (Điều 14 UCP)

Một phần của tài liệu VIỆC ÁP DỤNG UCP 500, ICC 1993 TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (Trang 48 - 50)

I. Sự phát triển quan hệ buôn bán của Việt nam trong thời gian qua.

I.1 Ngời Nhập khẩu từ chối thanh toán tiền hàng (Điều 14 UCP)

Dữ liệu

- Loại tín dụng: Không huỷ ngang (Irrevocable) - áp dụng: UCP 500.

- Ngời yêu cầu mở L/ C: Công ty XNK Tổng hợp 3 (CENTRIMEX). - Ngời hởng thụ: Công ty HELM (Đức).

- Ngân hàng phát hành: Ngân hàng NN và PT Nông thôn VN. - Ngân hàng thông báo: Ngân hàng BHF (Đức).

- Hết hiệu lực: Tại quầy giao dịch của Ngân hàng thông báo.

tình huống:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam phát hành một tín dụng th không huỷ ngang thông báo cho ngời hởng lợi thông qua ngân hàng BHF để công ty CENTRIMEX nhập khẩu 10.000 tấn phân urê. Ngày 2/10/2000, sở Giao dịch Ngân hàng NN & PTNN VN nhận đợc bộ chứng từ do ngân hang BHF gửi yêu cầu thanh toán lô hàng phân Urê nói trên với số tiền là gần 1,5 triệu USD. Sau khi kiểm tra bộ chứng từ, Sở GD I đã chỉ ra 3 lỗi là:

- Trên B/L không ghi ngày xếp hàng lên tàu. - Trên hối phiếu không ghi tên ngân hàng trả tiền.

- Số tiền diễn tả bằng chữ không đúng.

Mặt khác, CENTRIMEX cũng tìm mọi cách để từ chối nhận lô hàng này vì thời gian vừa qua phân Urê ở thị trờng Việt nam giảm rất nhiều nên CENTRIMEX càng không muốn thanh toán lô hàng trên.

Giải quyết:

Những lỗi trên đều bị Ngân hàng BHF bác bỏ. Sau 1 thời gian ngân hàng BHF đã siết nợ 100% trị giá L/C bằng cách trừ chiết khấu từ tài khoản của Ngân hàng NN & PTNT Việt nam tại Đức gần 1,5 triệu USD và đề nghị phạt CENTRIMEX.

Sự việc xảy ra, Văn phòng chính phủ, Bộ Thơng mại chỉ thị cho CENTRIMEX nhận hàng nhng họ vẫn không nhận và tàu chở hàng thì đã không thể đợi đợc và nhổ neo. Thế là hàng đã mất và lại phải thanh toán tiền hàng và chịu phạt. Theo các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng hải quốc tế thì tuy vận đơn không thể hiện ngày bốc hàng lên tàu nhng có ghi ngày phát hành vận đơn. Chiểu theo UCP 500 thì ngày phát hành vận đơn đợc xem là ngày bốc hàng lên tàu và là ngày giao hàng. Hối phiếu mà Sở Giao dịch I cho là sai nhng chiểu theo UCP 500 cũng không vi phạm vì trên đó đã có ghi tên Ngân hàng trả tiền là Sở Giao dịch I. Ngay cả cách diễn tả số tiền bằng chữ trên hối phiếu cũng là phù hợp. Nh vậy, các lỗi mà phía Sở Giao dịch I chỉ ra đối với bộ chứng từ của ngân hàng BHF đều không đúng. Hơn thế, việc mở L/C, thanh toán L/C là trách nhiệm của ngân hàng, theo điều 14 của UCP chỉ có ngân hàng mới có quyền kiểm tra L/C và từ chối thanh toán. Vì thế việc CENTRIMEX bắt lỗi bộ chứng từ và cho rằng “bộ chứng từ sai” để từ chối thanh toán là không đúng. Và tất nhiên, việc làm tuỳ tiện này thật tai hại: mất tiền, mất hàng gây thiệt hại nghiêm trọng đénn tài sản của nhà nớc.

Một phần của tài liệu VIỆC ÁP DỤNG UCP 500, ICC 1993 TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w