II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬN TÁI BẢO HIỂM CỦA VINARE GIAI ĐOẠN 2004 –
1. Kết quả hoạt động nhận tái của VinaRe
1.1 Theo hình thức tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc tự nguyện
Từ những quy định về tái bảo hiểm bắt buộc cùng những cam kết giữa VINARE và các doanh nghiêp bảo hiểm là cổ đông mà có thể chia nguồn nhận tái của VINARE ra làm hai nguồn chính: nguồn nhận tái cam kết/bắt buộc và nguồn nhận tái tự nguyện. Như vậy ngoài những dịch vụ khai thác từ quy định tái bảo hiểm bắt buộc cũng như từ nhượng tái bảo hiểm của các cổ đông sang, VINARE cũng tích cực đàm phán với các đối tác là các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước để thuyết phục họ nhượng tái sang VINARE. Nguồn thu nhận tái bảo hiểm tự nguyện có vai trò hết sức quan trọng vì nó thể hiện được năng lực cạnh tranh cũng như chất lượng dịch vụ mà VINARE có thể cung cấp cho các nhà nhượng tái.
Bảng 1: Doanh thu phí nhận TBH của VinaRe theo hình thức cam kết/bắt buộc - tự nguyện giai đoạn 2004 – 2007 Năm Phí nhận TBH cam kết/bắt buộc Phí nhận tái tự nguyện Tổng phí nhận TBH (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2004 353,536 49,56 359,795 50,44 713,331 – 2005 399,990 48,43 425,840 51,57 825,830 15,77 2006 458,594 58,58 324,250 41,42 782,844 - 5,21 2007 601,203 65,89 311,281 34,11 912,484 16,56 Tổng 1.813,323 56,06 1.421,166 43,94 3.234,489 8,55 (Nguồn: Phòng tổng hợp, VinaRe)
Nhìn vào bảng tổng kết doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của VinaRe, ta có thể thấy ngay được tổng phí nhận tái từ năm 2004 đến năm 2007 đạt 3.234,489 tỷ đồng. Chỉ tính riêng 3 năm 2005 – 2007, con số này là 2.251,158 tỷ đồng, chiếm đến 72,36% tổng phí nhận tái của VinaRe giai đoạn 1995 – 2004.
Mặt khác năm 2005, một năm sau khi tiến hành cổ phần hoá, năng lực nhận tái của VinaRe đã đạt 825,83 tỷ đồng, đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm hoạt động kinh doanh từ 1995 – 2005, tăng 112,499 tỷ đồng tương đương tăng 15,8% so với năm 2004. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,55%.
Để có được kết quả trên phải kể đến sự đóng góp của việc tiến hành cổ phần hoá thành công, giúp VinaRe tăng vốn điều lệ từ 40 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng, tăng gấp 12,5 lần. Thêm vào đó, việc chuyển nhượng dịch vụ tái bảo hiểm giữa VinaRe và các cổ đông thay vì bắt buộc nay sẽ là thực hiện theo hình thức cam kết. Theo đó, các cổ đông của VinaRe cam kết chuyển nhượng tối thiểu 20% các dịch vụ có tái bảo hiểm cho VinaRe trước khi tái bảo hiểm ra nước ngoài. Bên cạnh đó, quy định tái bảo hiểm bắt buộc 20% đối với các công ty bảo hiểm không phải là cổ đông của VinaRe vẫn tiếp tục thực hiện. Công ty cũng không ngừng mở rộng khai thác nhận dịch vụ trong nước và ngoài nước.
Tuy nhiên cũng có thể dễ nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng của doanh thu phí nhận tái bảo hiểm qua các năm từ 2004 đến 2007 là thiếu ổn định. Năm 2006, doanh thu phí nhận tái bảo hiểm giảm 42,986 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng là -5,21%. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm trên là do cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bảo hiểm được đẩy lên tới mức cao, diễn ra khốc liệt và ở tất cả các loại hình dịch vụ: cạnh tranh về giá phí, điều kiện/điều khoản bảo hiểm. Đáng lưu ý là ở chỗ một số công ty trong cuộc đua tranh giành thị phần, giành khách hàng đã có tình trạng hạ phí phi kỹ thuật, buông lỏng quản lý khiến hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ thấp. Để thích ứng với điều kiện mới, cũng như một số các doanh nghiệp truyền thống khác “ không chạy đua theo doanh thu”. “an toàn - hiệu quả - ổn định” là các tiêu chí trong kinh doanh được VinaRe đặt lên hàng đầu. Hàng loạt các giải pháp quản lý dịch vụ bảo hiểm được tăng cường thực hiện. Yêu cầu đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận dịch vụ nhận tái bảo hiểm ngày càng cao. Công ty cũng kiên quyết từ chối nhận tái bảo hiểm các dịch vụ có giá phí quá thấp hoặc điều kiện bảo hiểm mở rộng không hợp lý, không phù hợp với thông lệ quốc tế.
Song với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước và sự khởi sắc của thị trường bảo hiểm trong nước với mức tăng trưởng 30% vào năm 2007 đã có ảnh hương khá lớn đối với hoạt động nhận tái của VinaRe với doanh thu từ hoạt động này là 912,484 tỷ đồng, tăng 16,56% so với năm 2006.
Nhìn sang cơ cấu của phí nhận tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc và phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện ta có thể thấy một xu hướng chung là từ sau năm 2004, phí nhận tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc đang trong chiều hướng tăng dần qua các năm còn tỷ trọng của phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện lại bắt đầu giảm dần cả về số tuyệt đối và tương đối. Tốc độ tăng trưởng bình quân của phí nhận tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc từ năm 2005 - 2007 là 22,6%. Riêng năm 2007 đạt 601,203 tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2005. Sở dĩ dẫn đến xu hướng trên là do nguồn phí nhận tái bảo hiểm của công ty từ khi chuyển sang mô hình cổ phần đã có sự thay đổi. Nếu như trước năm 2005, số phí nhận tái từ nguồn bắt buộc chiếm xấp xỉ 50% tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của VinaRe thì từ năm 2005 trở lại đây, tỷ lệ này ngày càng giảm mạnh và đến năm 2007 thì chỉ còn chiếm chưa đến 1% doanh thu phí nhận tái của VinaRe. Theo đó, nguồn phí nhận tái bảo hiểm chủ yếu từ cam kết trao đổi dịch vụ từ các cổ đông (chiếm khoảng 64,89% trong năm 2007) và khai thác ngoài cam kết (chiếm 34,11%), trong đó phí nhận tái bảo hiểm từ thị trường nước ngoài phí nhận tái bảo hiểm từ thị trường nước ngoài chủ yếu được nhận từ thị trường châu Á.