Thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 37 - 42)

2.1.2.Cơ cấu tổ chức

2.2.1.Thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng

2.2.1.1. Hoạt động tín dụng

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của chi nhánh cơ bản bám sát mục tiêu tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ, chấp hành nghiêm túc giới hạn tín dụng cũng như các qui định, kỷ luật điều hành.

* Tổng dư nợ tín dụng (không kể ODA, nợ khoanh, chờ xử lý) đến 31/12/2007 kể cả cho vay UTĐT đối với Công ty tài chính Công nghiệp tàu thủy là: 1.158 tỷ đồng trong đó cho vay UTĐT với Công ty tài chính công nghiệp tàu thủy là 32 tỷ đồng (không tính vào tổng dư nợ của chi nhánh khi đánh giá giới hạn dư nợ tín dụng cuối kỳ). Tổng dư nợ không kể UTĐT là 1.126 tỷ đồng (do biến động tỷ giá USD những ngày cuối năm nên dư nợ ngoại tệ quy đổi VND của chi nhánh tăng 6 tỷ đồng, chi nhánh đã báo cáo giải trình Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam để không tính phần dư nợ gia tăng do biến động tỷ giá vào dư nợ tín dụng

cuối kỳ) – nằm trong mức giới hạn tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT TW giao, tăng 59% so với năm 2007, đạt 100% kế hoạch, tốc độ tăng trưởng tín dụng của cụm động lực phía bắc 15,4%, toàn ngành 20,2%, ngành ngân hàng trên địa bàn Hà Nội 20,9%.

* Chi nhánh đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Tổng giám đốc về việc thực hiện giới hạn dư nợ tín dụng.

* Dư nợ tín dụng bình quân đến 31/12/2008 là: 933 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2007.

* Về cơ cấu tín dụng đến 31/12/2008:

- Dư nợ tín dụng ngắn hạn là: 691 tỷ đồng, tăng trưởng 45% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 61% tổng dư nợ.

- Dư nợ tín dụng trung dài hạn thương mại là: 467 tỷ đồng, tăng 77% so với 2007, chiếm tỷ trọng 39% tổng dư nợ trong đó cho vay trung dài hạn thương mại là 161 tỷ đồng, cho vay đồng tài trợ dài hạn là 274 tỷ đồng, cho vay tổ chức tín dụng (Công ty Tài chính công nghiệp tàu thủy) là 32 tỷ đồng.

- Dư nợ tín dụng theo kế hoạch nhà nước và chỉ định là 0.

- Tỷ trọng dư nợ có TSĐB: 68,5% tổng dư nợ, tăng 18,5% so với năm 2007, đạt kế hoạch Ngân hàng ĐT&PT TW giao (KH: 66,6%)

- Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh : 75% tổng dư nợ, tăng 18% so với năm 2007, đạt kế hoạch Ngân hàng ĐT&PT trung ương giao (KH: 70%)

- Tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn: 39% tổng dư nợ, tăng 6% so với năm 2007, đạt kế hoạch Ngân hàng ĐT&PT TW giao (KH: 43%).

- Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/ tổng dư nợ là: 2,80%, (KH: 3,5%). - Tỷ trọng dư nợ/ tổng tài sản là: 54%, tăng 6% so với năm 2007

Bảng 4 : Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn tại chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng dư nợ 415 726 1.159 Nợ quá hạn Trong đó 19,29 0,1452 34,29 - dưới 181 ngày 3,23 0,02 7,13 - 181-360 ngày 4,25 0,05 8,14 - Nợ khó đòi(Trên 360 ngày) 11,81 0,0752 19,02 Tỷ lệ nợ quá hạn 4,65% 0.02% 2.96% Nợ xấu 42,75 16,7 34,19 Tỷ lệ nợ xấu 10,3% 2,3% 2,95%

Nguồn : Báo cáo tổng kết của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội 2007,2008

Nhìn chung, trong giai đoạn 2006-2008, tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh có những điểm nổi bật sau :

- Nợ quá hạn và nợ xấu trong năm 2006 ở mức rất cao, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu ở mức cao hơn rất nhiều so với quy định của Ngân hàng Nhà nước.Cụ thể là tỷ lệ nợ quá hạn 4.65%>3%, tỷ lệ nợ xấu 10,3%>5%. Đây là tính trạng chung của các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà nước nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung trong thời điểm đó.

- Năm 2007, chi nhánh đã khắc phục triệt để tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối đều giảm mạnh,tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn đã ở mức thấp hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nợ quá hạn giảm 19,1418 tỷ còn 145,2 triệu chiếm 0.02% tổng dư nợ và giảm đến 4,63% so vơi năm 2006. Nợ xấu cũng giảm đến 8% so với năm 2006 còn 2,3%. Sở dĩ có được những kết quả này là do năm 2007 là năm bản lề trong tiến trình hội nhập của Việt Nam, cũng là năm mà các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập việc minh bạch các số liệu về nợ xấu và nợ quá hạn buộc các ngân hàng phải có chính sách phù hợp để khắc phục nếu không muốn bị đẩy lùi trong cạnh tranh hội nhập. Ngoài ra, BIDV cũng được phép của Ngân hàng Nhà nước sử dụng dự

phòng rủi ro đễ xử lý nợ xấu theo quyết định, đồng thời BIDV cũng ký kết được hợp đồng với công ty mua bán nợ DATC để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu nội tại và hướng tới một thị trường mua bán nợ phát triển ở Việt Nam. Nhớ tất cả những nguyên nhân đó, mà năm 2007 tình trạng rủi ro tín dụng của chi nhánh đã giảm một cách đột biến.

- Năm 2008, sự phát triển trong hoạt động tín dụng tăng mạnh, dư nợ tín dụng tăng cao kéo theo nợ xấu và nợ quá hạn tăng nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với năm 2006 và đáp ứng đúng qui định của Ngân hàng Nhà nước về 2 tỷ lệ này. Tỷ lệ nợ xấu tăng 2,94% so với năm 2007 ở mức 2,96%, tỷ lệ nợ quá hạn tăng 2,65% ở mức 2,95%. Mặt khác, năm 2008 tình hình kinh tế Việt Nam cũng như thế giới gặp bất lợi, khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra làm cho phần lớn các doanh nghiệp khó khăn trong kinh doanh dẫn đến tình trạng thanh toán nợ cho ngân hàng trì trệ.

- Sự tăng trưởng nóng của hoạt động tín dụng dẫn đến nợ xấu và nợ quá hạn tăng là điều khó tránh khỏi, nhưng phân tích sâu hơn cho ta thấy nợ khó đòi đang chiếm tỷ lệ cao trong nợ quá hạn. Cụ thể tỷ lệ nợ khó đòi qua 3 năm lần lượt là 61,22%, 51,79%, 55,46%. Tỷ lệ này đều ở mức cao hơn 50%, đây là một dấu hiệu không tốt về chất lượng tín dụng của chi nhánh.

Để thấy rõ hơn về thành phần của nợ quá hạn, ta đi phân tích nợ quá hạn theo tín dụng và theo thành phần kinh tế.

Bảng 5 : Tình hình nợ quá hạn theo tín dụng và theo thành phần kinh tế Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng nợ quá hạn 19,29 0,1452 34,29 Theo loại tín dụng - Nợ quá hạn ngắn hạn 9,45 0,08 15,78

- Nợ quá hạn trung và dài hạn 9,84 0,0652 18,51

Theo thành phần kinh tế

- Kinh tế quốc doanh 13,14 0,06 19,56

- Kinh tế ngoài quốc doanh 6,15 0,0852 14,73 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn : báo cáo tổng kết của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội

Qua bảng số liệu ta thấy, nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào nợ quá hạn trung và dài hạn và nợ quá hạn của các doanh nghiệp quốc doanh.

Thứ nhất, nếu xét theo loại tín dụng ta nhận thấy năm 2006, 2008 nợ quá hạn tập trung vào tín dụng trung và dài hạn đặc biệt năm 2008 nợ quá hạn trung và dài hạn chiếm 53,98%. Điều này kết hợp với tình trạng nợ khó đòi cũng chiếm tỷ lệ cao trong nợ quá hạn cho thấy mặc dù tín dụng phát triển mạnh về lượng nhưng chất lượng tín dụng của chi nhánh chưa đảm bảo.

Thứ hai, nợ quá hạn của chi nhánh chủ yếu là của các doanh nghiệp quốc doanh. Tỷ lệ nợ quá hạn của khối quốc doanh qua 3 năm lần lượt là : 68,11%, 58,67%, 57,04%. Nợ quá hạn của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thấp hơn chứng tỏ chất lượng tín dụng của thành phần này cao hơn. Như vậy, chứng tỏ chỉ cần có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, dự án khả thi thì không cần là doanh nghiệp lớn ngân hàng cũng nên cho vay. Việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước cần phải căn cứ vào tính hiệu quả của dự án chứ không nên căn cứ vào thành phần kinh tế, không nên có những ưu đãi tín dụng đặc biệt đối với danh nghiệp Nhà nước.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội (Trang 37 - 42)