Xử lý các khoản nợ quá hạn:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 73 - 74)

II- giải pháp nâng cao chất lợng tín dụng tại sở giao dịch

2. Trong công tác cho vay và thu nợ:

2.6 Xử lý các khoản nợ quá hạn:

Để nâng cao chất lợng tín dụng song song với việc thực hiện những giải pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ qúa hạn mới thì việc sử lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi thiết nghĩ cũng rất quan trọng.

Hiện nay, qua số liệu năm 2001 chúng ta thấy rằng tình trạng nợ quá hạn tại SGD còn ở mức cao. Vậy làm thế nào để thu hồi đợc nợ quá hạn? Việc đầu tiên là phải phân tích các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi để tìm hiểu nguyên nhân phát sinh từ đó đa ra những giải pháp phù hợp.

Cán bộ tín dụng phải kiên trì bám sát các đơn vị để đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, gửi công văn nhắc nhở khi các khoản nợ đã đến hạn mà khách hàng không trả, bày tỏ sự không hài lòng và nêu ra các biện pháp sử phạt nếu khách hàng cố tình không trả nợ và tất cả các công văn, hồ sơ cho vay cần phải lu trữ cẩn thận để phòng trong quan hệ tố tụng.

Kiểm tra, củng cố hồ sơ cho vay: Hồ sơ thế chấp tài sản của các khoản nợ qúa hạn và trực tiếp kiểm soát diễn biến về cung cầu, giá cả của các tài sản thế chấp để xác định các khoản vay, tài sản có đủ điều kiện và khả năng giải quyết thì thực hiện xử lý nợ quá hạn theo hớng có trọng tâm, trọng điểm, xử lý dứt khoát từng bớc theo đúng qui trình nghiệp vụ và các qui định của pháp luật để làm cơ sở cho xử lý nợ rủi ro theo văn bản 238 của nhno&ptntvn. Mạnh dạn áp dụng các cơ chế tài chính cho phép để giải quyết các khoản nợ tồn đọng một cách có hiêụ quả nh:

- Đối với các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nớc: Khi có tình hình tài chính khó khăn không có khả năng trả nợ, phát sinh nợ quá hạn thì tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà ngân hàng có thể đa ra các biện pháp nh: Cung cấp thêm vốn để phục hồi kinh doanh, gia hạn nợ... và biện pháp cuối cùng là xin Chính phủ cho phép khoanh nợ.

- Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Khi phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi mà ngân hàng đã xiết nợ bằng tài sản, những tài sản đó đã có đủ hồ sơ pháp lý hợp pháp khi thực hiện việc phát mại hoặc đa sang trung tâm bán đấu giá tài sản, bán tài sản thu hồi vốn vay. Trờng hợp không có thị trờng tiêu thụ hoặc tiêu thụ chậm thì ngân hàng đợc phép cho thuê tài sản hoặc sử dụng vào phục vụ sản xuất kinh doanh tạo nguồn thu bù đắp phần lỗ phải trả lãi vốn huy động. Những tài sản thế chấp đã xiết nợ cha đảm bảo tính pháp lý cần có sự phối hợp giúp đỡ của các ngành chức năng để hoàn thiện và tiếp tục xử lý. Trong trờng hợp sau khi phân tích nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ và phát mại tài sản thế chấp vẫn không còn khả năng thu thì đề nghị Nhà nớc cho phép hạch toán vào rủi ro và phân bổ cho các năm sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w