Thực hiện nghiêm túc các thể lệ, chế độ tín dụng hiện hành và giải quyết cho vay theo đúng qui trình công việc :

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 71 - 72)

II- giải pháp nâng cao chất lợng tín dụng tại sở giao dịch

2.4Thực hiện nghiêm túc các thể lệ, chế độ tín dụng hiện hành và giải quyết cho vay theo đúng qui trình công việc :

2. Trong công tác cho vay và thu nợ:

2.4Thực hiện nghiêm túc các thể lệ, chế độ tín dụng hiện hành và giải quyết cho vay theo đúng qui trình công việc :

* Qui chế, thể lệ tín dụng:

Trong những năm gần đây thể lệ, chế độ tín dụng của Ngân hàng Nhà nớc luôn luôn đợc bổ sung, thay đổi để phù hợp với chính sách đổi mới và nền kinh tế thị trờng. Vì vậy trong thực tiễn giải quyết công việc cán bộ làm công tác tín dụng khó có thể nắm vững đợc hết những văn bản pháp qui trong lĩnh vực này đang còn hiệu lực hoặc các văn bản pháp luật của Nhà nớc có liên quan đến công tác tín dụng và khó lờng trớc đợc những nội dung trong văn bản pháp qui mâu thuẫn hoặc phủ nhận lẫn nhau. Thực trạng này đang là một trong những khó khăn, lúng túng cho cán bộ làm công tác tín dụng.

Chính vì vậy trong điều kiện kinh tế xã hội và pháp luật hiện nay, cần phải coi trọng việc vận dụng các văn bản pháp qui vào thực tiễn cho phù hợp với tình hình từng khách hàng. Ngoài ra cần phải giữ vững qui trình giải quyết công tác tín dụng theo 3 cấp: cán bộ thẩm định, trởng phó phòng tín dụng tái thẩm định, lãnh đạo quyết định. Giải quyết công việc theo qui trình này sẽ đảm bảo thực hiện đợc dân chủ, phân định rõ ràng trách nhiệm và kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn tín dụng.

Song để thực hiện nghiêm túc các thể lệ chế độ tín dụng thì ngoài việc giáo dục đào tạo ý thức cho cán bộ tín dụng, cần phải nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành thể lệ, chế độ từ đó qui trách nhiệm thởng phạt nghiêm minh, rõ ràng.

* Qui chế, thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản:

Việc thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản, khi vay vốn vẫn là một trong những biện pháp đảm bảo tín dụng. Đợc hầu hết các nớc áp dụng và có hiệu quả bởi nó đ- ợc thể chế hoá bằng pháp luật ở mức độ cao.

Ơ SGD -nhno&ptntvn từ năm 2001 trở về trớc đối với các doanh nghiệp nhà nớc vay vốn ngân hàng không cần thế chấp, quy định về thế chấp chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nhng sang năm 2002 theo nghị định

178/2001/NĐ-CP thì hầu thì hầu hết các khách hàng đi vay vốn tại các tổ chức tín dụng đều phải có tài sản thế chấp. Còn đối với khách hàng vay không cần đảm bảo bằng tài sản thì cần phải có đủ các điều kiện sau và phải đợc giám đốc của tổ chức tín dụng đó cho phép.

+ Có tín nhiệm với tổ chức tín dụng cho vay trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi.

+ Có dự án đầu t hoặc phơng án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ.

+ Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ .

+ Cam kết thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tài sản theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Đối với khách hàng vay vốn phải có tái sản đảm bảo thì trên cơ sở NĐ 178 và thông t 06, nhno&ptntvn đã ban hành “Quy định thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay trong hê thống nhno&ptntvn ” trong đó quy định về mức cho vay so với giá trị tài bảo đảm tiền vay nh sau:

+ Tài sản thế chấp: Mức cho vay tối đa=70% giá trị tài sản. +Tài sản cầm cố : Mức cho vay tối đa=70% giá trị tài sản.

+Cho vay bộ chứng từ xuất khẩu: Mức cho vay tối đa=90% giá tri thanh toán mà khách hàng đợc thụ hởng của bộ chứng từ hoàn hảo.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 71 - 72)