Những nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay ppt (Trang 62 - 67)

Tỉnh uỷ đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Thứ nhất, nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân đối với yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với HĐND tỉnh.

Mọi sự đổi mới đều bắt nguồn từ sự nhận thức được quy luật vận động. Vì thế nhận thức được vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ đảm bảo cho việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với Hội đồng nhân dân tỉnh thành công. Mọi hoạt động của HĐND đều phải tuân thủ theo đường lối, chủ trương và nghị quyết của Đảng, cụ thể hoá nghị quyết của Đảng thành các nội dung nghị quyết của HĐND trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Các cấp uỷ đảng, cũng như mỗi đảng viên dù ở cương vị công tác nào cũng phải hiểu rõ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của HĐND, phải xác định hoạt động của HĐND và hoạt động cho dân và vì dân thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tất cả là vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và tiến bộ.

Các cấp uỷ đảng nhất là Thường trực, Ban Thường vụ, BCH cấp uỷ cần tăng cường sự lãnh đạo đối với hoạt động của HĐND, phải thực sự coi HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, là cơ quan thực hiện việc thể chế hoá mọi chủ trương đường lối của Đảng về mặt Nhà nước, đúng với pháp luật.

UBND và chính quyền các cấp cần nhận thức rõ HĐND là cơ quan duy nhất có quyền ban hành các chính sách về mặt Nhà nước ở địa phương. UBND là cơ quan chấp hành của HĐND, chịu sự giám sát trực tiếp của Thường trực, các ban, các đại biểu HĐND.

Mặt khác, HĐND cũng phải không ngừng đổi mới phương thức hoạt động để đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các cấp trước hết là nâng cao chất lượng của các kỳ họp. Do vậy, kỳ họp của HĐND phải được chuẩn bị chu đáo, từng bước cải tiến và nâng cao chất lượng, xác định rõ yêu cầu, nội dung cần phải đạt được, chuẩn bị tốt các báo cáo, đề án và các vấn đề cần thảo luận, bàn bạc để xem xét, quyết định. Trong kỳ họp cần đổi mới phương pháp điều hành của chủ toạ, bảo đảm qui trình soạn thảo và thông qua Nghị quyết của kỳ họp. Kết quả của mỗi kỳ họp HĐND được kết tinh trong các Nghị quyết của HĐND. Nghị quyết đó phải thực sự là sản phẩm cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng, tuân thủ các qui định của luật pháp và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, khắc phục tình trạng: HĐND chỉ quyết định những vấn đề sau khi cấp uỷ đảng đã quyết định, Nghị quyết của HĐND chỉ là sự sao chụp, hợp thức hoá về mặt Nhà nước và các nội dung nghị quyết cấp uỷ cùng cấp.

Địa phương nào phát huy tốt vai trò, chức năng của HĐND, nắm bắt kịp thời đầy đủ tình hình ở địa phương, những tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri để kịp thời bổ sung những hạn chế, khiếm khuyết của dự thảo nghị quyết trước khi đưa ra xem xét, quyết định tại các kỳ họp thì nghị quyết của HĐND nơi đó có chất lượng, hợp lòng dân, sát thực tiễn, có tính khả thi cao và đem lại hiệu quả thiết thực trong quá trình tổ chức thực hiện.

Thực tiễn đã chứng minh nơi nào cấp uỷ đảng thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với HĐND thì nơi đó HĐND hoạt động mạnh, Nghị quyết của HĐND sớm đi vào cuộc sống, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển,

tình hình an ninh chính trị ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và từng bước được nâng cao.

Tuy nhiên, nội dung và phương thức lãnh đạo của cấp uỷ đảng có lúc, có nơi còn chưa thật phù hợp. Vẫn còn tình trạng làm thay hoặc có mặt buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng, làm giảm tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động của HĐND. Việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra của cấp uỷ đảng vẫn là những khâu yếu nhưng chậm được khắc phục. Bên cạnh đó, HĐND nhiều nơi hoạt động còn kém hiệu quả, thậm chí ở một số địa phương, hoạt động của HĐND còn mang nặng tính hình thức và chưa thể hiện đầy đủ vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Các hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Chất lượng các kỳ họp chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu và mong mỏi của nhân dân địa phương.

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động là một quá trình chuyển biến từ nhận thức đến hành động, trước hết là nhận thức của các cấp uỷ về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của HĐND và phải phân định rõ ranh giới giữa Đảng lãnh đạo và chính quyền tổ chức thực hiện để tránh bao biện làm thay, dẫn đến thụ động, ỷ lại làm cho hoạt động của HĐND trở thành hình thức.

Thứ hai, là việc Tỉnh uỷ có các chủ trương, quan điểm, các nghị quyết, quyết định giải quyết các vấn đề quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh một cách đầy đủ, nhanh chóng, đúng đắn và phù hợp.

Đại hội X của Đảng chỉ rõ:“Tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, coi đây là khâu mấu chốt trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”. Các tổ chức đảng cần lãnh đạo để thể chế hoá, cụ thể hoá đường lối của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch, chương trình mục tiêu lớn bảo đảm nghị quyết của Đảng được đi vào cuộc sống một cách đầy đủ, kịp thời và hiệu quả.

Trước các kỳ họp HĐND tỉnh Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo Đảng đoàn HĐND tỉnh, ban cán sự đảng UBND tỉnh và các ngànhh liên quan chuẩn bị trình

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cho ý kiến định hướng về những nội dung trọng tâm của kỳ họp. Đối với những vấn đề lớn, như: chiến lược, chủ trương, cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngân sách, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến về mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu để Đảng đoàn HĐND tỉnh lãnh đạo HĐND tỉnh thảo luận, quyết nghị theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định. Đồng thời hàng năm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cần ban hành nghị quyết về tình hình và kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trong năm, định hướng mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp lớn về nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm sau để HĐND tỉnh thảo luận, quyết nghị.

Vấn đề quan trọng để nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND là làm tốt công tác chuẩn bị nội dung kỳ họp, trước hết nội dung các kỳ họp HĐND phải được thống nhất giữa Thường trực HĐND, UBND và UBMTTQ cùng cấp và phải được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định thông qua. Ở đây vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ thông qua Ban Thường vụ Tỉnh uỷ được thể hiện một cách rõ nhất, Ban Thường vụ quyết định những vấn đề cần được đưa ra HĐND bàn thảo quyết nghị, những vấn đề cần đưa ra HĐND thảo luận cho ý kiến trước khi cấp uỷ quyết định đây là vấn đề phát huy và mở rộng dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương.

Thứ ba, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị.

Ở nước ta, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hệ thống chính trị và là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo cho Nhà nước hoạt động theo đúng đường lối chính trị, bảo đảm phối kết hợp và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính

trị, tạo cơ chế cho Nhà nước hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của mình. Theo đó phương thức lãnh đạo của Đảng không phải là dùng mệnh lệnh hành chính mà là phát huy dân chủ, đề cao tính Đảng và nâng cao năng lực thực tế của tổ chức đảng và đảng viên hoạt động tại các cơ quan nhà nước.

Sự lãnh đạo của Đảng là phải nhằm phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị, của cử tri và toàn thể nhân dân trong hoạt động của HĐND. Điều này được thể hiện rất rõ trong quy chế phối hợp giữa HĐND với Đoàn ĐBQH tỉnh, MTTQ và các tổ chức chính trị của tỉnh.

Thứ tư, điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện làm việc của Tỉnh uỷ và HĐND tỉnh ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Với vị trí, vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên, hoạt động của Hội đồng nhân dân có mạnh, mới đảm bảo cho Tỉnh uỷ lãnh đạo được các hoạt động chính trị trên địa bàn, đặc biệt là trong việc ra các quyết định về những chủ trương biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng địa phương về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Muốn vậy cần phải có các điều kiện về vật chất và tài chính đảm bảo cho hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh. Do đó, để đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với Hội đồng nhân dân tỉnh thắng lợi, Tỉnh uỷ cần có các biện pháp lãnh đạo nhằm xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện đi lại và điều kiện làm việc để cho Hội đồng nhân dân nói chung, lãnh đạo và các đại biểu Hội đồng nhân dân nói riêng có thể thực hiện tốt nhiệm vụ.

Cần chú trọng việc đồng thời xây dựng các cơ quan của HĐND với việc xây dựng cơ quan giúp việc là Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND có đủ số cán bộ có phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm hoạt động và được

biên chế hợp lý thành các phòng và bộ phận giúp việc, được trang bị các điều kiện và phương tiện làm việc đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay ppt (Trang 62 - 67)