của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh
Từ thực tế trên chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm:
Một là: Đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động là một quá trình chuyển biến từ nhận thức đến hành động trước hết là nhận thức của cấp uỷ đảng
về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân. Phải phân định rõ ranh giới giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Làm rõ những nội dung gì Đảng quyết định, Hội đồng nhân dân thể chế hoá theo quy định của luật, nội dung gì Đảng cho ý kiến về chủ trương định hướng Hội đồng nhân dân thảo luận và quyết định, nội dung gì Hội đồng nhân dân chủ động quyết định. Như thế, qui chế phối hợp giữa Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc phải cụ thể rõ ràng.
Hai là, lãnh đạo toàn diện nhưng phải quan tâm tới những ngành, các lĩnh vực kinh tế, xã hội trọng yếu, then chốt của địa phương nhằm phát huy lợi thế của
tỉnh nhà: Ví dụ thu hút đầu tư nước nước ngoài phát triển khu công nghiệp, thực hiện các chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Trong điều kiện đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ ở Vĩnh Phúc, những vấn đề như giải phóng mặt bằng, phát triển du lịch, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, cải cách thủ tục hành chính cần phải có được sự lãnh đạo thường xuyên, cụ thể và sát sao.
Ba là: Chất lượng đại biểu HĐND và các chức danh lãnh đạo HĐND là khâu then chốt, quyết định chất lượng hoạt động của HĐND. Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức danh lãnh đạo của Thường trực, các ban của Hội đồng nhân dân có tác động rất lớn đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân. Do đó cần thực hiện công tác qui hoạch, đào tạo cán bộ gắn với việc đánh giá phân loại chất lượng cán bộ, đảng viên đồng thời cần thường xuyên quan tâm lãnh đạo việc tổ chức bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị nâng cao kỹ năng hoạt động cho cán bộ, đại biểu dân cử. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ cấu và chất lượng đại biểu, quan tâm tới cơ cấu đại diện nhưng phải chú trọng tới chất lượng đại biểu và việc chuẩn bị nhân sự để bầu giữ các chức danh hoạt động chuyên trách của Hội đồng nhân dân. Đồng thời khi bố trí cán bộ giữ các chức danh lãnh đạo của Hội đồng nhân dân phải xuất phát từ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân để bố trí cán bộ tương xứng, đảm bảo thực hiện tốt trách nhiệm được giao.
Bốn là: Lãnh đạo thường xuyên, toàn diện các hoạt động của Hội đồng nhân dân, nhất là trong việc tổ chức kỳ họp, các hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân, nhất là trong việc thể chế hoá để triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Lãnh đạo thực hiện tốt mối quan hệ công tác để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Năm là, Cần xây dựng đội ngũ chuyên viên giúp việc chuyên nghiệp và đầu
tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động của HĐND. Quan tâm đúng mức đến việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc phục vụ các mặt hoạt động của HĐND cũng như tăng cường đội ngũ chuyên viên giúp việc có năng lực, nắm chắc luật pháp, am hiểu tường tận về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là có kinh nghiệm trong những lĩnh vực hoạt động mang tính đặc thù của các cơ quan dân cử ở địa phương.
Chương 2