Nguyên tắc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay ppt (Trang 32 - 35)

Sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, việc quyết định những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội và những đảm bảo về kinh phí, phương tiện cho hoạt động của HĐND tỉnh, sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ đảng đối với hoạt động kỳ họp HĐND, hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân của HĐND...

1.2.2.2. Nguyên tắc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nước

- Trong điều kiện cầm quyền xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, Đảng lãnh đạo các lĩnh vực của đời sống xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước. Do đó, Đảng đổi mới phương thức lãnh đạo là để phát huy mạnh mẽ vai trò, hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước và các đoàn thể chính trị. Điều này cũng chính là để hoàn thiện mối quan hệ: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Đảng lãnh đạo Nhà nước là phải làm cho Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không ôm đồm, bao biện, làm thay Nhà nước. Đảng lãnh đạo để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đó là xây dựng phương pháp, cách thức quản lý nhà nước bằng pháp luật, tuân thủ pháp luật nhằm phục vụ và bảo vệ tốt nhất lợi ích của nhân dân.

- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải nhằm giữ vững, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy được tính chủ động, sáng tạo của Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội, nêu cao quyền làm chủ của nhân dân. Trong việc thay đổi ấy phải làm cho Nhà nước thực sự đóng vai trò là thiết

chế chính trị cơ bản đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, phát huy cao độ nguồn lực của đất nước, trước hết là nguồn lực con người.

- Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải được tiến hành đồng bộ với toàn bộ hệ thống chính trị bởi như chúng ta biết phương thức lãnh đạo của Đảng đối với một bộ phận, một lĩnh vực nào đó không chỉ phụ thuộc vào bản chất, mục tiêu của Đảng mà còn phụ thuộc vào đặc tính của đối tượng lãnh đạo.

- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải được tiến hành đồng bộ với đổi mới, sắp xếp lại và nâng cao phẩm chất năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao chất lượng của các tổ chức đảng.

Sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nước được thực hiện thông qua hoạt động lãnh đạo của cán bộ, đảng viên và các tổ chức đảng. Do vậy phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước phụ thuộc rất lớn vào hai nhân tố này.

- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là Đảng thực hiện sự lãnh đạo một cách dân chủ, bằng những biện pháp dân chủ. Đây là yếu tố quan trọng bởi “nước ta là nước dân chủ”. Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không bao biện, áp đặt, ôm đồm, làm thay Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước song cần coi trọng vai trò tác động trở lại của Nhà nước trong việc hình thành, hoàn thiện quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng.

Dân chủ hoá phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước còn có nghĩa Đảng phải biết nghe tiếng nói của cơ quan nhà nước để cân nhắc trước khi quyết định.

Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta nó cũng là mục tiêu động lực đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Quá trình đổi mới phải được tiến hành kiên quyết, khẩn trương nhưng vững chắc.

Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở ra trên phạm vi rộng và đi vào chiều sâu trong khi trình độ dân trí và yêu cầu dân chủ ngày càng cao, Đảng cần phải khẩn trương,

kiên quyết đổi mới phương thức lãnh đạo mới đáp ứng được đòi hỏi của tình hình mới.

Sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân chính là việc thực hiện cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" là nhân tố cơ bản để bảo đảm các quyết định của Hội đồng nhân dân được thực hiện đúng "ý Đảng lòng dân" mà Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện, từ đó tạo được sự thống nhất cao trong quá trình thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Thực tế những năm qua cho thấy vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp đã được chú trọng và tăng cường, thể hiện ở việc phân công đảng viên giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt của Hội đồng nhân dân, việc quy hoạch, lựa chọn bố trí cán bộ làm công tác HĐND luôn bảo đảm các yêu cầu về trình độ chuyên môn, năng lực công tác, uy tín, cơ cấu hợp lý và chú trọng đến tính kế thừa.

Vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động HĐND được thể hiện ở việc các cấp uỷ đảng ban hành các chỉ thị về việc tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân. Các chỉ thị này được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, xuyên suốt trong quá trình hoạt động, bằng việc tăng cường hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, hoạt động giám sát thông qua việc xem xét các báo cáo đề án trình kỳ họp, hoạt động chất vấn và hoạt động giám sát của HĐND.

Mọi hoạt động của HĐND đều phải tuân thủ theo đường lối, chủ trương và Nghị quyết của Đảng, cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng thành các nội dung Nghị quyết của HĐND trong việc phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HĐND đó là việc cấp uỷ địa phương cần thường xuyên quan tâm và cho ý kiến chỉ đạo về hoạt động của HĐND nói chung và tại kỳ họp nói riêng.

Mặt khác, HĐND phải không ngừng đổi mới phương thức hoạt động để đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Nâng cao chất

lượng hoạt động của HĐND trước hết là nâng cao chất lượng của các kỳ họp. Do vậy, kỳ họp của HĐND phải được chuẩn bị chu đáo, từng bước cải tiến và nâng cao chất lượng, xác định rõ yêu cầu, nội dung cần phải đạt được, chuẩn bị tốt các báo cáo, đề án và các vấn đề cần thảo luận, bàn bạc để xem xét, quyết định. Trong kỳ họp cần đổi mới phương pháp điều hành của Chủ toạ, bảo đảm qui trình soạn thảo và thông qua Nghị quyết của kỳ họp. Kết quả của mỗi kỳ họp HĐND được kết tinh trong các Nghị quyết của HĐND. Nghị quyết đó phải thực sự là sản phẩm cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng, tuân thủ các qui định của luật pháp và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, khắc phục tình trạng: HĐND chỉ quyết định những vấn đề sau khi cấp uỷ đảng đã quyết định, nghị quyết của HĐND chỉ là sự sao chụp, hợp thức hoá về mặt nhà nước các nội dung nghị quyết của cấp uỷ cùng cấp.

Việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HĐND để ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HĐND các cấp phát huy tốt hơn vai trò, chức năng trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, bảo đảm thực quyền của các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay ppt (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)