Những khó khăn, thách thức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay ppt (Trang 59 - 62)

Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực đang bị các quốc gia phát triển và các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia chi

phối. Toàn cầu hoá buộc các quốc gia chủ động xác định lộ trình hội nhập vào mọi mặt đời sống nhất là lĩnh vực kinh tế của thế giới.

Tình hình quốc tế hiện nay có những diễn biến phức tạp, chủ nghĩa xã hội đang gặp khó khăn rất lớn, đang phải đấu tranh chống lại những âm mưu phá hoại của kẻ thù

Những năm qua, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển biến tích cực, tuy nhiên nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Sự cạnh tranh quốc tế đòi hỏi tất cả các nước đều phải vận động không ngừng, các nước trong khu vực và thế giới cũng đều có tốc độ tăng trưởng khá mạnh, khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước chưa được cải thiện đáng kể, nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu so với các nước trên thế giới những năm tới.

Tình hình suy giảm kinh tế thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp vào Việt Nam. Bởi lẽ, khi kinh tế nước ta đã hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới thì những biến động của kinh tế thế giới sẽ lập tức ảnh hưởng vào nền kinh tế nước ta. Thực tiễn cho thấy, trong suy giảm kinh tế thế giới cuối năm 2008 vừa qua, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và xuất khẩu hàng hoá Việt Nam ra nước ngoài bị suy giảm rõ rệt. Điều đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của nước ta.

Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình gây bạo loạn lật đổ, chúng sử dụng các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta, nhiều vấn đề như chủ quyền dân tộc, biên giới quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, tranh chấp ở biển đông... Đây thực sự là những nguy cơ lớn nếu chúng ta lơ là, mất cảnh giác thì sẽ rất dễ bị thất bại trước âm mưu của kẻ thù.

Tình trạng suy thoái về nhận thức, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nguy cơ nội sinh, là thứ giặc nội xâm trong việc xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm

quyền. Đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng vì nó làm giảm uy tín của Đảng, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng. Chúng ta biết rằng, uy tín của Đảng tỷ lệ thuận với vai trò lãnh đạo của Đảng, nhân dân là môi trường cho Đảng tồn tại và hoạt động. Mối quan hệ giữa dân với Đảng được ví như cá với nước, Đảng không có dân, cũng giống như cá sống không có nước. Vì thế, nhận thức được nguy cơ này và điều chỉnh nó là vấn đề sống còn của Đảng, là điều kiện cho Đảng tồn tại, giữ vững và phát huy vai trò của Đảng cầm quyền trong giai đoạn hiện nay.

Một nguy cơ khác là nhận thức không đúng bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội vẫn còn tồn tại, nếu không nói là nghiêm trọng trong một bộ phận dân cư. Trong những năm qua, do những mặt trái của sự phát triển của kinh tế thị trường, do “diễn biến hoà bình” của các thế lực phản động, do những hạn chế trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng nên một bộ phận cán bộ, đảng viên còn chưa có sự nhận thức đầy đủ về bản chất và xa rời với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Đã có những cá nhân nói và làm trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thậm chí chống phá Đảng, phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà Đảng và Nhà nước và nhân dân ta đang tích cực thực hiện.

Nhận thức của một số cấp uỷ đảng, cán bộ, đảng viên về vị trí vai trò chức năng nhiệm vụ của HĐND còn hạn chế.

Là một tỉnh phát triển gắn chặt với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như Vĩnh Phúc, tình hình trên đây thể hiện rất rõ. Do tình hình suy giảm vốn FDI và xuất khẩu từ các khu công nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc năm 2009 đạt khoảng 6,5% (các năm trước đều đạt trên 15%), một bộ phận lao động trong các khu công nghiệp mất việc làm, giảm thu nhập, đời sống gặp nhiều khó khăn, các vấn đề xã hội khác tiếp tục nảy sinh.

Thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc được chọn thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân ở 7 huyện và 13 phường theo đó một số chức năng của HĐND huyện được giao cho HĐND tỉnh. Như vậy chức

năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, đều phải điều chỉnh lại, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân, qui chế hoạt động cũng như các chế tài xử lý, nhất là chế tài xử lý sau giám sát còn rất thiếu. Đây cũng là những khó khăn cho hoạt động của HĐND cũng như công tác lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với hoạt động của HĐND.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay ppt (Trang 59 - 62)