Là ngân hàng của các ngân hàng, cơ quan quản lý chức năng của nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng nhà nước cũng là cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ, các cơ chế, quy chế, tạo điều kiện để các Ngân hàng thương mại thực hiện kinh doanh. Đồng thời, tổ chức các hoạt động quản lý, giám sát và thanh tra đối với các Ngân hàng thương mại. Trước hết ngân hàng Nhà nước cần tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng làm tăng tính
chủ động hơn cho các ngân hàng thương mại. Từ đó lành mạnh tính chất cạnh tranh giữa các định chế tài chính ở Việt Nam hiện nay, tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng thương mại quốc doanh.
Ngân hàng Nhà nước với vai trò giám sát, hỗ trợ và quản lý các ngân hàng, cần sớm hoàn thiện các văn bản pháp quy tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các ngân hang. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước nên có những văn bản cụ thể hướng dẫn riêng cho hoạt động của các ngân hàng
Ngoài ra, trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) hiện nay tuy đã cung cấp một số thông tin sơ bộ về khách hàng cho các ngân hàng thương mại. Mỗi lần cán bộ tín dụng kiểm tra thông tin khách hàng qua trung tâm này đều mất phí, phí này phải hạch toán vào chi phí quản lý của ngân hàng trong trường hợp khách hàng không đủ tư cách vay. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của trung tâm này tỏ ra chưa hiệu quả, còn nhiều sai sót. Hiện tại, CIC chỉ cung cấp được một phần nhu cầu của thị trường thông tin tín dụng. Nhưng do không có đủ nguồn nhân lực cũng như chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết để phục vụ một thị trường lớn như vậy. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn nữa cho trung tâm này, đồng thời cập nhật thông tin thường xuyên theo hình thức online để cán bộ tín dụng có được những thông tin chính xác trong quá trình thẩm định tư cách khách hàng.
Ngoài ra, Việt Nam có thể cân nhắc mô hình kết hợp giữa trung tâm thông tin tín dụng của Nhà nước và của tư nhân để có thể đáp ứng được nhu cầu hiện có của thị trường tốt hơn. Trong đó, mỗi trung tâm sẽ có vai trò, chức năng và nhiệm vụ khác nhau trong sự phát triển chung của thị trường tài chính Việt Nam.
Đối với hoạt động tín dụng Ngân hàng Nhà nước phải tiến hành xử lý thoả đáng những nghiệp vụ liên quan đến hợp đồng tín dụng. Trong thời gian qua,
ngành ngân hàng đã vấp phải một số vụ việc lớn liên quan đến những sai phạm trong hợp đồng tín dụng, điển hình như vụ Tomexco, Epco-minh phụng, Lã Thị Kim Oanh ... Những vụ việc này đã làm suy giảm uy tín cũng như hoạt động ngân hàng, từ những bài học đó Ngân hàng nhà nước phải thường xuyên giám sát hoạt động tín dụng, phối hợp đồng bộ với cơ quan công an, ngành thanh tra nhà nước trong việc điều chỉnh công tác tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường các biện pháp quản lý tín dụng như sửa đổi, bổ sung các cơ chế, thể lệ cụ thể, rõ ràng để tạo lập một khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt động tín dụng. Từ đó, Ngân hàng nhà nước có những biện pháp hữu hiệu trong việc buộc các Ngân hàng thương mại thi hành đúng các quy chế, thể lệ đó xử lý nghiêm minh những sai sót, vi phạm quy chế và thể lệ. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cần phải hỗ trợ các Ngân hàng thương mại trong việc xử lý nợ.