Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank (Trang 33 - 39)

Để bắt đầu hoạt động ngân hàng chủ ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn của chủ theo nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Và vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng vào tháng 7/20006. Tính đến thời điểm 31/12/2007 vốn điều lệ của VPBank là 2000 tỷ đồng.

Khi ngân hàng làm ăn có lãi, khi đó ngân hàng sẽ chuyển một phần thu nhập thành vốn đầu tư. Những ngân hàng lâu năm, thu nhập lớn, nguồn vốn tích luỹ sẽ cao so với vốn của chủ hình thành ban đầu. Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm…để mở rộng quy mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn của chủ do Ngân hàng Nhà nước qui định…

Đến 31/12/2007, tổng số dư huy động vốn của VPBank là 15355 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch cả năm 2007, tăng 6290 tỷ đồng so với cuối năm 2006 ( tương đương tăng 69%). Trong đó nguồn vốn huy động của các tổ

chức kinh tế và dân cư đạt 12941 tỷ đồng, tăng 138% so với cuối năm 2006. Riêng số dư tiền gửi tiết kiệm là 7906 tỷ đồng tăng 3397 tỷ đồng so với cuối năm 2006. Nguồn vốn liên ngân hàng cuối năm 2007 là 2414 tỷ đồng, giảm 1210 tỷ đồng so với cuối năm 2006.

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của VPBank

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

Năm 2007 tăng so với năm 2006 Nguồn vốn huy động 9.065 15.355 6.290 VND 8.775 14.587 5812 Ngoại tệ 290 768 478 1. Huy động từ TCKT và dân cư 9.377 12.941 3.564 1.1 Tiền gửi tiết kiệm 4.509 7.906 3.397 1.2 Tiền gửi thanh toán 4.868 5.035 167 2.Nguồn vốn liên ngân hàng 3.624 2.414 (1.210)

(nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank)

Ta thấy nguồn vốn mà VPBank huy động ngày càng được nhiều chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng lên như thế mới thu hút được một khối lượng tiền gửi vào ngân hàng tương đối lớn như thế. Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư.

2.Hoạt động tín dụng.

Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng nói riêng và của các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất.

Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác. Cũng như các ngân hàng khác hoạt động tín dụng của ngân hàng VPBank diễn ra khá sôi động và có tầm quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng cùng với hoạt động huy động vốn sẽ thực hiện hoạt động cho vay tới các cá nhân, tổ chức kinh tế trong xã hội. Nếu ngân hàng chỉ thực hiện tốt công tác huy động mà không quan tâm đến công hoạt động cho vay thì sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn làm cho ngân hàng bị lỗ vốn. Ngày nay khi mà nền kinh tế nói chung phát triển khá nhanh, các cá nhân tổ chức đều cần có vốn để kinh doanh, tiêu dùng thì hoạt động cho vay của ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó cùng với hoạt động huy động đi vay tiền từ những cá nhân, tổ chức nhàn rỗi để cho vay đến các cá nhân, tổ chức muốn sữ dụng đồng tiền đó để sinh lời. Những người muốn vay vốn của ngân hàng có thể nói là rất nhiều nhưng các ngân hàng khó có thể đáp ứng hết, mặt khác các ngân hàng nếu cứ cho vay tràn lan thì rủi ro rất cao. Chính vì thế để thực hiện một hợp đồng cho thì các cán bộ, nhân viên của ngân hàng phải xem xét rất kỹ lưỡng. Ở các ngân hàng khác nhau thì điều kiện cho vay khác nhau nhưng dù thế nào thì họ cũng phải xem xét tính hiệu quả khả thi của dự án cho vay, cách thức trả nợ của ngân hàng hoặc xem xét đến tài sản thế chấp. Khác với hoạt động huy động mang ít rủi ro thì cho vay của Ngân hàng thương mại mang nhiều tính rủi ro, bởi lẽ khi đã thực hiện một hợp đồng cho vay đồng nghĩa với lúc đó ngân hàng bị giãm sút một lượng vốn. Nếu khách hàng của ngân hàng vì một lý do nào đó không hoàn trả được khoản họ đã vay thì các ngân hàng sẽ bị mất vốn. Các biến động của các chỉ số kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng.

Như vậy, hoạt động cho vay hết sức quan trọng đối với các ngân hàng, nó không những mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn là một công cụ

cạnh tranh rất hữu hiệu giữa các ngân hàng. Hơn nữa do nó tiềm ẫn rủi ro cao nên ngân hàng phải luôn quản lý, kiểm soát hoạt động này để tránh các rủi ro xảy ra đối với ngân hàng. Cũng như nhiều ngân hàng khác VPBank đã, đang và sẽ có những biện pháp để cho hoạt động cho vay thật sự phát huy tác dụng của mình và cũng hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay. VPBank luôn định hướng cho nhân viên của mình phải điều tra phân tích, phân loại khách hàng theo từng nhóm với các tiêu thức như tổng số nợ, số đơn vị chưa vay, số đơn vị đủ điều kiện vay nhưng chưa vay, số đơn vị dự kiến có thể vay trong năm…Và cũng để hạn chế rủi ro VPBank luôn đa dạng hóa các loại hình cho vay, các hình thức cho vay, phương thức cho vay. Cũng có thể một cách thức cho vay nhưng nhiều khi ngân hàng áp dụng các hình thức trả nợ khác nhau để phù hợp với các đối tượng khách hàng. Để hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động cho vay VPBank chú trọng đào tạo cán bộ tín dụng có nghiệp vụ cao, đối với mỗi dự án đi vay của khách hàng các cán bộ của ngân hàng phải luôn xem xét tính khả thi, hiệu quả để đưa ra quyết định cho vay hay không.

Bảng 2: Cơ cấu tín dụng

Cơ cấu Chỉ tiêu 2005Năm

Chiếm % trên tổng dư nợ Năm 2006 Chiếm % trên tổng dư nợ Năm 2007 Chiếm % trên tổng dư nợ Tổng dư nợ(tỷ đồng) 3295,408 5013 13217 Theo thời hạn tín dụng Ngắn hạn 1845,428 56% 2882,475 57,5% 6625,682 50,13% Trung và dài hạn 1449,572 44% 2130,525 42,5% 6591,318 49,87% Theo

loại tiền Ngoại tệ 115,339 3,5% 160,416 3,2% 660,85 5% VND 3180,069 96,5% 4852,58 96,8% 12556,15 95%

4

( Nguồn: Báo cáo thường niên, bản tin VPBank, phòng tổng hợp và quản lý chi nhanh )

Qua bảng trên ta thấy hoạt động tín dụng của VPBank ngày càng được mở rộng nhanh chóng. Tín dụng là hoạt động chủ yếu và mang lại nguồn thu nhập chính cho VPBank. Nếu như dư nợ trong năm 2004 mới đạt gân 1865 tỷ thì đến năm 2006 đã đạt hơn 5000 tỷ , tức là tăng lên gần gấp 3 lần. Tổng dư nợ cho vay năm 2007 đạt 13217 tỷ đồng, tăng 8186 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (Tương ứng tăng 163% so với năm 2006). Trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 12596 tỷ đồng chiếm 95% tổng dư nợ, dư nợ ngắn hạn đạt 6626 tỷ đồng, chiếm 50% tổng dư nợ. Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tăng qua các năm và chiếm hơn 50% tổng dư nợ của VPBank. Điều này thể hiện đúng định hướng phát triển của ngân hàng là trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu miền Bắc. Trong những năm gần đây, ngân hàng đã tập trung cho vay đối tượng khách hàng là các cá nhân, các hộ kinh doanh nhỏ, với các khoản vay có thời hạn nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng. Phát triển tín dụng ngắn hạn cũng nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng vì thông thường các khoản vay có thời gian ngắn sẽ ẩn chứa ít rủi ro hơn các khoản vay dài hạn.

Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ, tuy nhiên nó đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn vì khi chúng ta gia nhập WTO, mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới thì chúng ta sẽ cần nhiều nguồn ngoại tệ hơn để

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w