Ước tính sai sót cho từng khoản mục

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 30 - 32)

Đối với AASC

Sau khi tiến hành các thử nghiệm kiểm toán đã được thiết kế KTV sẽ ước tính tổng số sai sót trong từng khoản mục. Tuy nhiên AASC chưa có những quy định cụ thể để xác định giá trị chênh lệch có thể bỏ qua hay có thể chấp nhận được mà công việc này phụ thuộc vào xét đoán cuả KTV. Khi phát hiện ra sai phạm , KTV chia sai phạm thành 2 trường hợp :

- Trường hợp 1: sai phạm có bằng chứng chắc chắn (thường là những sai phạm phát hiện qua thủ tục kiểm tra chi tiết) thì KTV đều yêu cầu khách hàng điều chỉnh (trừ sai phạm là quá nhỏ theo xét đoán của KTV)

- Trường hợp 2: sai phạm không có bằng chứng chắc chắn ( thường là những sai phạm được phát hiện qua thủ tục phân tích ước tính của KTV ). Với sai phạm loại này, AASC chưa có hướng dẫn cụ thể cho cac KTV để xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được mà tùy thuộc vào xét đoán của KTV. KTV sẽ căn cứ vào mức trọng yếu được phân bổ cho khoản mục đang kiểm tra để ước tính xem nếu kết hợp chênh lệch này với các sai phạm khác trong khoản mục đó hay không . Nếu không vượt quá thì có thể chấp nhận chênh lệch này mà không cần điều tra thêm. Ngược lại, nếu vượt quá mức trọng yếu được phân bổ cho khoản mục thì các KTV sẽ điều tra thêm, thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết bổ sung để có các bằng chứng chắc chắn và yêu cầu khách hàng điều chỉnh.

Đối với Deloitte VN

Các sai phạm do KTV phát hiện được chia làm 2 loại:

- Những sai phạm có bằng chứng chắc chắn: những sai phạm có quy mô nhỏ hơn 2% giá trị MP và không có tính hệ thống, không ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC xét trên khía cạnh định tính thì KTV có thể bỏ qua, không yêu cầu khách hàng điều chỉnh, không tập hợp vào sai sót cho khoản mục đó. Còn lại tất cả các sai phạm có bằng chứng cụ thể có giá trị lớn hơn 2% giá trị MP đều được KTV yêu cầu khách hàng điều chỉnh dù không ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC.

- Những sai phạm chưa có bằng chứng chắc chắn, KTV phải tính toán giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được (được gọi là threshold). Giá trị này là phần chênh lệch tối đa giữa giá trị ước tính của KTV và giá trị thực tế có thể chấp nhận được và không cần tìm nguyên nhân.

Nếu độ tin cậy kiểm tra chi tiết R=0,7 thì:

Giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được = số dư khoản mục × 20% Nếu độ tin cậy kiểm tra chi tiết R=2 thì:

Giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được = số dư khoản mục × 15%

Trong đó R được đánh giá sau khi KTV đã đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát (được trình bày trong phần đánh giá rủi ro kiểm toán). Trên cơ sở so sánh mức chênh lệch có thể chấp nhận được và mức chênh lệch thực tế KTV sẽ đưa ra yêu cầu điều chỉnh với khách hàng và tổng hợp các sai phạm không được điều chỉnh cho từng khoản mục.

Đa số các công ty kiểm toán còn lại ở Việt Nam đều áp dụng việc ước tính sai sót cho từng khoản mục giống như AASC hoặc Deloitte VN.

Bảng 2.3: Hướng dẫn tính giá trị chênh lệch có thể chấp nhận của Deloitte VN

Số lượng khoản mục

được phân

Kiểm tra chi tiết ở mức độ thấp(R = 0,7)

Kiểm tra chi tiết ở mức độ trung bình (R=2) Giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được (%MP) Nếu số dư khoản mục lớn hơn MP nhân với Giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được Nếu số dư khoản mục lớn hơn MP nhân với 1 90 4,5 45 3 2 85 4,25 40 2,67 3 80 4 37,5 2,5 4 75 3,75 35 2,33 5 70 3,5 32,5 2,165 6 65 3,25 30 2 7 62,5 3,125 29,2 1,944 8 60 3 28,3 1,889 9 57,5 2,875 27,5 1,833 10 55 2,75 26,7 1,778 11 52,5 2,625 25,8 1,722 12 50 2,5 25 1,667 13 40 2 20 1,333

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo chính tại Việt Nam hiện nay (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w