2.2.2.1 Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu.
Các công ty kiểm toán Việt Nam kế thừa kỹ thuật về đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán từ những hãng kiểm toán lớn, ra đời trước trên thế giới.
Sau khi đã thực hiện tìm hiểu các thông tin về khách hàng và thực hiện phân tích sơ bộ BCTC của đơn vị, KTV sẽ thực hiện ước lượng ban đầu về mức trọng yếu.
KTV phải chọn lựa một chỉ tiêu để làm số gốc trong việc xác định mức trọng yếu. Các chỉ tiêu này sẽ tùy thuộc vào tính chất của từng cuộc kiểm toán để lựa chon. Thông thường sẽ dựa vào chỉ tiêu mà người đọc BCTC quan tâm nhiều hơn.
Đối với AASC
Đối với AASC hướng dẫn KTV đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC theo “Văn bản hướng dẫn” các chỉ tiêu được sử dụng làm cơ sở cho việc ước lượng ban đầu về trọng yếu và các tỷ lệ quy định tương ứng (trong bảng 2.1)
Đối với mỗi khách hàng cụ thể , sau khi đã thu thập được các thong tin về khách hang, thực hiện phân tích sơ bộ BCTC ,các KTV sẽ lập “Bảng ước tính mức độ trọng yếu”
Sau khi tính được các chỉ tiêu trong bảng, KTV sẽ lựa chon một mức trọng yếu theo ý chủ quan của mình. Thông thường KTV sẽ lựa chọn mức trọng yếu theo chỉ tiêu được đánh giá là ổn định qua các kỳ và được nhiều người sử dụng BCTC quan tâm hoặc chỉ tiêu nhỏ nhất để đảm bảo an toàn KTV sẽ lựa chỉ tiêu sao cho phù hợp trong mỗi cuộc kiểm toán.
STT Chỉ tiêu
Tỷ lệ % Số tiền Ước tính mức trọng yếu
Thấp nhất Cao nhất Tối thiểu Tối đa
1 Lợi nhuận trước thuế 4 8 2 Doanh thu 0.4 0.8 3 Tài sản ngắn hạn 1.5 2 4 Nợ ngắn hạn 1.5 2 5 Tổng tài sản 0.8 1
Đối với khách hàng là một doanh nghiệp thương mại có tổng tài sản nhỏ nhưng hệ số chu chuyển của hàng tồn kho lớn nên doanh thu lại lớn một cách tương đối so với tổng tài sản. Khi đó, mức trọng yếu được lấy theo chỉ tiêu tổng tài sản thì sẽ rất thấp dẫn đến khối lượng công việc thực hiện nhiều và không cần thiết, các bút toán điều chỉnh là thấp và không hợp lý. Trường hợp doanh nghiệp có lãi thấp hoặc không có lãi thì mức trọng yếu lấy theo chi tiêu lợi nhuận trước thuế là không phù hợp, hoặc trường hợp doanh nghiệp có sản phẩm sản xuất đơn chiếc như công trình, hạng muc lớn, trong năm tài chính chưa có doanh thu thì mức trọng yếu lấy theo chi tiêu nhỏ nhất là doanh thu thì không hợp lý. KTV xác định mức trọng yếu theo tỷ lệ, đồng thời so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành và dựa vào kinh nghiệm của mình để đưa ra mức trọng yếu phù hợp.
Đối với Deloitte Việt Nam
Khác với AASC, việc ước lượng ban đầu về mức trọng yếu được Deloitte VN chia làm 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Với những khách hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán, chỉ tiêu được công ty lựa chọn làm số gốc để ước lượng mức trọng yếu ban đầu thường là chỉ tiêu lợi nhuận thuần sau thuế. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp khách hàng làm ăn thua lỗ hay hòa vốn thì chỉ tiêu được chọn là lợi nhuận thuần trung bình trong vòng 1 số năm liên tục trước đó. Khi lựa chọn được số gốc, mức trọng yếu ban đầu (PM – Planning Material), sẽ được xác định bằng 5% - 10% số gốc.
Trường hợp 2: Khách hàng là những công ty không niêm yết trên thị trường chứng khoán. Chỉ tiêu để lựa chọn làm số gốc của các khách hàng này phong phú hơn, có thể là: tổng tài sản ngắn hạn, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận thuần sau thuế hoặc tổng doanh thu. Cụ thể PM được xác định như sau:
- 2% tổng tài sản ngắn hạn hoặc vốn chủ sở hữu
- 10% lợi nhuận sau thuế với giả thiết đơn vị hoạt động liên tục. - Từ 0,5% đến 3% tổng doanh thu theo bảng tỷ lê quy định (bảng 2.2)
Đối với một số công ty kiểm toán khác tại Việt Nam: Hầu hết các công ty đều đưa ra hướng dẫn cách xác định ước lượng ban đầu về tính trọng yếu (gồm lựa chọn chỉ tiêu làm gốc và đưa ra tỷ lệ tương ứng). Một số công ty như: VAAC, AACC, ACCA, CPA Việt Nam,… đưa ra chỉ tiêu làm gốc và tỷ lệ xác định tương tự như Deloitte VN. Một số khác như: T.T.L, ACPA,… thì lại tương tự như AASC
Bảng 2.2: Bảng xác định mức trọng yếu theo doanh thu của Deloitte VN
Doanh thu (USD) Tỷ lệ (%)
Đến 500.000 3,0 600.000 2,5 700.000 2,3 800.000 2,0 900.000 1,8 1000.000 1,7 2.000.000 1,6 6.000.000 1,5 10.000.000 1,2 15.000.000 1,0 30.000.000 0,9 50.000.000 0,8 100.000.000 0,7 300.000.000 0,6 1.000.000.000 và lớn hơn 0,5
2.2.2.2 Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.
Đối với AASC
Sau khi ước lượng ban đầu KTV phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục:
+ Ước lượng ban đầu về trọng yếu được KTV phân bổ cho các khoản mục trên bảng cân đối kế toán.
+ Căn cứ để phân bổ mức trọng yếu là rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, phí thu thập bằng chứng đối với từng khoản mục và kinh nghiệm của KTV.
+ Đối với các khoản mục nhỏ nằm trong khoản mục chính KTV phân bổ mức trọng yếu theo tỷ trọng giá trị của khoản mục đó trên tổng thể của khoản mục.
+ Đối với khoản mục lớn KTV sẽ phân chia thành 3 nhóm khác nhau với các hệ số trong đó
Hệ số 1 tương ứng chỉ nhóm khoản mục có rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát là trung bình và cao, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là thấp;
Hệ số 2 chỉ nhóm có rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát là thấp và trung bình, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là trung bình;
Hệ số 3 là nhóm tương ứng với rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát thấp và chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán cao.
Sau khi phân chia các khoản mục vào các nhóm đi với các hệ số khác nhau KTV sử dụng công thức để phân bổ mức trọng yếu.
Mức trọng yếu Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu Số dư Hệ số phân bổ cho = × từng × từng khoản mục X ∑ số dư từng × hệ số đi kèm từng khoản khoản khoản mục khoản mục mục mục
Sau khi phân bổ xong ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho từng khoản mục chính trên bảng cân đối kế toán, KTV sẽ sử dụng mức trọng yếu được phân bổ này kết hợp với rủi ro kiểm toán đã đánh giá cho từng khoản mục để thiết kế các thử nghiệm kiểm toán cho từng khoản mục này.
Với Deloitte Việt Nam
Deloitte VN không thực hiện phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục, mà đối với các khoản mục này KTV sử dụng mức sai sót tiền tệ cho phép (MP – Monetary Precision)
Mức sai sót tiền tệ cho phép được tính trên cơ sở PM nhưng nó ít hơn PM 1 lượng. Phần ít hơn đó giúp KTV xác định những sai phạm có thể chấp nhận được. Tổng các sai sót hoặc báo cáo sai của khách hàng nhỏ hơn hoặc bằng MP thì công ty sẽ nhận cuộc kiểm toán.
Nhìn chung cũng như đa số các công ty khác, khi xác định PM và MP, KTV chỉ thực hiện việc lựa chọn các khoản mục, sau đó nhập dữ liệu và hệ thống máy tính sẽ tự động tính ra PM và MP.
Các công ty kiểm toán khác tại Việt Nam cũng có cách phân bổ khác nhau về mức trọng yếu. Sau khi phân bổ các công ty thực hiện ước tính tổng sai sót cho từng khoản mục.