Ban hành biểu thuế phù hợp với nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu để tạo ra thị trường toàn diện và đầy đủ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại công ty Bảo hiểm Dầu khí (Trang 92 - 99)

thị trường toàn diện và đầy đủ.

- Ban hành các văn bản luật để hoàn thiện hệ thống luật kinh doanh bảo hiểm. Đảm bảo việc kinh doanh bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật.

- Tăng cường mối quan hệ hợp tác song phương, đôi bên cùng có lợi nhằm trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệp của các công ty bảo hiểm nước ngoài.

- Nhà nước cần quan tâm xem xét để các doanh nghiệp bảo hiểm phải được bình đẳng trong kinh doanh.

Trên đây là tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí. Với xu thế hội nhập như hiện nay nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu vận tải ngày một gia tăng. Để bổ trợ cho nền kinh tế nước nhà phát triển Chính phủ đã ra quyết định cơ cấu lại đội tàu biển Việt Nam nhằm tăng năng lực vận tải và khả năng cạnh tranh với mục tiêu đến năm 2010 phải đạt ngang tầm khu vực bằng cách đầu tư mua tàu đóng mới trong nước hoặc tàu qua sử dụng từ nước ngoài. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh bảo hiểm thân tàu đối với các công ty bảo hiểm. BHDK cần phải hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu để chiếm ưu thế so với các công ty bảo hiểm khác, vươn lên dẫn đầu thị trường ở lĩnh vực bảo hiểm hàng hải cũng như bảo hiểm thân tàu, góp phần khẳng định thương hiệu BHDK trên thị trường bảo hiểm trong nước và quốc tế.

Làm thế nào để việc kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao đó chính là điều mà Công ty BHDK đang quan tâm. Trong những năm tiếp theo cùng với sự phát triển của nghành bảo hiểm hàng hải, sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự đầu tư, tập trung trẻ hoá đội tàu biển đã mở ra cho Công ty BHDK nhiều thuận lợi trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển. Hy vọng rằng BHDK sẽ ngày càng thành công trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu .

Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Bùi Quỳnh Anh và các anh chị phòng Hàng hải- Công ty Bảo hiểm Dầu khí đã cung cấp tài liệu và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

1. Giáo trình bảo hiểm

Chủ biên Ts- Nguyễn Văn Định.

2. Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm. Chủ biên TS- Nguyễn Văn Định.

3.Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành. 4. Các tài liệu do Phòng bảo hiểm Hàng hải – BHDK cung cấp. 5. Tạp chí bảo hiểm- Tái bảo hiểm Việt Nam tháng 1/2005. 6. Tạp chí bảo hiểm- Tái bảo hiểm Việt Nam tháng 12/2004. 7. Thông tin thị trường bảo hiểm tháng 01/2003, tháng 8/2005. 8. Tạp chí Giao thông vận tải số 1-2-3-5-6-9/200,2/2002

Công ty đã tiến hành bồi thường kịp thời cho công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) vụ tàu Mimosa như sau:

- Ngày 12/05/2005 trên đường từ mỏ Đại Bàng của Vietsovpetro về Vũng Tàu, tàu Mimosa của công ty dịch vụ kỹ thuật Dầu khí đã bị tàu chở dầu M/T Trinity đâm chìm tại vị trí cách mỏ Đại Hùng khoảng 7,5 hải lý hướng về Đông Bắc. Ngay sau khi tai nạn xảy ra, công ty PTSC đã có văn bản thông báo cho công ty BHDK biết để phối hợp giải quyết hậu quả vụ tai nạn đồng thời đã thực hiện các biện pháp cần thiết để đề phòng hạn chế tổn thất, ngăn ngừa ô nhiễm dầu tại khu vực tàu chìm.

- Để giải quyết và hạn chế tối đa các hậu quả do sự cố chìm tàu Mimosa và 5 công tơ nơ hàng hoá, đồng thời chấn chỉnh lại công tác an toàn trong các hoạt động trên biển của PTSC, tổng công ty Dầu khí Việt Nam yêu cầu PTSC/ XNLD/BHDK thực hiện một số vấn đề sau:

* PTSC

+ Tổ chức họp các thuyền trưởng, thuyền phó, lãnh đạo đơn vị để phân tích đánh giá rút kinh nghiệm, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong các hoạt động trên biển đồng thời tìm hiểu kĩ về các luật hàng hải trong nước và quốc tế.

+ Bổ sung/ đào tạo ngay cán bộ chuyên trách hiểu biết sâu về BHHH/ TNDS chủ tàu cũng như quy trình khiếu nại bồi thường, tránh tình trạng lúng túng về mặt pháp lý trong quá trình giải quyết vấn đề bảo hiểm khi xảy ra sự cố.

+ Tiếp tục phối hợp với công ty BHDK và các bên liên quan để xử lý việc khiếu nại đòi bồi thường và trục vớt tàu… đảm bảo hạn chế tối đa các tổn thất và chi phí phát sinh.

+ Khẩn trương có kế hoạch và biện pháp đảm bảo tàu phục vụ cho các hợp đồng dịch vụ đã ký.

* XNLD.

+ Khẩn trương hoàn tất việc lập bảng kê và giá trị các thiết bị trong 5 công tơ nơ trên bong tàu, bao gồm cả phần dụng cụ khoan của các nhà thầu phụ .

mục thiết bị thuê và trách nhiệm giữa các bên liên quan. * BHDK.

+ BHDK với tư cách là nhà bảo hiểm gốc có trách nhiệm làm việc với các nhà TBH và hội P&I để xúc tiến các công việc phục vụ quá trình giám định bồi thường và trục vớt tàu Mimosa.

- PTSC đã thông báo với BHDK tàu Mimosa bị chìm độ sâu tại vị trí khoảng 110m nước. Sau khi tiến hành đánh giá tình hình thực tế của tàu Mimosa, công ty PTSC nhận thấy khả năng trục vớt và phục hồi tàu Mimosa là hết sức khó khăn với chi phí rất lớn, không đảm bảo hiệu quả kinh tế. PTSC và BHDK đã gửi công văn số 2648/PTSC- BHDK 06/10/2005 tới Tổng công ty Dầu khí Việt Nam về việc “xin từ bỏ quyền sở hữu và các nghĩa vụ liên quan tới tàu Mimosa”.

- Căn cứ vào bộ luật hàng hải hiện hành , Tổng công ty Dầu khí đã có ý kiến chấp thuận cho PTSC từ bỏ quyền và các nghĩa vụ liên quan đến tàu Mimosa. Công ty PTSC có trách nhiệm thực hiện chuyển giao quyền sở hữu và các nghĩa vụ liên quan đến tàu Mimosa cho công ty BHDK theo quy chế hiện hành. - Công ty PTSC đã nhận STBT tổn thất toàn bộ thân tàu Mimosa là 2 triệu USD theo đơn bảo hiểm số P15/ HULL/BHHH/04 ngày 29/12/2004.

Đối tượng được bảo hiểm: Tàu Mimosa. STBH : 2 triệu USD.

Nguyên nhân sự cố : chìm tàu sau khi đâm va với tàu Trinity ngày 12/05/2005.Tàu bị chìm cùng hàng hoá trên tàu và hơn 170 tấn dầu Diesel (D.O) và một lượng dầu bôi trơn (L.O).

(USD) A. Tổn thất trực tiếp.

- Gía trị tàu Mimosa

- CF dầu DO còn lại trên tàu

- Các thiệt hại về kinh doanh: giá trị các hợp đồng bị mất do sự cố tàu Mimosa (Tính từ thời điểm tàu bị đắm).

- CF thuê 1 chuyến máy bay trực thăng chuyên chở thuyền viên về bờ và chở đoàn công tác điều tra sự cố ra Đại Hùng.

- CF ăn ở khách sạn, ô tô đưa đón thuyền viên phục vụ công tác điều tra thêo yêu cầu của cảng vụ.

- CF điều động các tàu chạy tới nhằm cứu tàu Mimosa.

- Vật tư phụ tùng dự trữ trên tàu Mimosa. - Vật tư đã mua phục vụ sữa chữa đầu kì vào tháng 6/2005

B. Chi phí gián tiếp.

- Chi phí sử dụng tàu và thiết bị ứng cứu dầu tràn tại khu vực đắm.

- Chi phí lặn khảo sát thăm dò vị trí xác tàu đắm.

- Chi phí trục vớt di dời xác tàu và xử lý dầu DO còn tồn tại trên tàu.

- Hàng hoá trên tàu.

- Chi phí hoàn cải chân vịt mũi tàu. - Hợp đồng bảo dưỡng hệ thống Halon. - Chi phí đăng kiểm mới thực hiện.

- Quản lý phí cho công tác khắc phục sự cố.

3,750,000 66,010.00 11,089,150.0 0 8,242.00 30,000.00 25,700.00 50,000.00 300,000.00 396,207.20 100,000.00 15,000,000.0 0 4,000,000.00 27,000.00 3,000.00 2,000.00 15,000.00 Đã phát sinh Đã phát sinh Đã phát sinh Đã phát sinh Đang thực hiện Đã phát sinh Đã phát sinh Đã phát sinh Đã phát sinh Sẽ phát sinh Sẽ phát sinh Đã phát sinh Đang thực hiện Đã thực hiện Đã thực hiện Dự kiến phát sinh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại công ty Bảo hiểm Dầu khí (Trang 92 - 99)