thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu và mang lại phần lớn lợi nhuận cho các NHTMCP, đồng thời cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro
nhất. Thông qua hoạt động cho vay, NHTMCP góp phần tạo điều kiện cho các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, tác dụng thúc đẩy kinh tế và phát triển tạo thu nhập ổn định của các NHTM chỉ thực sự có được nếu các khoản cho vay của ngân hàng đảm bảo an toàn. Do những biến đổi về môi trường kinh tế, cũng như sự thay đổi các điều kiện về pháp luật có liên quan đã tác động đến chất lượng hoạt động cho vay và tình hình đảm bảo an toàn trong cho vay của các NHTMCP. Nhiều khoản nợ khó đòi đã và đang tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong an toàn cho vay của các NHTMCP trong những năm vừa qua trong đó có các nguyên nhân từ chính những tồn tại trong quá trình xây dựng và thực hiện các quy chế về đảm bảo tiền vay, sự hạn chế trong trình độ phân tích và nội dung của hoạt động phân tích tín dụng.
Năng lực tài chính của nhiều ngân hàng còn yếu, nợ quá hạn cao, còn nhiều rủi ro. Khối ngân hàng thương mại cổ phần với 37 ngân hàng chỉ chiếm 11% tổng nguồn vốn huy động và 10% thị phần tín dụng. Trong khi đó, Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (5 ngân hàng) chiếm gần 76% tổng nguồn vốn huy động và 80% thị phần tín dụng, nhóm chi nhánh các ngân hàng nước ngoài và liên doanh (30 ngân hàng) có tiềm lực khá mạnh với khoảng 30% vốn chủ sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam. Sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và liên doanh bắt đầu cho vay thận trọng hơn nên chỉ chiếm khoảng 10% thị phần tín dụng, nhưng nhìn chung họ có ưu thế hơn các ngân hàng Việt Nam về công nghệ, loại hình dịch vụ, chiến lược khách hàng, hiệu quả hoạt động và chất lượng tài sản.
Cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng giữa các ngân hàng thương mại cổ phần cũng bắt đầu có những sự thay đổi. Các ngân hàng bắt đầu hướng sang những phân đoạn thị trường mới, đặc biệt là thị trường cho vay tiêu dùng như thị trường cho vay mua ô tô trả góp với sự tham gia của những ngân hàng như NHTMCP Quân đội, NH TMCP Quốc tế, NH TMCP Kỹ thương, NH TMCP á Châu, NHTMCP các doanh nghiệp ngoàI quốc doanh, NHTMCP SàI Gòn Thương tín… NHTMCP Kỹ thương hướng tới tàI trợ cho các hộ kinh doanh cá thể, NHTMCP á Châu đưa ra dịch vụ “Cho vay hoán đổi nhà”, dịch vụ “Hỗ trợ tàI chính cho du học sinh”…
2.3.Đánh giá chung về phân tích tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại cố phần Việt Nam
2.3.1.Kết quả đã đạt được
Trong quá trình phát triển, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng với sự nỗ lực không ngừng, hệ thống NHTMCP cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Dư nợ cho vay liên tục tăng đồng thời chất lượng tín dụng cũng tăng. Để đẩy mạnh hoạt động tín dụng, các NHTMCP không ngừng củng cố và nâng cao vai trò công tác phân tích, đánh giá khách hàng trong hoạt động tín dụng nói chung và trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp nói riêng.
Những thành công của hệ thống NHTMCP trong công tác phân tích, đánh giá doanh nghiệp vay vốn thể hiện ở chất lượng của hoạt động tín dụng doanh nghiệp, được thể hiện cụ thể hơn ở các chi tiêu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay đều tăng mạnh trong các năm qua đồng thời nợ quá hạn giảm xuống chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ.
Chất lượng tín dụng của các NHTMCP gần đây đã có những cảI thiện đáng kể nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTMCP trong những năm gần đây giảm đáng kể, làm cho tình hình hoạt động của
các ngân hàng này lành mạnh hơn nhiều. Nhiều NHTMCP có tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2%. Tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTMCP năm 2003 chỉ chiếm 6.35% tổng nợ quá hạn của toàn hệ thống, giảm 7.25% so với năm 2002 và 10.45% so với năm 2001. Qua đó thấy các NHTMCP đã tập trung thu hồi nợ quá hạn và quan tâm nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên tỷ lệ 6.35% nợ quá hạn trên tổng dư nợ vẫn là một con số đáng lo ngại. Thêm vào đó, tỷ lệ này mới chỉ tính toán trên cơ sở VAS, chưa được xác định theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS) nên chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro mà thực tế các ngân hàng này phải đối mặt.
Ngoài ra, trong công tác phân tích tín dụng doanh nghiệp, các ngân hàng cũng đã tổ chức một cách hợp lý, phân công rõ ràngvề nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cán bộ, tạo sự thuận lợi cho các cán bộ tín dụng làm nhiệm vụ thẩm định. Hơn nữa, cán bộ tín dụng của các NHTMCP chủ yếu là những cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình, tận tâm, không ngừng trau dồi học hỏi trong công việc. Bằng sự cẩn trọng của mình, họ đã giúp các doanh nghiệp thoả mãn được yêu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, khiến cho ngân hàng hài lòng và tin tưởng khi lựa chọn ngân hàng.
Thành công trong công tác phân tích, đánh giá khách hàng trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng còn thể hiện ở mặt thời gianthực hiện. Trong thời gian phân tích, đánh giá doanh nghiệp của các ngân hàng đều tương đối nhanh chóng, thủ tục đầy đủ mà không rườm rà, giúp các doanh nghiệp đảm bảo thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh mà qua đó còn tạo lòng tin của khách hàng đối với các ngân hàng.
Ngoài ra, những thành tựu trong khoa học kỹ thuật, trong lĩnh vực công nghệ, điện tử, thông tin cũng góp phần đáng kể vào thành công trong công tác thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng doanh nghiệp nói riêng. Nhờ có những kỹ thuật hiện đại này mà các ngân hàng có thể rút
ngắn được thời gian thu thập và xử lý thông tin về doanh nghiệp và đảm bảo được sự chính xác thông tin về doanh nghiệp. Hơn nữa, nhờ có các chương trình trên máy tính, các ngân hàng có thể tính toán các hệ số tài chính doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế của các phương án kinh doanh hoặc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhanh chóng, qua đó rút ngắn thời gian thẩm định doanh nghiệp.
2.3.2.Một số hạn chế và nguyên nhân
Nhìn chung, công tác phân tích tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay còn gặp phải một số hạn chế như sau: