2.1. Khái quát về hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Nam
Có thể nói trong 2 năm gần trở lại đây, các NHTMCP Việt Nam đã không ngừng mở rộng hệ thống chi nhánh và tăng cường đầu tư, nâng cấp công nghệ ngân hàng cũng như cải tiến quy trình hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ.
Quy mô vốn điều lệ của các NHTMCP ở Việt Nam còn rất nhỏ bé. Cuối thập kỷ 90, cả nước có tới 50 NHTMCP với số vốn điều lệ của mỗi ngân hàng chỉ khoảng vài chục tỷ VND. Trong các năm 2000 – 2002, sau một thời gian thực hiện cơ cấu lại, số lượng NHTMCP đã giảm 13 ngân hàng. Trong năm 2003, tiếp tục giảm 2 ngân hàng, tuy nhiên những vụ sáp nhập này mang tính tự nguyện nhằm tăng cường năng lực hoạt động. Đến năm 2004, cả nước chỉ còn lại 37 NHTMCP….. Mặc dù số lượng giảm rất
lớn, nhưng năng lực và chất lượng hoạt động của các NHTMCP được cải thiện đáng kể. Các NHTMCP chuyển hướng sang tập trung nâng cao năng lực tàI chính, hiện đại hoá công nghệ, tăng sức cạnh tranh.
Năm 2005 đánh giá sự phát triển nhanh vượt bậc của hệ thống NHTMCP cả về quy mô kinh doanh, mạng lưới, công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực. Rất nhiều NHTMCP đồng loạt thực hiện nhiều đợt tăng vốn điều lệ. Cổ phiếu của hầu hết các NHTMCP đô thị hấp dẫn các nhà đầu tư, giá giao dịch trên thị trường OTC cao hơn rất nhiếu so với mệnh giá ban đầu, đặc biệt là của ACB, Sacombank, Đông á, Eximbank, Techcombank, Military Bank…
Kết quả hoạt động kinh doanh từ các NHTMCP Việt Nam năm 2005
Đơn vị: tỷ đồng Tên Vốn điều lệ Chênh lệch thu–chi
sau khi trích DPRR
Cổ tức dự kiến
* Các Ngân hàng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Sacombank 1250 306 14 ACB (1) 948 385 28 Eximbank(2) 700 25 2.5 Phương Nam 580 101 16 Đông á 500 131 22 Saigonbank 400 111 15 Phương Đông 300 67 15 Phát triển nhà TPHCM 200 48.7 12 SCB 272 47 12 Việt á 250 42 12 Tân Việt 189 22 - An Bình 165 11.5 6 Nam á 150 29 12- 13 Đệ Nhất 98 21 - Gia Định 80 9 -
Techcombank 617 286 36.6 Quốc Tế (3) 520 79 - Quân Đội 500 148 18 VPBank 310 80 20.5 Hàng Hải (3) 212 63 - Habubank (3) 300 108 - SeA-Bank 250 43 - Chú thích:
(1) ACB chia 15% cổ tức bằng cổ phiếu, còn lại bằng tiền mặt
(2) Eximbank: chênh lệch thu – chi trước trích dự phòng rủi ro là 244 tỷđ, nhưng phải trích nhiều để bù đắp tổn thất từ những năm trước đọng lại. Eximbank cũng chia cổ tức trở lại (dù chỉ 2.5%) sau một thời gian dài bị kiểm soát đặc biệt và không có cổ tức.
(3) Số liệu các Ngân hàng Quốc tế, Hàng Hải, Habubank là tính đến 30/11/2005. Số liệu trên tính đến 31/12/2005 và chỉ có giá trị tham khảo.
(Nguồn: Tổng hợp của Thời báo kinh tế Sài Gòn từ các Ngân hàng)
Dự kiến trong năm 2006 Việt Nam sẽ có 4 NHTMCP đạt vốn điều lệ trên 1000 tỷ đồng. Cùng với những nỗ lực tăng vốn, các NHTMCP đạt được thành tích khả quan hơn trong việc đảm bảo chỉ tiêu hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR). Cho đến nay, chỉ tiêu CAR của hầu hết các NHTMCP đã đạt được trên 8%, đảm bảo sự hoạt động an toàn của các NHTMCP.
Năm 2006 được dự đoán sẽ là một năm sôi động với các hoạt động liên kết giữa các ngân hàng trong nước và quốc tế. Tính đến thời điểm này (31/03/2006) đã có 4 NHTMCP bán cổ phần cho các Ngân hàng nước ngoài. Cụ thể là Ngân hàng ANZ (Australia) đã nắm giữ 10% cổ phần của Sacombank, Ngân hàng Standard Chartered nắm giữ 8.3% cổ phần của ACB, Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải (HSBC) nắm giữ 10% cổ phần Techcombank, và gần đây nhất, VPBank cũng đã tuyên bố bán 10% cổ phần cho Ngân hàng OCBC (Singapore). Như vậy, có thể thấy rằng các ngân hàng
đang nỗ lực để mở rộng quy mô và chất lượng hoạt động, tận dụng tối đa cơ hội học hỏi về kinh nghiệm, quy trình, quản lý và công nghệ của các ngân hàng có uy tín hàng đầu trong khu vực.
Có thể nói, mặc dù ngành ngân hàng đã có nhiều đổi mới song đến nay hệ thống NHTMCP Việt Nam vẫn ở giai đoạn phát triển ban đầu, năng lực tài chính của nhiều ngân hàng còn yếu, nợ quá hạn cao, còn nhiều rủi ro. Hơn nữa, hiện nay dịch vụ ngân hàng của các NHTMCP Việt Nam còn đơn điệu, nghèo nàn, tính tiện lợi chưa cao, chưa tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng. Tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo thu nhập cho các ngân hàng; các nghiệp vụ mới như thanh toán dịch vụ qua ngân hàng, môi giới kinh doanh, tư vấn dự án chưa phát triển. Bên cạnh đó, phần lớn các NHTMCP thiếu chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững. Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ còn yếu, thiếu tính độc lập; hệ thống thông tin báo cáo tài chính, kế toán và thông tin quản lý (MIS) còn chưa đạt tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Đội ngũ lao động của các ngân hàng thương mại Việt Nam khá đông nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng các yêu cầu trong quá trình hội nhập. Không có hệ thống khuyến khích hợp lý để thu hút nhân tài và áp dụng công nghệ hiện đại. Cơ cấu tổ chức trong nội bộ nhiều ngân hàng thương mại lạc hậu, không phù hợp với các chuẩn mực quản lý hiện đại đã được áp dụng phổ biến từ nhiều năm nay ở các nước.