Phòng giám định bồi thường:

Một phần của tài liệu Công tác giám định bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (Trang 42 - 44)

II. Thực trạng Công tác giám định bồi thườngtrong nghiệp vụ bảo

B ng 2.1 Doanh thu các nghi bo him x ec gi i ti Pjico và Công ty (2001 ạ

2.1. Phòng giám định bồi thường:

Trước năm 2000 công tác giám định bồi thườngtrong bảo hiểm xe cơ giới được thực hiện trực tiếp bởi phòng Phi hàng hải (phòng vừa quản lý việc khai thác đồng thời thực hiện công tác giám định và bồi thường). Do vậy hiệu quả công việc không cao mà còn làm giảm uy tín trong khách hàng, không phát hiện được các hiện tượng trục lợi, gian lận gây thất thoát cho Công ty. Nhận thức được vai trò quan trọng của Công tác giám định bồi thường năm 2000 Giám

Đốc Công ty được sự chỉ đạo và cho phép của Công ty đã quyết định thành lập Phòng Giám định bồi thường, với các chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Giám định và phối hợp giám định các đối tượng bảo hiểm tổn thất theo yêu cầu của khách hàng và yêu cầu phân cấp của Công ty.

- Tổ chức giám định đối tượng bị tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. - Phối hợp với các phòng chức năng liên quan để giám định các đối tượng bảo hiểm ở các nghiệp vụ khác theo phân công và phân cấp của Giám đốc.

- Thực hiện giám sát các hạng mục và đơn giá sửa chữa các đối tượng được bảo hiểm bị tổn thất thuộc trách nhiệm của Công ty. Tham gia xử lý tài sản thu hồi sau khi bồi thường.

- Giải quyết bồi thường và đề xuất bồi thường

- Xét giải quyết bồi thường các hồ sơ khiếu nại trên mức phân cấp cho các phòng thuộc Công ty cá trong giới hạn phân cấp của phòng theo qui định của Giám đốc.

- Xem xét đề xuất với lãnh đạo Công ty giải quyết bồi thường cho các hồ sơ khiếu nại bồi thường trên phân cấp của phòng.

- Tham gia các phiên tòa, các cuộc hoà giải trách nhiệm dân sự liên quan đến trách nhiệm của Công ty.

- Thực hiện khiếu nại đòi người thứ ba

- Quản lý giám định bồi thường trong toàn Công ty.

- Hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra công tác giám định bồi thường.

- Quản lý phân loại thống kê, lưu giữ hồ sơ giám định bồi thường trong toàn Công ty, thông qua đó để đề xuất các chính sách làm tăng hiệu quả hoạt động của Công ty.

- Thường xuyên nghiên cứu đề xuất cải tiến và hoàn thiện các quy trình, quy chế giám định bồi thường.

- Phát hiện những bất hợp lý nhằm báo cáo cho cấp trên để có các biện pháp xử lý kịp thời.

- Đảm bảo sự hợp tác và phối hợp giữa các phòng trong dây chuyền giám định bồi thường.

- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu giám định.

Quyền hạn:

- Kiểm tra hướng dẫn các phòng về công tác giám định bồi thườngtheo phân cấp của Giám đốc.

- Yêu cầu các phòng phối hợp để giải quyết nhanh chóng, chính xác việc giám định bồi thường cho khách hàng.

- Được quyền giám định bồi thường theo phân cấp.

Cơ cấu tổ chức của phòng:

Phòng gồm một trưởng phòng, một phó phòng và bốn cán bộ giám định và bồi thường, trong đó phòng được tổ chức thành ba bộ phận: bộ phận giám định, bộ phận bồi thường, bộ phận quản lý.

Trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý và báo cáo với Giám đốc Công ty về toàn bộ hoạt động của phòng.

Một phần của tài liệu Công tác giám định bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w