Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả công tác giám định bồ

Một phần của tài liệu Công tác giám định bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (Trang 29)

thường BH vật chất xe cơ giới

Giám định tổn thất là việc xác định thiệt hại thực tế của đối tượng tham gia bảo hiểm khi rủi ro xảy ra. Căn cứ vào biên bản giám định công ty bảo hiểm xét bồi thường trực tiếp cho đối tượng tham gia bảo hiểm. Đây là một khâu hết sức quan trọng, nó có liên quan trực tiếp đến việc nhanh chóng khắc phục khó khăn và đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. Việc giám định và bồi thường tổn thất phải đảm bảo nguyên tắc chính xác và kịp thời khách quan và trung thực

Để đảm bảo nguyên tắc trên khi nhận được thông báo tổn thất, công ty bảo hiểm phải cử ngay nhân viên đến hiện trường nắm những thông tin cần thiết về nguyên nhân xẩy ra tai nạn, quy mô và mức độ tổn thất thời gian và địa điểm cũng như những chứng cứ có liên quan ….sau đó lập biên bản giám định. Để được bồi thường người tham gia bảo hiểm thông thường phải có một bộ hồ sơ bao gồm:

- Biên bản giám định - Giấy chứng nhận BH

- Các loại giấy tờ cháng từ hoá đơn cần thiết có liên quan tuỳ theo từng nghiệp vụ BH

Như vậy làm tốt công tác giám định tổn thất và bồi thường thể hiện rõ nhất chất lượng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm. Đồng thời nó cũng là một biện pháp tuyên

truyền quảng cáo hữu hiệu nhất trong hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm

Để theo dõi và đánh giá được kết quả thực hiện công tác giám định và bồi thường người ta đưa ra các chỉ tiêu sau

1. Số vụ tổn thất trong kỳ

2. Số vụ tổn thất đã được giải quyết bồi thường trong kỳ

3. Số vụ tổn thất còn tồn đọng chưa được giải quyết chuyển sang kỳ sau 4. Số tiền bồi thường trong kỳ = số tiền bồi thường tại công ty BH(i) Số vụ tổn thất trong kỳ

5. Tỷ lệ tổn thất = × 100 Số đối tượng tham gia BH trong kỳ

Số vụ tổn thất đã được giải 6. Tỷ lệ giải quyết quyết bồi thường trong kỳ

bồi thường = × 100 Số vụ tổn thất trong kỳ

Số vụ tổn thất còn tồn đọng Chưa giải quyết trong kỳ

7. Tỷ lệ tồn đọng = × 100 Số vụ tổn thất trong kỳ

Số tiền bồi thường 8. Số tiền bồi thường thực tế trong kỳ bình quân mỗi vụ = × 100 tổn thất Số vụ tổn thất đã được

giải quyết bồi thường trong kỳ Số tiền chi thực tế

bồi thường = × 100 Tổng chi trong kỳ Số tiền bồi thường

10. Tỷ lệ bồi thường = × 100

Doanh thu nghiệp vụ BH trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Chương II: Thực trạng Công tác giám định bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex

I.Vài nét về Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex 1. Lịch sử hình thành và phát triển.

Đến thời điểm 2005, ngành bảo hiểm Việt Nam đã có gần 40 năm phát triển. Nhưng trước năm 1994, ở Việt Nam vẫn là một thị trường bảo hiểm độc quyền, mới chỉ có duy nhất một doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là Bảo Việt.Do đó thị trường bảo hiểm Việt Nam ở trong tình trạng nhiều người mua nhưng chỉ có một người bán. Điều này ngày càng không phù hợp khi mà toàn cầu hoá và khu vực hoá đang dần trở thành một xu thế chủ yếu của các quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại, trong đó Việt Nam là một trong số những quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển phải nỗ lực hội nhập nếu không muốn bị gạt ra khỏi lề của sự phát triển. Hơn thế nữa sau gần 10 năm đổi mới (kể từ năm 1986), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu bước đầu khả quan, nhiều công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng được xây dựng, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện khiến cho nhu cầu bảo hiểm ngày càng nâng cao. Điều này đòi hỏi thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng phải có sự chuyển biến đột phá.

Trước nhu cầu đổi mới đó, ngày 18 tháng 12 năm 1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, qua đó cho phép các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau và các nhà đầu tư

nước ngoài (nếu đủ điều kiện) được phép thành lập công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, mở Công ty của các công ty bảo hiểm nước ngoài ở Việt Nam, đánh một dấu mốc quan trọng cho sự hình thành và phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam với sự đa dạng hoá về lĩnh vực hoạt động và hình thức sở hữu.

Chỉ một năm sau ngày Nghị định 100/CP được ban hành, các công ty bảo hiểm đã lần lượt ra đời, trong đó có công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, đánh dấu một bước đi đầu tiên của Việt Nam trong lộ trình hoà nhập hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong khu vực và trên thế giới.

Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (viết tắt là PJICO) là công ty cổ phần đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được thành lập tại Việt Nam, do người đề xướng và chủ trì dự án là Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex. Ngay từ năm 1994, sau khi tiếp cận chủ trương chính sách đổi mới phát triển kinh tế của Nhà nước, Tổng công ty xăng dầu Petrolimex đã tiến hành tiếp xúc với một số công ty tham gia góp vốn cổ phần để lập nên một công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Và sau gần một năm thai nghén, Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex đã ra đời trong sự chào đón nồng nhiệt của khách hàng trong nước và bạn bè quốc tế.

Ngày 27/05/1995, Công ty đã được Bộ Tài Chính cấp giấy chứng nhận số 06-TC/GCN công nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh bảo hiểm. Ngày 08/06/1995, Công ty được UBND thành phố cấp giấy phép thành lập số 183/GP-UB và ngày 15/06/1995, Uỷ ban kế hoạch (nay là Sở Kế hoạch - đầu tư) cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

Tên gọi đầy đủ : Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex

Tên giao dịch quốc tế : Petrolimex Join-stock Insurance Company (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên viết tắt : PJICO

Hình thức hoạt động : Công ty cổ phần

Thời gian hoạt động : 25 năm

Ngành nghề kinh doanh : Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

Trụ sở chính của công ty :

+ Trước 15/01/2000: tại số 1 Khâm Thiên - Đống Đa - + Sau 15/01/2000: tại 22 Láng Hạ - Đống Đa -

+ Sau 01/04/2003: tại 105 Láng Hạ - Đống Đa - + Sau 01/04/2004: tại 22 Láng Hạ - Đống Đa -

Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex được thành lập bởi 7 cổ đông sáng lập là Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ, Công ty điện tử , Công ty Thiết bị An toàn và 1.251 cổ đông thể nhân.

Cơ cấu vốn đăng ký ban đầu của các cổ đông

TT Đơn vị Vốn góp (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số cổ phiếu 1 Tcty Xăng dầu Việt Nam

(PETROLIMEX) 28.050 51 14.025

2 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

(VIETCOMBANK) 5.500 10 2.750

3 Cty TBH Quốc gia Việt Nam

(VINARE) 4.400 8 2.200

4 Tcty Thép Việt Nam

(VSC) 3.300 6 1.650

5 Cty vật tư thiết bị toàn bộ

(MATEXIM) 1.650 3 825

6 Cty Điện tử

(HANEL) 1.100 2 550

7 Công ty thiết bị an toàn

(A-T) 275 0,5 138

8 Thể nhân 10.275 19,5 5.362

Tổng cộng 55.000 100 27.500

Bảy cổ đông sáng lập trên đều là các doanh nghiệp nhà nước, với số vốn góp chiếm 80,5% tổng số vốn góp khi thành lập, trong đó TCT Xăng dầu Việt Nam là cổ đông có vốn góp cao nhất (51%). Số còn lại là của các cá thể và phần lớn là của cán bộ công nhân viên của các cổ đông sáng lập.

Xuất phát từ nhu cầu sử dụng vốn trong thực tế, khi thành lập Công ty chỉ huy động 31,2 tỷ đồng vốn cổ phần, đảm bảo cao hơn vốn pháp định quy định trong nghị định 100/C P ngày 18/03/1994.

Đến ngày 15/04/2004, PJICO đã tăng mức vốn điều lệ của mình lên 70 tỷ đồng (theo giấy phép số 06/GPDC-12/KDBH), đáp ứng đúng yêu cầu về mức vốn pháp định và thời gian điều chỉnh vốn được quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực ngày 01/04/2001. Kể từ đây, PJICO bắt đầu bước sang một thời kỳ mới trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Có thể nói, công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) ra đời là phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành bảo hiểm nói riêng. Sự ra đời của PJICO và một loạt các công ty bảo hiểm khác đã phá vỡ tính độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm, trả lại cho khách hàng những ưu đãi và quyền lợi chính đáng mà họ được hưởng trong nền kinh tế thị trường kể cả về về phương diện tài chính (phí bảo hiểm giảm) cũng như chính sách chăm sóc khách hàng thường xuyên, phục vụ tận tình chu đáo khi có tổn thất xảy ra. Khách hàng đã có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm và người cung cấp dịch vụ phù hợp cho mình.

2. Nguyên tắc và mục đích hoạt động kinh doanh của PJICO. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1. Nguyên tắc hoạt động của công ty PJICO.

- Đảm bảo chi trả đúng mức trách nhiệm.

- Đảm bảo, tạo điều kiện chi trả, thanh toán nhanh nhất cho khách hàng, tránh các thủ tục phiền hà gây mệt mỏi đối với khách hàng, làm giảm/mất uy tín của công ty.

- Căn cứ vào các số liệu thống kê, nhu cầu dự đoán, thời hạn bảo hiểm để tiến hành kế hoạch khai thác cụ thể tới từng đơn vị theo từng nghiệp vụ. Bên

cạnh đó, không ngừng nghiên cứu, phát triển sản phẩm để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của đông đảo khách hàng.

- Mở rộng khai thác có hiệu quả các đơn vị khác trong điều kiện kinh tế thị trường bảo hiểm có sự cạnh tranh.

Để có thể thực hiện được cam kết của mình đối với khách hàng, các nhà quản lý của công ty đã vạch ra tư tưởng phát triển chiến lược:

- Coi khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động.

- Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng toàn diện công tác dịch vụ khách hàng và tổ chức quản lý.

2.2. Mục đích kinh doanh của công ty PJICO.

- Kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng về lợi tức của cổ đông.

- Đáp ứng các nhu cầu bảo hiểm ngày càng đa dạng ngày càng tăng cảu nền kinh tế - xã hội trong cơ chế thị trường và trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Tăng cường khả năng bảo hiểm, đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm trong nước, hạn chế việc chuyển phí bảo hiểm ra nước ngoài.

- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài.

- Phấn đấu trở thành một tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính phi ngân hàng hoạt động thành công dưới mô hình cổ phần.

- Phòng ngừa, chia sẻ rủi ro với các công ty, xí nghiệp, tập thể và cá nhân, góp phần ổn định kinh doanh, bảo toàn vốn, ổn định đời sống cho người tham gia bảo hiểm và tích cực đóng góp vào ngân sách Nhà nước.

3. Tổ chức và nhân sự

3.1. Cơ cấu tổ chức

Công ty PJICO tổ chức và hoạt động theo mô hình của công ty cổ phần, dưới sự sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp 12/6/1999. Bộ máy quản lý của công ty gồm có Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi

của công ty. Dưới Hội đồng quản trị là ban Giám đốc gồm Tổng Giám đốc và 2 Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó Tổng Giám đốc có trách nhiệm giúp đỡ Tổng Giám đốc điều hành, quản lý Công ty. Dưới Ban giám đốc có các phòng ban chức năng có vai trò trực tiếp quản lý nghiệp vụ và thực hiện chức năng kinh doanh.

3.2 .Cơ cấu nhân sự

Số lượng cán bộ công nhân viên đang công tác tại công ty là trên 750 người. Đi bộ phận là các cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động, tận tâm với công việc và có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Các phòng ban tại công ty đều được trang bị đầy đủ máy vi tính nhằm thực hiện vi tính hoá trong công ty tạo điều kiện tốt nhất để phục vụ nhanh chóng cho khách hàng. Đội ngũ nhân viên phần lớn cũng được đào tạo qua các lớp tin học cơ bản. Hàng năm công ty mở các khoá học ngắn hạn để đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cũng như trang bị thêm kiến thức ngoại ngữ, tin học cho công nhân viên chức hoạt động trong công ty.

Về đời sống của cán bộ công nhân viên: thu nhập bình quân vào khoảng trên 2.500.000 đồng. Ngoài ra còn có các khoản tiền thưởng, và công ty cũng tổ chức những buổi tham quan du lịch để tạo ra sự thoải mái trong hoạt động của nhân viên để góp phần khích lệ tinh thần cũng như sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong công ty. Có thể nói với sự trẻ hoá đội ngũ nhân viên trong công ty kết hợp với sự quan tâm của toàn thể ban lãnh đạo công ty đến đời sống công nhân viên nên có thể nói chất lượng lao động của công ty được đánh giá là khá tốt. Do vậy khi khách hàng đến giao dịch đều nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, lịch sự, chu đáo của nhân viên trong công ty, luôn kịp thời đáp ứng mọi nhu cầu khúc mắc của khách hàng cũng như nhanh chóng chia sẻ gánh nặng về tài chính cho khách hàng khi rủi ro có thể xảy ra.

4. Mục tiêu và phương hướng phát triển trong thời gian tới

Công ty bảo hiểm PJICO là công ty chuyên kinh doanh mảng bảo hiểm phi nhân thọ. Những năm qua công ty đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để hoàn thành tốt kế hoạch, nhiệm vụ được giao trong một bối cảnh cạnh tranh hết sức gay gắt.Năm 2005 và cũng như trong thời gian tới đây cùng với sự phát triển nền kinh tế, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng gay gắt, sự tham gia của nhiều công ty bảo hiểm trong và ngoài nước trong thời gian tới, cũng như sự lớn mạnh của nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm, công ty sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn mới. Để luôn giữ vững được uy tín trên thị trường, phát huy hơn nữa những thành tích đạt được trong thời gian qua, Công ty đã vạch ra những mục tiêu và định hướng phát triển của mình, bao gồm những nội dung sau:

 Từ thực tế kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh trong những năm trước, năm 2005 PJICO quyết tâm gắn liền tăng trưởng với hiệu quả đối với từng nghiệp vụ. Khâu khai thác sẽ đựơc quản lý thắt chặt hơn. Năm nay, PJICO đặt kế hoạch doanh thu là 825 tỷ, đạt mức tăng trưởng 40% so với năm 2004. Mức tăng trưởng này tuy có giảm so với các năm trước nhưng vẫn cao gấp đôi so mức tăng trưởng chung của thị trường. Với một số nghiệp vụ như bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm hoả hoạn, bảo hiểm xe cơ giới,... tiếp tục duy trì vị

Một phần của tài liệu Công tác giám định bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (Trang 29)