d. Hoạt động kinh doanh và dịch vụ:
2.2.1. Tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Đông Á Chi nhánh Hà Nội.
nhánh Hà Nội.
2.2.1. Tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội. Nội.
Tín dụng ngắn hạn tại EAB Hà Nội luôn là hoạt động chủ yếu trong hoạt động tín dụng. Dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ tín dụng cụ thể là 84.79% năm 2004; 84.13% năm 2005 và 85.69% năm 2006. Số liệu cho thấy tỷ trọng tín dụng ngắn hạn đang có xu hướng tăng dần qua các năm và ngày càng tăng trưởng cả về số lượng tương đối lẫn tuyệt đối.
Dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 139 tỷ đồng năm 2004; 202.4 tỷ đồng năm 2005 tăng 45.63 % so với năm 2004; 313 tỷ đồng năm 2006 tăng 54.65% so với năm 2005. Sở dĩ tín dụng ngắn hạn có được mức tăng trưởng cao như vậy là bới vì trong các năm qua, ban lãnh đạo ngân hàng Đông Á đã không
Lê Hồng Phong Ngân hàng 45 B
ngừng cải cách, nâng cao sức cạnh tranh trong tín dụng tại các địa bàn mục tiêu, trong đó có Hà Nội.
* Cơ cấu dư nợ tín dụng ngắn hạn theo mục đích kinh doanh.
Bảng 5:Dư nợ tín dụng ngắn hạn theo mục đích kinh doanh
( Đến ngày 31/12/2006)
STT Mục đích xin cấp tín dụng Dư nợ CVNH quy đổi (VND)
Tỷ lệ (%) 1. Bổ sung vốn lưu động 113,714,114,444 36.32 2. Tài trợ nhập khẩu 132,587,690,070 42.35 3. Tài trợ xuất khẩu 2,790,351,000 0.89 4. Tài trợ xây dựng 994,000,000 0.32 5. Cho vay sửa nhà 10,756,522,101 3.44 6. Cho vay mua nhà 4,150,000,000 1.33 7. Cho vay tiêu dùng 649,100,000 0.21 8. Cho vay thành lập doanh
nghiêp 3,000,000,000
0.96 9. Cho vay mục đích đặc biệt 0
10. Đầu tư máy móc thiết bị 0 11. Kinh doanh chứng khoán
liêm yết 170,000,000
0.05
Lê Hồng Phong Ngân hàng 45 B
12. Kinh doanh chứng khoán
OTC 16,942,000,000
5.41 13. Khác 27,327,636,173 8.73 14. Tổng cộng 313,081,413,788 100
Bảng số liệu thể hiện một các hợp lý tính chất của tín dụng ngắn hạn, đó là: tín dụng ngắn hạn nhằm tài trợ bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp. Nhìn vào bảng dư nợ tín dụng ngắn hạn theo mục đích kinh doanh, cho thấy lĩnh vực tài trợ chủ yếu của EAB Hà Nội tập trung vào tài trợ nhập khẩu (42.35%) và bổ sung vốn lưu động (36.32%). Trong khi đó các số liệu thống kê thì các khoản mục khác quan trọng như cho vay tiêu dụng, kinh doanh chứng khoán,… còn khá khiêm tốn. Từ đây có thể thấy một trong những mục tiêu chiến lược của ngân hàng Đông Á Hà Nội đó là vươn rộng cánh tay của mình không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả thị trường quốc tế. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng việc ngân hàng Đông Á Hà Nội tập trung tài trợ vào một trong những lĩnh vực còn khá rủi ro, nhất là khi các bộ luật quy định về xuất nhập khẩu của Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn non kém dễ dẫn đến thiệt thòi thua lỗ, thậm chí là mất vốn. Chi nhánh nên tập trung vào những lĩnh vực ít rủi ro và đang ngày càng phát triển ở nước ta như: cho vay tiêu dùng, tài trợ xây dựng,…
Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, khi mà thị trường chứng khoán đang ngày càng phát triển, hay là việc các doanh nghiệp mọc lên hàng loạt. Chi nhánh có thể mở rộng cho vay đối cho khách hàng có nhu cầu vay để kinh doanh chứng khoán hay vay để mở doanh nghiệp. Công việc này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, tuy nhiên, chi nhánh có thể sử dụng các biện pháp đảm bảo nhằm an toàn cho mình như bảo đảm bằng tài sản được hình thành từ tiền vay.
* Cơ cấu dư nợ tín dụng ngắn hạn theo đối tượng.
Lê Hồng Phong Ngân hàng 45 B
Bảng 6: Dư nợ tín dụng ngắn hạn theo đối tượng cho vay. ( Đến ngày 31/12/2006)
Đối tượng Dư nợ TDNH quy đổi (VND) Tỷ lệ (%) Tổ chức kinh tế 249,906,155,514 79.82 Dân cư 63,175,258,274 20.18 Tổng cộng 313,081,413,788 100
Tín dụng tài trợ cho tổ chức kinh tế chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng Đông Á Hà Nội, năm 2004 là 78.10 %, năm 2005 là 80,01% và năm 2006 là 79.82%. Năm 2005, tỷ trọng này đã lên tới trên 80 %, cho thấy lĩnh vực hoạt động tín dụng chủ yếu của chi nhánh là tài trợ cho các tổ chức kinh tế. Trong đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tới 93%. Điều này cũng phù hợp với bối cảnh Việt nam hiện tại, khi mà các doanh nghiệp quốc doanh thường tìm đến các ngân hàng quốc doanh vay vốn với sự bảo trợ của nhà nước.
Phần lớn các khách hàng vay ngắn hạn tại chi nhánh là các công ty kinh doanh dịch vụ và các doanh nghiệp sản xuất hoạt động mang tính chất thời vụ. Họ vay vốn ngắn hạn chủ yếu để bổ sung vốn lưu động vho quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn vay từ ngân hàng dùng để chi trả nguyên vật liệu, vật tư, hàng hoá, dự trữ và các yếu tố đầu vào khác của quá trình sản xuất.
Điều này cho thấy, tín dụng ngắn hạn luôn là hoạt động chủ yếu của chi nhánh. Qua các số liệu có thể thấy tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm, đồng thời tỷ trọng tín dụng các khu vực đang dần trở nên hợp lý hơn, nó phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng ngày càng thuận lợi.