Nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền nú

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 51 - 56)

một vấn đề đang đặt ra nhằm đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đòi hỏi các cấp, các ngành và Bộ giáo dục phải nghiên cứu và vạch ra những giải pháp để giải quyết những vấn đề trên.

2.2.5. Nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dân tộc thiểu số và miền núi

Hồ Chủ tịch đã dạy: "Mục đích giáo dục bây giờ là phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, đào tạo lớp người, lớp cán bộ mới [19, tr. 450].

Vì vậy việc nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc về vai trò của giáo dục là một việc làm cần thiết. Đảng ta coi "giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu" là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, là động lực thúc đẩy mọi mặt của đời sống. Nền giáo dục phát triển sẽ đem lại cho con người những hiểu biết, cung cấp cho con người khối lượng kiến thức phong phú, đa dạng, giúp con người có tầm nhìn xa, trông rộng, đón bắt được thời cuộc, đi tắt đón đầu, tiếp nhận những khoa học tiến bộ của nhân loại. Với vai trò của giáo dục như vậy, việc nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi về vị trí của giáo dục lại càng cấp thiết hơn. Bởi vì đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu, vùng xa chưa có ý thức, chưa hiểu được tầm quan trọng của giáo dục. Từ trước tới nay đồng bào quan niệm không cần cái chữ vẫn có cái để ăn. Do đó, phải làm sao nâng cao nhận thức cho đồng bào từ đó họ tự nguyện, họ cảm thấy đó là

nhu cầu cần thiết không thể thiếu được trong cuộc sống, có như vậy mới tạo được động lực, nội lực phát triển giáo dục.

Hơn nữa, khi chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, khi thế giới đang chứng kiến việc phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật, nếu không đẩy mạnh phát triển giáo dục để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng với yêu cầu của thời đại, thì khó lòng mà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển lên được. Không thể cứ mãi "con trâu đi trước, cái cày theo sau", không áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất trong khi nhu cầu cuộc sống của con người ngày một tăng. Muốn vậy, không có con đường nào khác là phải học tập, phải có kiến thức để trở thành những người có trình độ cao, có tay nghề lao động thành thạo khi sử dụng những công cụ lao động tiên tiến, có thế mới kịp tốc độ phát triển giữa các vùng trong nước, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, cùng cả nước tiến lên: "Sánh vai cùng với các cường quốc năm châu". Điều quan trọng là phải tuyên truyền cho nhân dân thấy được, hiểu được để có quyết tâm cùng ngành giáo dục phấn đấu vượt qua những khó khăn trở ngại, thi đua lập nhiều thành tích mới.

Song, bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức về người thầy giáo để tạo ra môi trường xã hội biết tôn trọng người thầy, cũng là vấn đề được quan tâm chú ý tới.

Trong sự nghiệp đào tạo, vai trò của người thầy giáo là rất quan trọng, "một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy" và "không thầy đố mày làm nên". Thầy là người truyền đạt kiến thức, đem những kiến thức của mình để dạy học sinh. Người thầy giỏi sẽ đào tạo, dạy dỗ ra những trò giỏi, con ngoan, những công dân có ích cho xã hội. Người học có phát huy được tài năng và nâng cao được trình độ hay không là tùy thuộc vào sự dạy bảo của người thầy. Lúc này, người thầy là người mẹ thứ hai, nâng từng bước

đi của học sinh, giúp cho học sinh có được kiến thức để bước vào đời vững vàng, tự tin, mạnh dạn.

Có thể nói trong tương lai của người học có một phần đóng góp không nhỏ của người thầy. Cho nên, tôn trọng người thầy chính là tôn trọng bản thân, có tôn trọng thầy mới thấy hết được những gì quý giá ẩn náu trong tri thức.

Kết luận

Cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới là thời cơ thuận lợi để phát triển, đồng thời cũng là một thách thức gay gắt đối với các nước, nhất là những nước còn chậm phát triển về kinh tế như nước ta. Trong bối cảnh đó, nước ta muốn nhanh chóng tiến hành CNH, HĐH nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội phải phát triển mạnh giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển chung và bền vững.

Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, giáo dục được xem là một hiện tượng xã hội đặc biệt, đóng một vai trò đặc biệt. Giáo dục thực hiện chức năng truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội, giúp cho mỗi cá nhân tích lũy kiến thức, phát triển trí tuệ, hình thành văn hóa đạo đức, giúp cho xã hội bảo tồn phát triển nền văn minh của mình. Giáo dục tham gia đào tạo nguồn nhân lực, tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra lực lượng sản xuất trực tiếp và quản lý xã hội, phát triển tiềm năng trí tuệ và khả năng lao động sáng tạo của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: "Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa", "Vì lợi ích trăm năm phải trồng người". Chủ tịch Hồ Chí Minh còn cho rằng, sự nghiệp giáo dục gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp giải phóng dân tộc, một dân tộc được độc lập, tự do, giáo dục có điều kiện phát triển, mặt khác giáo dục mạnh làm cho dân tộc mạnh. Người chỉ rõ: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu".

Kế thừa tư tưởng trên, trong những năm gần đây Đảng ta luôn xác định rõ quan điểm: "giáo dục là quốc sách hàng đầu", "Giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc". Bước vào thời kỳ mới, tại Đại hội IX Đảng ta đã chỉ rõ: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" [6, tr. 108 - 109].

Quán triệt quan điểm trên của Đảng và để thực hiện chủ trương của Đảng là tạo ra "một xã hội học tập", trong những năm qua giáo dục đã giữ một vai trò quan trọng đối với các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực về mọi mặt, nâng cao đời sống của đồng bào.

Trong giai đoạn hiện nay, sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số nói chung và sự nghiệp giáo dục đào tạo nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu ấy, công tác giáo dục, đào tạo phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục, tạo nguồn động lực đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

Nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ trên, khóa luận đã đi vào phân tích thực trạng,c hỉ ra những khó khăn, hạn chế trong công tác giáo dục đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, từ đó tìm ra nguyên nhân và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản.

Mặc dù rất tâm đắc với đề tài, nhưng do trình độ và khả năng có hạn nên khóa luận mới chỉ dựng lại là những nghiên cứu bước đầu, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 51 - 56)