Bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ cho các giáo viên đang công tác tại thôn, bản của đồng bào dân tộc ít ngườ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 43 - 46)

viên đang công tác tại thôn, bản của đồng bào dân tộc ít người

Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Người giáo viên có trình độ chuyên môn cao, sẽ đào tạo ra những học sinh có tài năng lao động và nghiên cứu giỏi. Do vậy, đây là vấn đề lớn của ngành Giáo dục.

Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII khi nêu ra những giải pháp chủ yếu cho chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa có ghi: Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, tài. Hội nghị cũng đặt ra nhiệm vụ:

- Củng cố và tập trung đầu tư nâng cấp các trường sư phạm. Xây dựng một số trường Đại học sư phạm trọng điểm để vừa đào tạo giáo viên có chất lượng cao, vừa nghiên cứu khoa học giáo dục đạt trình độ tiên tiến.

- Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên để năm 2000 có ít nhất 50% giáo viên phổ thông và 30% giáo viên đại học đạt tiêu chuẩn quy định.

Với tinh thần đó tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định: "Phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm, cải thiện chế độ đãi ngộ. Bảo đảm về cơ bản đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ giáo viên so với học sinh theo yêu cầu của từng cấp học. Có cơ chế, chính sách bảo đảm đủ giáo viên cho các vùng miền núi cao, hải đảo" [6, tr. 204]. Vì vậy, ngành giáo dục xác định phương châm: "dân tộc nào có giáo viên người dân tộc đó" coi đào tạo giáo viên tại chỗ là giải pháp quan trọng, lâu dài có ý nghĩa chiến lược.

Nhiều năm, đội ngũ giáo viên ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số phải lên tới tận thôn, bản nên bị dàn mỏng, mất ổn định. Không đủ về số lượng và yếu về chất lượng. Vì vậy ngành giáo dục phải song song thực hiện hai giải pháp:

- Giải pháp tình thế (đào tạo cấp tốc, ngắn hạn).

- Giải pháp lâu dài (đào tạo chính quy theo yêu cầu chuẩn hóa). Với những giáo viên được đào tạo theo hệ dưới chuẩn, sau một vài năm công tác được ưu tiên bồi dưỡng thêm, đào tạo lại để đạt chuẩn. Theo tinh thần của giáo dục cộng đồng, việc đào tạo giáo viên ở miền núi cần phải linh hoạt và đa dạng: có hệ chuẩn, có hệ dưới chuẩn, có hệ chính quy, có hệ cấp tốc. Vừa đảm bảo yêu cầu đào tạo chung, lại vừa đảm bảo các yêu cầu có tính đặc thù ở vùng dân tộc thiểu số, trong đó có yêu cầu về trang bị phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc. Phải tiếp tục đánh giá đội ngũ giáo viên vùng dân tộc thiểu số, đánh giá từng người, đánh giá từng cấp học theo yêu cầu của chức danh chuẩn.

Từ đó tiến hành bồi dưỡng thường xuyên, khuyến khích tự bồi dưỡng, tự cập nhật kiến thức. Những giáo viên không đạt chuẩn về trình độ, năng lực và phẩm chất sư phạm sẽ phải chuyển sang làm việc khác.

Trong những năm qua, phần lớn đội ngũ giáo viên ở miền núi và vùng dân tộc là người Kinh từ các nơi khác đến, không biết tiếng dân tộc và thiếu hiểu biết về tập quán, phong tục của đồng bào địa phương. Vì vậy việc giảng dạy và truyền đạt tri thức cho học sinh dân tộc còn nhiều hạn chế, cần phải khuyến khích và có chế độ động viên giáo viên ở những vùng này tự trang bị cho mình về tiếng và chữ dân tộc để giảng dạy và thâm nhập vào cộng đồng đồng bào dân tộc. Hàng năm vào dịp hè cần tổ chức thường xuyên hơn nữa những lớp: "Bồi dưỡng hè" cho tất cả đội ngũ giáo viên. Như vậy, để cho giáo viên chưa có điều kiện đi học cao hơn vẫn có thể học thêm, bổ sung những kiến thức mới, những vấn đề chính trị cập nhật...

Đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn ở tất cả các cấp học, cần có biện pháp để giúp giáo viên này đạt được trình độ chuẩn, không nên để trình độ tri thức giữa các giáo viên chênh lệch quá xa, khoảng cách này cần phải được rút ngắn, càng sớm, càng tốt. Nâng cao chất lượng giáo viên đồng thời cũng nâng cao chất lượng học sinh. Hơn nữa, khối lượng tri thức của nhân loại ngày một nhiều, học sinh càng có nhu cầu được hiểu biết, được khám phá, tìm tòi, do đó việc nâng cao trình độ cho giáo viên lại càng phải đặt ra cần phải giải quyết hơn bao giờ hết.

Nhưng không chỉ chú ý đến nâng cao chất lượng mà quên việc tăng số lượng. Nếu chất lượng giáo viên cao mà phải dạy chồng chéo thì kết quả giáo dục thu được cũng không cao, bản thân học sinh tiếp thu kiến thức cũng vất vả.

Yêu cầu giáo viên phải đạt chuẩn đào tạo là hoàn toàn đúng đắn. Song ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số cần phải được tiến hành từng bước. ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số không thể đào tạo một lần mà có ngay đội ngũ giáo viên giỏi. Vì vậy, công tác đào tạo giáo viên phải gắn chặt với công tác đào tạo - bồi dưỡng thường xuyên.

Vì vậy Bộ Giáo dục phải có chương trình, mục tiêu củng cố, nâng cấp trường sư phạm, dành kinh phí thích đáng cho việc nâng tỷ lệ giáo viên miền núi được chuẩn hóa (kể cả sau đại học). Đồng thời tiếp tục đầu tư chỉ đạo chất lượng, các hình thức đào tạo ngắn hạn ở các tỉnh miền núi để thực hiện giải pháp tình thế bước đầu đáp ứng số lượng giáo viên thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ ở một số vùng đặc biệt khó khăn.

Để phát triển, nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH, thì vấn đề bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ cho các giáo viên đang công tác tại đây luôn luôn phải được đề ra và phải có biện pháp thích hợp nhằm thực hiện có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w