Tiếp tục phát triển quy mô xây dựng mạng lưới trường lớp thích hợp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 40 - 43)

lớp thích hợp

Muốn phát triển được giáo dục một trong những điều kiện tiên quyết là cơ sở vật chất. Vì vậy, tiếp tục xây dựng và phát triển mạng lưới trường, lớp cho các đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang là một vấn đề cấp thiết đặt ra, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa VIII đã nêu: "Đối với miền núi, vùng sâu, vùng khó khăn, xóa "điểm trắng' về giáo dục ở cấp,

bản. Mở thêm các trường dân tộc nội trú và các trường bán trú cụm xã, các huyện..." [4, tr. 23].

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng ta đã khẳng định "xây dựng hệ thống trường chuyên, trường trọng điểm, trung tâm chất lượng cao ở các bậc học. Coi trọng việc dạy ngoại ngữ và tin học từ cấp phổ thông. Mở thêm các trường phổ thông nội trú ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào thiểu số. coi trọng giáo dục gia đình" [3, tr. 108]. Quán triệt tình thần ấy, càng ở những nơi khó khăn, giáo dục phát triển chậm, càng phải tập trung đầu tư, đầu tư đủ mạnh. Đặc biệt chú trọng đầu tư từ cơ sở, hệ thống trường lớp phải được tới tận bản làng, trên cơ sở đó triệt để thanh toán nạn mù chữ, hoàn thiện phổ cập giáo dục tiểu học. Kinh nghiệm cho thấy ở miền núi những sự đầu tư nửa vời, thiếu đồng bộ không kích thích được sự phát triển, không đủ sức tồn tại trước mọi khó khăn. Đồng bào miền núi còn nghèo, khả năng đóng góp rất hạn chế. Do vậy sự đầu tư của Nhà nước phải là sự đầu tư cơ bản, toàn bộ và triệt để, bao gồm:

- Xây dựng kiên cố và trang bị ở mức cao nhất cho các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.

- Cấp sách giáo khoa cho học sinh tiểu học, đồ dùng giảng dạy cho giáo viên, xây dựng phòng đọc sách báo, tủ sách, thư viện, cung cấp trang thiết bị dạy học để từng bước đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo.

- ở các vùng cao, xa xôi hẻo lánh, ngành học mầm non chưa có điều kiện phát triển, thì tập trung ưu tiên tạo điều kiện cho trẻ 5 tuổi được hưởng chương trình giáo dục mẫu giáo ở các lớp mẫu giáo gắn liền với tiểu học. Từng bước mở các trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo ở các xã, cụm xã, thôn bản có điều kiện.

- Củng cố các lớp cắm bản, mở các lớp ghép, lớp treo để thu hút phần lớn số trẻ đến học.

- Mở các lớp bán trú ở xã, cụm xã theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm để trẻ ở xa có điều kiện học tại lớp.

- Củng cố các trung tâm giáo dục thường xuyên thành cơ sở vừa dạy chữ vừa dạy nghề cho thanh niên các dân tộc.

- Tiếp tục củng cố các trường phổ thông dân tộc nội trú các cấp, gắn công tác tuyển sinh với quy hoạch đào tạo, tạo ra sự liên thông giữa các tuyến dưới với tuyến trên, quan tâm tuyển các đối tượng người dân tộc thiểu số, học sinh nữ.

- Đa dạng hóa hệ thống mạng lưới trường lớp và hình thức dạy học để huy động mọi người đi học, xây dựng mạng lưới trường lớp phủ kín, xóa bản "trắng", xây dựng các trường tiểu học hoàn chỉnh, mở trường trung học cơ sở cho các cụm xã... Ngoài ra còn phải mở các loại hình trường chuyên nghiệp từ sơ cấp đến đại học, còn có những trường lớp có hình thức đặc thù như: trường phổ thông lao động, trường thanh niên dân tộc, trường thiếu nhi vùng cao, trường dự bị đại học Trung ương (Việt Trì) để tạo nguồn học sinh người dân tộc vào bậc đại học.

- Phát triển hơn nữa hệ thống các trường dân tộc nội trú, mở các lớp xóa mù chữ, lớp học linh hoạt, các trung tâm giáo dục trẻ em gái và phụ nữ để trở thành hình thức giáo dục mang tính đặc thù phù hợp với đối tượng học tập. Các loại trường lớp này không chỉ nhằm học chữ mà còn cung cấp thêm các tri thức xã hội, kỹ năng sống và nghề nghiệp.

Trường, lớp là cơ sở ban đầu, là một trong những điều kiện cần thiết giúp cho công tác giáo dục - đào tạo có hiệu quả. Chính vì vậy cần phải phát huy nguồn lực ở đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, họ không có tiền nhưng lại có hiện vật: Tre, đất, nứa... và có thể đóng góp công sức xây dựng. Song bên cạnh đó cần sự hỗ trợ của các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội của Nhà nước đầu tư về xi măng, tiền bạc... như thế sẽ đảm bảo lớp học cho học sinh.

Trường lớp ổn định, sạch đẹp sẽ tạo cho học sinh có hứng thú, có nhu cầu và thiết tha với học tập, do học sinh không phải nghỉ học vì trời

mưa hoặc có giông bão, các em sẽ được đến trường và nghỉ hè theo đúng quy định không phải học bù, học thêm...

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w