qua.
Theo đánh giá của các nhà quan sát thị trường, giá cao su bắt đầu tăng vào cuối năm 2002 và tăng mạnh trong tháng 9 năm 2003 mức tăng đạt 30-40% so với đầu năm 2003. Từ đầu tháng 10 năm 2003 và sang đầu năm 2004, giá hầu hết các loại cao su nguyên liệu trên thị trường thế giới liên tục tăng mạnh với mức tăng phổ biến từ khoảng 8% đến trên 20%. Tại Thái Lan, giá cao su RSS3 giao ngay cuối năm 2003 và đầu 2004 được chào bán từ 1300-1310 USD/ tấn, tăng khoảng trên 20% so với cùng thời điểm năm trước. Tại Kuala Lumpur, giá cao su SMR20 giao tháng 11 năm 2003 đạt mức 1300 USD/ tấn. Tại Indonesia, giá cao su SIR20 giao tháng 12 năm 2003 được chào bán ở mức xấp xỉ 1330 USD/ tấn, tăng 8,3% so với mức giá cuối tháng 10 năm 2003, riêng giá cao su nguyên liệu SIR 3L lại đạt ở mức giá cao mới là 1197 USD/ tấn.
Đối với cao su Việt Nam, Theo giá của TCTCSVN thì từ giữa tháng 10 năm 2003, giá chào bán mủ cao su đã vượt mức 1100 USD/ tấn, tăng từ 80-100 USD/ tấn so với trung tuần tháng 9 năm 2003. Giá xuất khẩu tăng đã kéo theo giá bán mủ cao su trong nước tăng mạnh, vào giữa tháng 8 giá cao su trong nước đạt 14 triệu đồng/tấn, đến cuối tháng 9 đạt 16 triệu và đến tháng 12 năm 2003 đạt mức kỷ lục 17,2-17,3 triệu đồng/ tấn. Như vậy trong vịng hơn 2 tháng giá cao su nguyên liệu trên thị trường Việt Nam đã tăng khoảng 21,54%. Nhờ vậy mà xuất khẩu cao su trong 9 tháng đầu năm 2003 chỉ đạt 297.000 tấn, giảm 3,3% so với năm trước nhưng về trị giá đạt tới 238 triệu USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu trực tiếp của Tổng cơng ty đạt 32.225 tấn trị giá 28.8 triệu USD (xem phụ lục 5)
Sở dĩ cĩ tình hình trên, theo ý kiến của các nhà phân tích thị trường, cĩ 2 nguyên nhân chính. Một là do ảnh hường của thời tiết, sản lượng mủ cao su khai thác của hầu hết các nước sản xuất chính đều giảm, nguồn cung bị thắt chặt. Hai là trong khi nguồn cung hạn hẹp thì nhu cầu tiêu thụ cao su nguyên liệu trên thế giới tăng đáng kể.