Ngân sách marketing

Một phần của tài liệu 835 Xây dựng kế hoạch Marketing dịch vụ thẻ ATM của Eximbank tại địa bàn TP. Long Xuyên giai đoạn 2009 - 2010 (Trang 84)

Các chi phí thực hiện ự tr 6

Bảng 6.9 Chi phí m keting ù34

Đơ nh: 1.00

y được Eximbank cho in logo của ngân ần quảng cáo hình ả kế hoạch được d ù như bảng .5

ar dự tr

n vị tí 0 đồng

Khoản mục Số lượng Đơn giá Thành tiền

Băng-rôn 30 100 3.000 Tờ rơi 12.000 0,35 4.200 Poster 200 10 2.000 Cộng tác viên 5 8.000 Bút bi 600 3 1.800 Móc khóa 600 3,5 2.100 Đồng hồ treo tường 100 75 7.500 Tổng chi phí 28.600 6.9 ĐÁNH GIÁ KẾ KẾ HOẠCH

Việc đ ào mục tiêu marketing đã c u:

6.10 Các chỉ tiêu đánh giá kế h h T QUẢ CỦA MARKETING

ánh giá kết quả đạt được sẽ dựa v đượ đề ra. Cụ thể như sa

Bảng oạc

Khoản mục Chỉ tiêu đánh giá Thực hiện

Thẻ Eximbank – Visa Business 30

Thẻ Visa – MasterCard 30

Thẻ Eximbank – Visa Debit 40

Thẻ V-TOP 1.200

Thị phần thẻ tại Long Xuyên 3%

Bộ phận thẻ của Eximbank và cộng tác viên.

34 Công ty TNHH TM & DV Quảng Cáo An Giang. Bảng báo giá tháng 5/2009. 93 Trần Hưng Đạo, phường Mỹ

CHƯƠNG 7:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong chương 6 đã trình bày chi tiết các nội dung chính của kế hoạch marketing, như: phân tích môi trường marketing, tình hình nội bộ Eximbank, chiến lược tìm được từ ma trận SWOT, kế hoạch 4P, tổ chức thực hiện, dự trù kinh phí… Chương 7 sẽ tổng hợp lại vấn đề đã nghiên cứu, nêu ra một số kiến nghị hỗ trợ cho kế hoạch và đồng thời nói rõ những hạn chế mà đề tài mắc phải.

7.1 Kết luận

Eximbank An Giang được thành lập nhằm mục đích mở rộng hệ thống chi nhánh của Hội sở. Qua đó vừa phục vụ khách hàng nhiều hơn vừa tái khẳng định vị thế của một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Eximbank cung cấp rất nhiều sản phẩm, trong đó có dịch vụ thẻ ATM. Bên cạnh sự thuận lợi, công tác triển khai gặp một số khó khăn nhất định.

™ Về thuận lợi.

Thứ nhất, các chính sách do Nhà nước ban hành có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Eximbank nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng. Để khôi phục nền kinh tế quốc gia sau cuộc khủng hoảng, Chính phủ liên tục đưa ra các gói kích cầu khuyến khích người dân tiêu dùng. Qua đó ngành dịch vụ có nhiều khởi sắc.

Thứ hai, tỉnh An Giang là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh. Điều này thể hiện qua tỷ lệ gia tăng GDP hàng năm khoảng 5,3%. Đời sống người dân liên tục được cải thiện, nhất là tại thành phố Long Xuyên. Người dân sử dụng nhiều hơn những dịch vụ có khả năng mang lại sự tiện lợi trong đời sống hàng ngày, trong số đó có thể kể đến dịch vụ thẻ ATM.

Thứ ba, thói quen trong tiêu dùng của người dân đang dần thay đổi. Một số đối tượng bắt đầu quen với việc sử dụng thẻ ATM như sinh viên, cán bộ - công nhân viên chức. Tuy chưa thật nhiều về số lượng và chưa khai thác hết các tiện ích vốn có của thẻ nhưng các đối tượng này đã góp phần làm cho hình ảnh thẻ ATM không còn xa lạ như trước đây.

™ Về khó khăn

Thứ nhất, sức hấp dẫn của thị trường An Giang nói chung và thành phố Long Xuyên nói riêng không chỉ thu hút Eximbank mà còn được nhiều ngân hàng thương mại khác. Đặc biệt là bốn ngân hàng Agribank, Vietcombank, Vietinbank và DongAbank đã xâm nhập từ lâu và đang nắm giữ phần lớn thị trường thẻ ATM tại đây. Các ngân hàng khác thành lập chi nhánh trước Eximbank cũng có khách hàng của riêng mình. Điều này khiến cho thị trường bị thu hẹp rất nhiều nên Eximbank vấp phải rất nhiều sự cạnh tranh khi triển khai hoạt động thẻ.

Thứ hai, tuy Eximbank là một trong những ngân hàng thương mại lớn trên toàn quốc nhưng tại thành phố Long Xuyên vẫn chưa được nhiều người biết đến. Vì thế lượng khách hàng tìm đến dịch vụ mà Eximbank cung cấp vẫn rất khiêm tốn.

năng ưu việt, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau nhưng do chưa có bộ phận marketing chuyên nghiệp và phải phụ thuộc vào Hội sở nên Eximbank vẫn có ít chương trình quảng bá các lợi thế đó của mình.

Chính vì các lý do trên, nghiên cứu đã tiến hành xây dựng một kế hoạch marketing có thể giúp Eximbank cải thiện phần nào tình hình hiện nay. Kế hoạch có một số điểm chính như sau:

Về chiến lược chung, Eximbank không nên cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ hiện tại. Tận dụng các lợi thế sẵn có về thương hiệu, đội ngũ nhân viên, tính năng của sản phẩm làm tiền đề xâm nhập thị trường. Từng bước gia tăng về số lượng thẻ phát hành bằng cách cung cấp cho khách hàng chất lượng phục vụ tốt nhất.

Về mục tiêu marketing, nghiên cứu đặt ra con số phải đạt được đối với thẻ V-TOP là 1.200 và các loại thẻ quốc tế là 100 để phấn đấu. Mục tiêu này được xác định dựa trên tốc độ phát hành khoảng 100 thẻ/ tháng như hiện nay. Thị phần thẻ mà Eximbank sau một năm triển khai kế hoạch là 3%.

Về kế hoạch 4P, sản phẩm, phí dịch vụ được vẫn được duy trì như hiện nay. Kênh phân phối có thêm đội ngũ cộng tác viên được tuyển chọn và tập huấn trang bị các thông tin lẫn kỹ năng cần thiết. Đẩy mạnh tiếp thị chi hộ lương tại các cơ quan hành chính sự nghiệp vì khách hàng nơi đây có số lượng khá đông và việc sử dụng thẻ khá ổn định. Bên cạnh đó thực hiện quảng bá thương hiệu Eximbank và dịch vụ thẻ thông qua các phương tiện truyền thông, nhưng chủ yếu vẫn là tờ rơi, băng-rôn, poster và cộng tác viên. Triển khai chương trình khuyến mại thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách tặng các vật dụng có giá trị sử dụng cao như bút bi, móc khóa, đồng hồ treo tường.

Về tổ chức thực hiện, chịu trách nhiệm triển khai và giám sát chính là bộ phận thẻ của Eximbank. Nhưng vẫn phải báo cáo kết quả hoạt động định kỳ cho ban giám đốc theo dõi và xem xét. Thời gian thực hiện kế hoạch khoảng một năm, từ tháng 7/2009 đến tháng 6/2010. Chi phí dự trù vào khoản 28.600.000 đồng.

7.2 Kiến nghị và giải pháp 7.2.1 Kiến nghị

Eximbank nên thành lập bổ sung bộ phận marketing. Bộ phận này cần tách biệt với các phòng ban khác để đảm bảo hoạt động nghiên cứu và xây dựng các kế hoạch quảng cáo được thuận tiện. Duy trì lực lượng cộng tác viên để thực hiện việc triển khai các kế hoạch của bộ phận marketing.

7.2.2 Giải pháp

Nhân sự bộ phận marketing khoảng 3 người. Trong đó cần một người có kinh nghiệm và am hiểu các hình thức quảng cáo. Các thành viên còn lại có thể được tuyển từ sinh viên trường Đại học An Giang.

Lực lượng cộng tác viên khoảng 5 người, được tuyển chọn từ người dân thành phố Long Xuyên. Yêu cầu có khả năng làm việc độc lập, có phương tiện đi lại và năng động, nhiệt tình.

7.3 Hạn chế của đề tài

Mặc dù có rất nhiều phương thức truyền thông nhưng nghiên cứu chỉ mới đưa ra được một số cách thức quảng cáo ngoài trời. Hơn nữa, đối tượng hướng đến chủ yếu là khách hàng cá nhân, chưa đề cập đến khách hàng là các tổ chức và làm thế nào để tiếp cận họ. Truyền thông qua báo, đài truyền hình, đài phát thanh cũng không được đề cập đến.

Địa bàn nghiên cứu được giới hạn chỉ tại thành phố Long Xuyên nhưng địa bàn hoạt động của Eximbank là toàn tỉnh. Thực tế cho thấy thị xã Châu Đốc vẫn có khách hàng sử dụng thẻ ATM do Eximbank phát hành. Thêm vào đó, số lượng mẫu được nghiên cứu thu thập không nhiều nên chưa thể phản ánh hết tất cả các khía cạnh có liên quan.

Nghiên cứu hy vọng các đề tài được thực hiện sau này sẽ khắc phục được những hạn chế trên, bám sát với tình hình thực tế, đưa ra nhiều hình thức truyền thông, khuyến mại có hiệu quả hơn cho công tác phát hành thẻ ATM và các hoạt động khác của Eximbank chi nhánh An Giang.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Anh Quân. 25/1/2008. 70% thu nhập của người Việt dành cho tiêu dùng [online]. Đọc từ: http://vneconomy.vn/62605P0C19/70-thu-nhap-cua-nguoi-viet-danh-cho-tieu-dung.htm. Đọc ngày 3/4/2009

Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa XII [online]. Đọc từ http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105039/ ns071023101353. (Đọc ngày 9/4/2009)

Cao Minh Toàn. 2006. Tài liệu giảng dạy Marketing căn bản. Đại học An Giang.

Dương Hồng Phương. Triển khai thành công giai đoạn I chỉ thị số 20 về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Tạp chí Ngân hàng. Số 5 tháng 3 – 2009: 15 – 20

Eximbank. Báo cáo thường niên 2006. Thành phố Hồ Chí Minh Eximbank. Báo cáo thường niên 2007. Thành phố Hồ Chí Minh

Havard Business School. 2006. Các kỹ năng tiếp thị hiệu quả. Thành phố Hồ Chí Minh: Fist News (Trí Việt)

Huỳnh Phú Thịnh. 1/2008. Tài liệu giảng dạy phương pháp nghiên cứu trong kinh tế - quản trị kinh doanh. Đại học An Giang.

Nguyễn Anh. 22/5/2008. Nhiều máy ATM đa chức năng xuất hiện tại Banking 2008 [online]. Đọc từ: http://www.vnexpress.net/GL/Vi-tinh/2008/05/3BA028B5/. (Đọc ngày 11/3/2009). Phillip Kotler. 2001. Quản trị marketing. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Thống kê.

Phillip Kotler. 2005. Marketing căn bản. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Giao thông vận tải. Phòng thống kê TP. Long Xuyên. 6/2008. Niên giám thống kê năm 2007.

T.Tuyền. Đổi thẻ từ sang thẻ chip: Vì sao nơi đổi nơi không? [online]. 29/7/2005. Đọc từ: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=91008&ChannelID=11. (Đọc ngày 10/4/2009)

Theo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam. Thời của thẻ chip [online]. Đọc từ: http://vietbao.vn/The-gioi- giai-tri/Thoi-cua-the-chip/50748568/407/. (Đọc ngày 11/4/2009)

Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn. “Cuộc chiến” thẻ từ và chip [online]. Đọc từ: http://www.tapchiketoan.com/tin-tuc/tin-tuc-ngan-hang-tai-chinh/cuoc-chien-the-tu-va- chip.html. (Đọc ngày 11/4/2009)

Theo Pháp luật TP.HCM. Giành giật thị phần thẻ. 18/9/2008. Đọc từ http://news.e- city.vn/index.php?ecms=news&news_id=8900. (Đọc ngày 14/5/2009)

PHỤ LỤC 1

MẪU TỜ RƠI CHO SẢN PHẨM THẺ V-TOP CỦA EXIMBANK

Mặt trước Mặt sau

PHỤ LỤC 2

VỊ TRÍ CÓ THỂ TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG 1. Khu vực trung tâm thành phố Long Xuyên

Nguồn: http://www.vietbando.com/PrintMapResult.aspx?l=0&FindString=&Vehicle&FindType

2. Khu vực sân vận động, trung tâm hành chính, hồ Nguyễn Du, cầu Nguyễn Trung Trực

Nguồn: http://www.vietbando.com/PrintMapResult.aspx?l=0&FindString=&Vehicle&FindType

3. Khu vực bến xe Bình Khánh, cầu Tôn Đức Thắng

Nguồn: http://www.vietbando.com/PrintMapResult.aspx?l=0&FindString=&Vehicle&FindType

PHỤ LỤC 3

BẢN CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU

Chào anh/chị!

Tôi tên Võ Trung Kiên, là sinh viên lớp DH6KD1, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học An Giang. Tôi đang tiến hành một đề tài nghiên cứu về dịch vụ thẻ ATM của các ngân hàng thương mại. Rất mong anh/chị chia sẻ ý kiến cho một số vấn đề sắp được đề cập sau đây. Thông tin mà anh/chị cung cấp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đề tài mà tôi nghiên cứu.

Câu 1: Anh/chị đang sở hữu bao nhiêu thẻ ATM?

………

Câu 2: Anh/chị sử dụng thẻ ATM của ngân hàng nào?

………

Câu 3: Anh/chị sử dụng thẻ ATM vào mục đích gì?

………

Câu 4: Anh/chị mở thẻ vào dịp nào?

………

Câu 5: Anh/chị mở thẻ ATM dựa vào tiêu chí nào? Đâu là tiêu chí anh/chị cho là quan trọng nhất?

………

Câu 6: Anh/chị thường sử dụng bao nhiêu tiền trong mỗi lần giao dịch? Anh/chị thường duy trì số dư trong tài khoản là bao nhiêu?

………

Câu 7: Anh/chị có biết thẻ ATM của mình có thể sử dụng được tại ngân hàng khác? Nếu biết, đó là những ngân hàng nào? Nếu không biết, tại sao?

………

Câu 8: Anh/chị có quan tâm đến phí thường niên? Theo anh/chị, phí thường niên bao nhiêu thì phù hợp?

………

Câu 9: Anh/chị thích hình thức khuyến mại nào nhất? Vì sao anh/chị lại thích hình thức đó? ………

Câu 10: A/chi vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân (họ tên, tuổi, nghề nghiệp, thu nhập…) ………

PHỤ LỤC 4

PHIẾU KHẢO SÁT

TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN

Chào anh/chị!

Tôi tên Võ Trung Kiên, là sinh viên lớp DH6KD1, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học An Giang. Tôi đang tiến hành một cuộc khảo sát để lấy ý kiến của người dân thành phố Long Xuyên về dịch vụ thẻ ATM của các ngân hàng thương mại. Rất mong anh/chị dành khoảng 5 phút để trả lời các câu hỏi liên quan dưới đây. Thông tin mà anh/chị cung cấp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đề tài mà tôi nghiên cứu.

Chân thành cảm ơn sự cộng tác và giúp đỡ của anh/chị!

PHẦN HỖ TRỢĐÁP VIÊN

• Anh/chị cho ý kiến bằng cách khoanh tròn chữ số tương ứng với câu trả lời;

• Với những câu hỏi được ký hiệu (MR), anh/chị có thể cho nhiều sự lựa chọn;

• Với những câu hỏi được ký hiệu (SR), anh/chị chỉ có một sự lựa chọn cho mỗi câu;

• Với những câu hỏi mở (………..), xin anh/chị vui lòng cho biết chi tiết.

PHẦN SÀNG LỌC

Anh/chị có sở hữu thẻ ATM không? 1/ Có 2/ Không

Xin anh/chị cho biết lý do: ………...

PHẦN THÔNG TIN CHÍNH

Câu 1: Anh/chị sở hữu bao nhiêu thẻ ATM? (SR) 1 (Anh/chị sang câu 3 )

2 3 4 ≥ 5

Câu 2: Vì sao anh/chị mở nhiều tài khoản thẻ ATM khác nhau? (MR) 1/ Mỗi loại thẻ có tính năng nổi trội riêng

2/ Dự phòng trục trặc khi thanh toán, rút tiền 3/ Thể hiện sự sành điệu

4/ Sử dụng được tại nhiều điểm chấp nhận thẻ/ máy ATM khác nhau 5/ Do ngân hàng khuyến mại

6/ Do yêu cầu công việc

Câu 3: Anh/chị đang sở hữu thẻ ATM của ngân hàng nào? Anh/chị hãy cho biết ý kiến đánh giá về thẻ ATM của ngân hàng đó? (MR)

Ngân hàng Chọn Đánh giá Sacombank 1 Đông Á 2 Techcombank 3 SCB 4 ABBank 5 Vietcombank 6 Vietinbank 7 Eximbank 8 Agribank 9 Khác: ... 10

Câu 4: Anh/chị bắt đầu sử dụng thẻ ATM từ thời gian nào? (SR) 1/ Năm 2009 2/ Năm 2008 3/ Năm 2007

4/ Năm 2006 5/ Năm 2005 6/ Từ 2004 trở về trước

Câu 5: Anh/chị đã mở thẻ trong trường hợp nào? (MR)

1/ Khi có nhu cầu 2/ Khi ngân hàng khuyến mại 3/ Cơ quan mở cho nhân viên 4/ Nhân viên ngân hàng yêu cầu

5/ Khác: ………...

Câu 6: Anh/chị sử dụng thẻ ATM vì mục đích gì? (MR) 1/ Như một sổ tiết kiệm 2/ Rút tiền

3/ Chuyển tiền và nhận tiền 4/ Mua các loại thẻ trả trước 5/ Thanh toán hóa đơn (điện, nước, điện thoại…)

6/ Thanh toán tại các điểm bán lẻ, cung cấp dịch vụ

7/ Khác: ………

Câu 7: Trung bình một tháng, anh/chị sử dụng thẻ ATM mấy lần? (SR) 1 lần 2 lần 3 lần 4 lần ≥ 5 lần

Câu 8: Mỗi lần giao dịch, anh chị thường sử dụng bao nhiêu tiền? (SR) 1/ Dưới 500.000 2/ 500.000 – dưới 1.000.000

3/ 1.000.000 – dưới 1.500.000 4/ 1.500.000 – dưới 2.000.000

Câu 9: Anh/chị thường duy trì số dư trong tài khoản là bao nhiêu? (SR) 1/ Dưới 500.000 2/ 500.000 – dưới 1.000.000

3/ 1.000.000 – dưới 1.500.000 4/ 1.500.000 – dưới 2.000.000

5/ ≥ 2.000.000

Một phần của tài liệu 835 Xây dựng kế hoạch Marketing dịch vụ thẻ ATM của Eximbank tại địa bàn TP. Long Xuyên giai đoạn 2009 - 2010 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)