Thời gian lưu trú của khách

Một phần của tài liệu 760 Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2010 (Trang 28 - 29)

Chương2: DU LỊCH TIỀN GIANG – THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ ỨNG DỤNG MARKETING

2.3.1.2Thời gian lưu trú của khách

Do chương trình tour chủ yếu theo chương trình sắp xếp của các đơn vị kinh doanh lữ hành TP. Hồ Chí Minh, thời gian tham quan ngắn nên thời gian lưu trú cịn thấp, chỉ cĩ khách đi lẻ và ba lơ lưu trú. Bình quân trong 5 năm 1995-2000 tỉ lệ khách lưu lại qua đêm chỉ bằng 6,3% tổng số khách đến Tiền Giang, ngày khách bình quân là 1,4 ngày/người. Sang giai đoạn 2001-2004, ngày khách lưu trú bình quân đạt 1,7 ngày/ người dối với khách quốc tế và 1,3 ngày/ người đối với khách nội địa, tỉ trọng chỉ đạt 15% trên tổng lượt khách.

Mục đích chuyến đi của khách chủ yếu là tham quan nghỉ ngơi. Chính mục đích du lịch sẽ cĩ ảnh hưởng lớn đến thời gian lưu trú và chi tiêu của khách.Vả lại, Tiền Giang rất gần TP.Hồ Chí Minh, mà khơng cĩ các hoạt động đặc trưng để cĩ thể thu hút, lơi kéo khách du lịch nên họ thường đi và về trong ngày. Hầu hết lượng khách đến Tiền Giang là do các cơng ty lữ hành tại TP. Hồ Chí Minh đưa đến theo chương trình đã hợp đồng, nên lượng khách này khơng lưu lại qua đêm.

2.3.2 Doanh thu

Bảng 2.4: Doanh thu ngành du lịch tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn 2000-2004

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Tốc độ tăng bình quân Doanh thu 468.735 678.968 595.458 550.164 542.511 5.82% 1. DN trực tiếp phục vụ DL 47.060 46.353 56.043 50.751 56.544 4.44% Thu quốc tế 16.733 15.117 20.055 31.539 26.949 15.23% Khách sạn 3.591 3.963 4.059 5.220 6.202 12.99% Lữ hành 10.477 14.102 18.271 13.974 15.657 9.55% Aên uống 21.013 25.769 30.819 29.436 32.808 9.65% V/c khách du lịch 858 886 254 164 33.38% Thu khác 2.624 1.661 2.008 1.867 1.713 -6.71% 2. Các hộ cá thể KD du lịch 421.675 632.615 539.415 499.413 485.967 5.96%

Về cơ cấu chi tiêu của khách: doanh thu trong giai đoạn 2000 -2004 cĩ

tăng lên nhưng cơ cấu chi tiêu cao nhất cho khách tham quan du lịch cũng chỉ đạt 28,27% , ăn uống 56,95% và lưu trú tăng lên 11,13%, cịn lại là mua sắm và các dịch vụ khác 3.48%. Với cơ cấu này cho thấy du khách chủ yếu được đưa đến Tiền Giang qua các cơng ty lữ hành tại TP.HCM với chương trình mua sẵn và ăn uống được đặt trước nên mức thu về tham quan và ăn uống cĩ tỉ trọng cao. Các dịch vụ bổ sung và hàng lưu niệm cũng chưa kích thích mạnh nhu cầu chi tiêu của khách, đồng thời cơ sở lưu trú với chất lượng thấp khơng hấp dẫn cho khách lưu lại, nên tỉ trọng cịn thấp tốc độ tăng chưa cao.

Một phần của tài liệu 760 Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2010 (Trang 28 - 29)