Cơ cấu, sơ đồ tổ chức bộ máy côngty Techpro

Một phần của tài liệu 516 Áp dụng Marketing mix nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Bia Nghệ An (Trang 38)

I. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNGTY TECHPRO

1.3.Cơ cấu, sơ đồ tổ chức bộ máy côngty Techpro

1. Quá trình hình thành và phát triển côngty Techpro

1.3.Cơ cấu, sơ đồ tổ chức bộ máy côngty Techpro

1.3.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty

Techpro là một công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên. Đến năm 2006 hội đồng thành viên của công ty chính thức có 2 người là: ông Đỗ Đức Hậu và bà Trần Thị Nguyệt Oanh. Hội đồng thành viên của công ty là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, họp ít mỗi lăm một lần. Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc điều hành công ty là

ông Đỗ Đức Hậu. Chủ tịch hội đồng thành viên có trách nhiệm thay mặt hội đồng thành viên ký các quyết định của hội đồng thành viên.Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, ký kết các hợp đồng nhân danh công ty.

1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kinh doanh

Mô hình quản lý của công ty được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở nâng cao tính chuyên nghiệp cho bộ máy quản lý chuyên nghiệp, tạo môi trường phát triển cho tất cả mọi cá nhân. Các phòng ban được liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống.

Sơ dồ 9. Mô hình quản bộ máy công ty Techpro

Nguồn: Công ty Techpro

Đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm điều hành công ty là giám đốc. Giám đốc sẽ bao quát quản lý toàn bộ các lĩnh vự từ bộ phận kỹ thuật thông qua phó giám đốc kỹ thuật , bộ phận hành chính , bộ phận kế toán tài chính, bộ phận kinh doanh Advantech, bộ phận nghiên cứu, phát triển thị trường. Phó giám đốc kỹ thuật sẽ quản lý và chịu

Phát tri n th trường Ban d án Nghiên c u &

phát tri n Kinh doanh Advantech Kinh doanh Idtech

Phòng kinh doanh Phòng h tr KT Phòng kinh doanh Phòng gi i pháp Phòng d ch v k thu tụ ỹ chính v h Phòng h nh à ỗà tr kd Phòng b o h nhà K toán & t i ế à chính GI M Á ĐỐC Phó giám đốc k thu t

trách nhiệm trước giám đốc về tình hình hoạt động kinh doanh của phòng kỹ thuật, phòng bảo hành và phòng kinh doanh Idtech. Phòng tài chính, kế toán có nhiệm vụ hoạch toán tình hình thu chi của công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản về nghĩa vụ của công ty với nhà nước, và có trách nhiệm báo cáo tình hình tài chính của công ty cho giám đốc theo từng quý, từng kỳ kinh doanh. Phòng hành chính và hỗ trợ kinh doanh: có nhiệm vụ thực hiện quản lý và tổ chức hoạt động tài chính hỗ trợ cho phòng kinh doanh các thủ tục hành chính.Có chức năng tham mưu cho giám đốc để hoàn thiện các thủ tục hành chính. Phòng phát triển thị trường: có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển thị trường, hỗ trợ cho bộ phận kinh kinh doanh, xây dựng các kế hoạch marketing cho từng sản phẩm, quảng bá, phát triển thương hiệu Techpro. Phòng nghiên cứu và phát triển: đây là bộ phận có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển các bộ phận phần mềm, các giải pháp tích hợp hệ thống, các giải pháp đồng bộ sản phẩm, hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ của công ty,

Như vậy nhiệm vụ được phân chia rõ ràng cho các phòng ban trực thuộc để đảm bảo không có sự chồng chéo cản trở nhau trong kinh doanh.Đồng thời, hỗ trợ nhau trong kinh doanh.

2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm2.1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty 2.1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty

2.1.1. Về lĩnh vực hoạt động

Techpro là công ty thương mại kinh doanh đa ngành nghề, nhưng lĩnh vực chủ yếu và kinh doanh hàng điện tử và hàng thực phẩm.

 Về lĩnh vực hàng điện tử: Techpro hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực điện tử viễn thông. Lĩnh vực này chia làm 2 mảng lớn:

 Mảng kinh doanh sản phẩm của Advantech: chủ yếu là các sản phẩm phần cứng và phần mềm của máy tính công nghiệp.

 Mảng kinh doanh sản phẩm của Iditech: chủ yếu là sản phẩm về hệ thống an ninh: hệ thống camera quan sát, hệ thống chấm công bằng thẻ từ, hệ thống giám sát vào ra…

Đây là một lĩnh vực đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực kỹ thuật. Chính vì vậy hoạt động phát triển mạnh của công ty trước hết là phải nói đến hoạt động bán hàng

với đội ngũ nhân viên kinh doanh đa tài bởi họ không chỉ là những kỹ sư am hiểu về kỹ thuật được đào tạo bài bản tại các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật trong cả nước mà họ phải có tố chất là những nhà thương mại chuyên nghiệp, thông thạo các nghiệp vụ, và giỏi ngoại ngữ. Đào tạo một kỹ sư giỏi chuyên môn hay một nhân viên kinh doanh thì không khó nhưng đào tạo một nhân viên bán hàng công nghệ cao, với sự am hiểu sâu sắc về sản phẩm cần nhiều thời gian và công sức. Đó là lý do vì sao Techpro rất chú trọng phát triển nhân tố con người trong kinh doanh.

 Về lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm: Techpro là phân phối sản phẩm cho hãng thực phẩm President của Pháp tại Việt Nam. Sản phẩm của lĩnh vực này cũng chia ra làm 2 mảng lớn:

 Mảng thực phẩm dinh dưỡng: ngũ cốc dinh dưỡng, pho mai, sôcola…

 Mảng nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm như: bột sữa công nghiệp, thức ăn cho gia súc…

Đây là mảng kinh doanh đặc thù khác hẳn với lĩnh vực kinh doanh ở trên về cả tính chất kinh doanh và thị trường tiêu thụ.

 Về lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu: Techpro là công ty phân phối độc quyền sản phẩm của 2 tập đoàn lớn là Advantech (Đài Loan) và Iditech (Hàn Quốc) vì vậy không giống các đại lý thông thường là nhập hàng về kho với số lượng lớn và tìm cách tiêu thụ chúng, mà Techpro chủ yếu là tìm kiếm khách hàng và đặt hàng từ nước ngoài.Vì vậy, hoạt động kho của công ty không phải tích lũy nhiều hàng và tình trạng tồn kho, ứ đọng hàng hóa ít xảy ra.Cũng vì thế mà hoạt động nhập khẩu của công ty rất phát triển. Đội ngũ làm việc trong lĩnh vực này cũng phải yêu cầu cao về nghiệp vụ kỹ thuật xuất nhập khẩu và trình độ ngoại ngữ. Lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu chiếm phần lớn lợi nhuận của công ty và nó chi phối phần lớn tiến trình của các đơn đặt hàng nên nó quyết định đến hoạt động kinh doanh của công ty.

2.1.2. Về thị trường tiêu thụ và khách hàng

Do 2 lĩnh vực kinh doanh của công ty khác biệt nhau nên độc lập hẳn với nhau.

 Thị trường của lĩnh vực hàng điện tử: Công ty đã chính thức trở thành nhà phân phối độc quền của hãng Advantech và Iditech tại Việt Nam.Trong quá trình phát triển công ty đã mở rộng mạng lưới phân phối của mình ra các tỉnh thành miền

bắc. Các đại lý của công ty đang hoạt động rất hiệu quả và đã có nhiều dự án lớn khắp miền bắc. Năm 2006, công ty đã mở thêm văn phong đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh để phát triển thị trường miền nam và công ty cũng đã dành được nhiều công trình lớn tại miền nam.

 Thị trường hàng thực phẩm: Công ty đã có mạng lưới phân phối hàng tại các siêu thị lớn ở miền bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhưng nhìn chung, khách hàng chính của công ty là khách hàng công nghiệp nên có đặc thù chung giống nhau. Khách hàng của công ty được phân loại đến từng nhân viên kinh doanh và mỗi nhân viên kinh doanh có kế hoạch phát triển khách hàng và chăm sóc từng khách hàng của mình bên cạnh sự hỗ trợ của các chính sách của công ty về chăm sóc khách hàng.

2.1.3 Về lực lượng lao động

Sự phát triển không ngừng của công ty được thể hiện qua quá trình phát triển của bộ máy tổ chức kinh doanh và chất lượng của cán bộ công nhân viên của công ty.

Bảng1:Tình trạng lao động công ty các năm

Đơn vị: người

Năm 2002 2003 2004 2005 2006

Số lao động 10 15 35 42 45

Nguồn: Bản đăng ký hoạt động tiền lương của công ty Techpro

Biểu đồ 1:Số lượng lao động công ty Techpro qua các năm

Năm 2002, số lao động của công ty chỉ có 10 người chủ yếu là những lao động hợp đồng có hợp đồng ngắn hạn, làm theo mùa vụ. Đến năm 2003, số lao động là 15 người tức là tăng 1,5 lần, lao động có hàm lượng kỹ thuật tăng lên đáng kể. Năm 2004, số lao động là 35 người, bằng 233% so với năm 2003, đây là năm nhẩy vọt về số lượng

lao động và chất lượng lao động: số lao động kỹ thuật chiếm 2/3 trong tổng số lao động. Năm 2005 là một năm hoàn thiện cơ bản về hệ thống bộ máy nhân sự với các phòng ban chức năng, từ 35 lao động lên 42 lao động, tăng 120%. Từ 10 lao động (2002) lên 45 lao động (2006) và lượng lượng lao động của công ty là những kỹ sư và những cử nhân trẻ trung, năng động, được đào tạo bài bản từ những trường đại học, cao đẳng hàng đầu trong cả nước.

Bộ máy hoạt động của công ty đã dần được hoàn thiện theo quá trình phát triển của công ty. Ngày đầu thành lập, công ty chỉ có phòng giám đốc và phòng kinh doanh nhưng chỉ sau 5 năm công ty đã phát triển với nhiều phòng ban chức năng: với phòng kỹ thuật, phòng kế toán, phòng nghiên cứu và phát triển, phòng phát triển thị trường, phòng hành chính và hỗ trợ kinh doanh, phòng kế toán và tài chính… Các phòng ban này có liên kết với nhau theo cả chiều dọc và chiều ngang, có chức năng phối hợp và hỗ trợ nhau trong công việc để nâng cao hiệu quả công việc. Chất lượng của đội ngũ không ngừng được cải thiện: năm 2006 công ty đã có 1 thạc sĩ, 5 cử nhân kinh tế, 2 cử nhân luật, 20 kỹ sư hoạt động trong tất cả các phòng ban của công ty. Con số này không phản ánh hoàn toàn chất lượng của công nhân viên nhưng nó cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ của lao động trong công ty.

2.1.4. Triết lý kinh doanh

Triết lý kinh doanh của công ty được hình thành ngay từ khi mới thành lập công ty và được hoàn thiện theo thời gian cùng với sự phát triển không ngừng của công ty. Triết lý ấy thể hiện rõ nét ở hình ảnh logo của công ty:

Chữ T năm cân đối, ở chính giữa, trên nền của tam giác đều với 3 cạnh bằng nhau.Chữ T là thể hiện quan điểm kinh doanh của công ty. Đó là lấy thương mại (Trade) làm động lực, công nghệ (Technology) làm mũi nhọn, đội ngũ (Team) làm nền

tảng cho sự phát triển. Quan điểm kinh doanh ấy được thực hiện trên sự phát triển hài hòa, cân đối của cả 3 lợi ích: Doanh nghiệp, người lao động và khách hàng.

Doanh nghiệp luôn đặt mục tiêu của khách hàng lên hàng đầu và là mục tiêu quan trọng nhất, nó thể hiện ở nền móng của tam giác đều. Lợi ích của khách hàng đối với công ty cũng quan trọng như móng của một ngôi nhà vậy, móng có vững chắc thì ngôi nhà “công ty” mới có thể đứng vững trước sóng gió. Lợi ích ấy được công ty thể hiện ở slogan của công ty đưa ra: “Đối tác tin cậy.Giải pháp chuyên nghiệp.Dịch vụ chu đáo”. Ngoài ra, nó còn được thể hiện ở khẩu hiệu mà công ty đưa ra từ khi mới thành lập, đó là “Chất lượng được ưu tiên hàng đầu”, “Luôn sáng tạo”, “Phát triển hài hòa”.Chính những điều đó đã giúp cho khách hàng luôn hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của công ty.

Phần lợi ích thứ hai mà công ty luôn quan tâm và coi nó là phần cốt lõi để làm lên sự thành công của công ty, đó là sự phát triển hài hòa lợi ích người lao động.Nó được thể hiện ở phần thứ hai của tam giác đều. Lợi ích người lao động được đảm bảo trước tiên ở mức lương cơ bản mà công ty dành cho họ. Mức lương cơ bản ấy luôn được nâng lên cùng với sự thành đạt của công ty.

Bảng2: Mức lương lao động công ty Techpro qua các năm 2002 2003 2004 2005 Tổng quỹ lương 164.000.000 300.000.000 591.140.000 890.000.000 Mức lương tối thiểu/người 1.000.000 950.000 900.000 1.000.000 Mức lương tối đa/người 1.600.000 2.500.000 2.790.000 3.500.000

Nguồn: Bản đăng ký kế hoạch tiền lương qua các năm của công ty Techpro

Lợi ích ấy còn thể hiện ở những quyền lợi mà người lao động được hưởng như: chế độ nghỉ mát, chế độ phụ cấp, các hoạt động văn hóa đoàn thể thông qua các giải thể thao tổ chức hàng năm, đặc biệt công ty luôn coi đào tạo đội ngũ là điều không thể thiếu. Công ty luôn hướng tới việc xây dựng hình ảnh một công ty có: “Tính chuyên nghiệp – Sáng tạo – Tự tin.”

Lợi ích mà mọi công ty nói chung và Techpro nói riêng luôn hướng tới đó là lợi ích của bản thân doanh nghiệp.Lợi ích ấy thể hiện ở phần chóp của tam giác. Đó là nhần lợi ích cao nhất nhưng nó chỉ có thể được tạo ra trên “nền móng” vững chắc là lợi ích của khách hàng và lợi ích của người lao động.

Triết lý kinh doanh của công ty còn thể hiện ở văn hóa công ty, quy tắc ứng xử đối với cán bộ công nhân viên của công ty:

“- Đối với cộng sự phải tương thân, tương ái. - Đối với mọi người phải khiêm nhường lễ độ. - Không gây mất đoàn kết.

- Không xúc phạm người khác.

- Không nói tục, viết tục nơi công cộng”.

2.2. Thực trạng hoạt động của công ty

2.2.1. Quá trình tăng trưởng qua các năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua các bảng tổng kết 5 năm của công ty ta có số liệu sau:

Bảng3: Doanh số, lợi nhuận giá trị tài sản công ty Techpro qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng.

2002 2003 2004 2005 2006

Doanh số 964 17.620 19.600 9.650 18.920

Lợi nhuận -63 622 178 537 1.006

Tài sản 20 632 845 1381 2.666

Biểu đồ 2: Tình hình tăng trưởng của Techpro qua các năm

Nguồn: Bảng 3

Từ đồ thị ta thấy:

 Về doanh số

Qua các năm doanh thu đều tăng, năm đầu mới thành lập doanh chỉ đạt 964 triệu đồng, sau một năm mở rộng sản xuất doanh thu đã tăng gấp 18,3 lần, đến năm 2004 hoạt động kinh doanh đã đi vào ổn định doanh thu năm 2004 tăng 1,11 lần so với năm 2003.Năm 2004, năm mà công ty đang tìm tòi phát triển lĩnh vực kinh doanh của công ty nên doanh số của công ty có giảm. Đến 2006, đây là một năm quan trọng đánh dấu những bước trưởng thành và khẳng định vị trí của công ty trên thị trường vì thế năm 2006 doanh số của công ty tăng gấp 1,96 lần so với năm 2005.

 Về tài sản

Giá trị tài sản của công ty đều tăng qua các năm. Năm 2003, giá trị tài sản 31,1 lần so với 2002, năm 2004 tăng gấp 1,337 lần. năm 2005 con số ấy là 1,634 lần, và năm 2006 là 1.93 lần.

 Về lợi nhuận

Từ lỗ 63 triệu vào năm 2002, đến năm 2003 công ty đã lãi 622 triệu và như đã giải thích ở phần doanh số năm 2004 lợi nhuận có giảm xuống chỉ còn 178 triệu nhưng đến năm 2005 lợi nhuận tăng gấp 3 lần so với năm 2004, và đến năm 2006 lợi nhuận đạt được 1006 triệu, tăng 1,8 lần so với năm 2005.

* Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm

Bảng 4: Chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính công ty Techpro qua các năm

Đơn vị: đồng 2002 2003 2004 2005 Chi phí quản lý KD 362.590.418 1.143.081.539 1.315.141.893 1.852.370.344 Chi phí tài chính 0 17.782.372 47.559.984 119.975.701 Thuế TNDN phải nộp 0 22.943.075 8.357.997 12.722.631

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Techpro.

Theo báo cáo tài chính các năm, chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanh tăng dần theo quy mô phát triển của công ty. Hàng năm, chi phí quản lý kinh doanh năm 2003 tăng 3.15 lần so với năm 2002, đây là năm hoàn thiện cơ bản đội ngũ quản lý công ty, và các năm 2004 chí phí quản lý kinh doanh tăng đều, 1,15 lần so với năm 2003, năm 2005 tăng 1,4 lần năm 2004.

Biểu đồ 3: Chi phí quản lý kinh doanh của công ty Techpro từ năm 2002 đến năm 2005 Nguồn: Bảng 4 Cũng theo báo cáo tài chính, công ty thực

Một phần của tài liệu 516 Áp dụng Marketing mix nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Bia Nghệ An (Trang 38)