I. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Công ty May Hưng Long 1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty May Hưng Long
2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty CP May và DV Hưng Long 1 Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý
STT TRÌNH ĐỘ TAY NGHỀ SỐ LƯỢNG (NGƯỜI) % LAO ĐỘNG
1 Trình độ tay nghề bậc 7 28 2.20 2 Trình độ tay nghề bậc 6 39 3.10 3 Trình độ tay nghề bậc 5 143 11.24 4 Trình độ tay nghề bậc 4 348 27.40 5 Trình độ tay nghề bậc 3 141 11.09 6 Trình độ tay nghề bậc 2 334 26.26 7 Trình độ tay nghề bậc 1 239 18.79 Tổng 1,272 100
(Số liệu từ phòng tổ chức Công ty May Hưng Long 2003)
Do trình độ kỹ thuật ngày càng phát triển. Hệ thống máy móc thiết bị của công ty dần dần được thay thế cho nên để đáp ứng kịp thời với trìmh độ đó, trong năm 2003, Công ty May Hưng Long đã đào tạo mới, đào tạo bổ sung, đề bạt và tuyển mới lao động quản lý với khối lượng khá lớn. Nhưng chủ yếu công ty vẫn lấy nguồn lực hiện có ở tại doanh nghiệp mình cho đi đào tạo thêm về tay nghề, về trình độ quản lý đồng thời tuyển thêm ở một số trường dạy nghề, cao đẳng, đại học chuyên nghiệp.
Bảng 4: Tình hình đào tạo nguồn lao động
STT NỘI DUNG SỐ LƯỢNG (NGƯỜI) % TỔNG SỐ
1 Đào tạo mới lao động sản xuất 12 15.79
2 Đào tạo bổ sung 60 78.95
3 Đề bạt lao động quản lý 2 2.63
4 Tuyển mới lao động quản lý 2 2.63
Tổng 76 100
(Số liệu từ phòng tổ chức Công ty May Hưng Long năm 2003)
Bên cạnh nhu cầu tăng lao động thì khả năng sẽ giảm 15 lao động đã đến tuổi nghỉ hưu. Nói chung, số lượng lao động của công ty không biến động nhiều nên quá trình phân công lao động của công ty cũng ít khó khăn hơn.
Khi phân công lao động là chia quá trình lao động thành từng bộ phận, từng công việc, từng thao tác; sau đó giao cho những bộ phận hay cá nhân thực hiện quá trình lao động đó. Nhận thức rõ được quá trình phân công lao động, Công ty May Hưng Long đã có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ của các phòng ban chức năng của các phân xưởng để từ đó để mọi cá nhân nhận thức rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình.Thu nhập của người lao động trong công ty gồm 2 bộ phận cơ bản là tiền lương và tiền thưởng.
Dựa vào chất lượng và sản lượng sản phẩm của người lao động trong từng tháng công ty tiến hành đánh giá và phân loại lao động để thực hiện việc khen thưởng vật chất hàng tháng. Mức thưởng cụ thể:
* Loại 1: 100.000 đồng/tháng * Loại 2: 75.000 đồng/tháng. * Loại 3 : 50.000 đồng/tháng.
Dựa vào năng suất lao động trong từng tháng, công ty tiến hành phân loại khen thưởng cuối năm, lễ, tết tuỳ theo tình hình tài chính trong năm. Mức thưởng là:
* Loại 1: 1,300,000 đồng/người (Làm đủ 12 tháng trong năm). Còn các loại khác được chia bình quân rồi nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm.
Công ty áp dụng chính sách trả lương chung đối với tất cả cán bộ công nhân viên là: Trả lương theo thời gian.
Trên sơ sở đó tính ra thu nhập bình quân của Công ty năm 2003 là 1,200.000 đồng/tháng. Nói chung, tình hình thu nhập của người lao động tại công ty khá ổn định, bộ máy quản lý ở công ty đã sát được với thực tế của
doanh nghiệp mình. Từ đó có chế độ đãi ngộ thích đáng, tạo lòng tin với người lao động, thúc đẩy được lòng hăng say lao động, sáng tạo một cách tối đa.