Thị trường và hành vi mua của các tổ chức nhà nước

Một phần của tài liệu 324 Giải pháp hoàn thiện công nghệ Marketing bán lẻ tại cửa hàng thực phẩm Hà Đông - Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hà Tây (Trang 25 - 28)

Thị trường các tổ chức Nhà nước bao gồm những tổ chức của Chính phủ và các cơ quan địa phương, mua hay thuê những mặt hàng cần thiết để thực hiện những chức năng cơ bản theo sự phẩn công của Chính quyền.

Chính phủ các cơ quan các cấp là người tiêu thụ rất lớn. Phần chi tiêu ngân sách mà các tổ chức Nhà nước các cấp dành cho hoạt động của mình dưới hình thức hàng hóa hay dịch vụ hàng năm rất cao.

Với tư cách là người tiêu thụ hàng hóa, các tổ chức nhà nước được những người cung ứng hàng hóa và dịch vụ đặc biệt quan tâm.

Cũng giống như thị trường các doanh nghiệp thương mại, thị trường các tổ chức Nhà nước xét trên nhiều phương diện giống thị trường các doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy không nhất thiết phải trình bày lại các vấn đề đã đề cập. Song để đạt được sự thành công trên thị trường các tổ chức Nhà nước, người cung ứng hàng hóa cho họ phải nhận dạng được các nét khác biệt về người ra quyết định mua, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua và tiến trình mua thông qua việc giải đáp các câu hỏi cơ bản: Ai là người tham gia vào thị trường các tổ chức Nhà nước? Họ phải thông qua các quyết định mua nào? Có những ảnh hưởng quan trọng nào tới người mua hàng của cá tổ chức nhà nước? Các tổ chức nhà nước thông qua các quyết định mua hàng như thế nào?

Các tổ chức Nhà nước bao gồm các tổ chức dân sự ( các bộ, ban ngành tổ chức hành chính các cấp), các tổ chức quân sự (Bộ quốc phòng, Binh chủng, quân chủng và các tổ chức quân sự các cấp); các trường học, bệnh viện... Mỗi năm các tổ chức Nhà nước phải chi phí nhiều tỷ đồng để mua sắm hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của mình.

Các tổ chức nói trên thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, song hoạt động của các tổ chức này đều mang tính chất phi thương mại. Thể thức, thủ tục mua bán của họ mang tính chất riêng biệt mà người cung ứng phải nghiên cứu.

Khi mua sắm hàng hóa và dịch vụ, mỗi tổ chức nhà nước cần phải thông qua hàng loạt các quyết định: Mua các loại hàng hóa dịch vụ nào? Trong mỗi loại số lượng mua là bao nhiều? Mua của người cung ứng nào? Chi phí mua sắm là bao nhiều? Cần yêu cầu các dịch vụ nào sau khi mua?

Vì bị giới hạn về tài chính (chỉ được phép chi tiêu theo quy định của Nhà nước) nên các quyết định mua của các tổ chức Nhà nước dựa trên cơ sở có thể giảm tối đa phần chi tiêu của ngân sách dành cho họ. Chính vì vật, các khách hàng là các tổ chức Nhà nước luôn có xu hướng tìm kiếm các nhà cung ứng đáp ứng được yêu cầu của họ với chi phí rẻ nhất.

Cũng như các khách hàng tổ chức khác, khi mua sắm hàng hóa các tổ chức Nhà nước cũng chịu chi phối của các nhân tố: Môi trường, tổ chức, tương quan cá nhân và

cá nhân những người tham gia tiến trình mua. Điều nổi bật trong việc mua sắm của các tổ chức Nhà nước là họ bị giám sát chặt chẽ của cả những tổ chức thanh tra nhà nước và công chúng. Vì thế, để thuận lợi cho việc kiểm tra và giám sát, việc mua sắm của các tổ chức nhà nước phải thực hiện rất nhiều thủ tục giấy tờ và các nguyên tắc hành chính phức tạp và điều đó sẽ gây ra khó khăn hoặc chậm tiến độ cho hoạt động mua bán.

Để hỗ trợ cho hoạt động mua bán giữa những người cung ứng và các tổ chức Nhà nước, người mua của các tổ chức Nhà nước thực hiện tiến trình quyết định mua của mình theo cách thức tương đối phổ biến như sau: Khi nhân thức được nhu cầu, các tổ chức Nhà nước tiến hành việc thông tin mô tả các nhu cầu của họ và các phương thức mua một cách công khai cho tất cả các đối tượng cung ứng. Có hai phương thức mua mà các tổ chức thường áp dụng là:1- Đấu thầu công khai và 2- Hợp đồng dựa vào thương lượng.

Khi sử dụng phương thức đấu thầu công khai, các tổ chức mua của Nhà nước yêu cầu những nhà cung ứng có trình độ chuyên môn gửi đơn chào hàng, mô tả chi tiết về nội dung mua bán và các điều kiện giao dịch. Hợp đồng thường được trao cho những người có giá chào hàng thấp nhất. Trong trường hợp này, người cung ứng phải cân nhắc khả năng đáp ứng các yêu cầu của người mua về hàng hóa bao gồm: những yêu cầu về đặc tính kỹ thuật, giá cả, các yêu cầu về giao hàng... để thắng thầu.

Khi sử dụng phương thức hợp đồng theo các kết quả thương lượng, tổ chức mua là Nhà nước thường làm việc với một hay nhiều công ty và tiến hành thương lượng trực tiếp để ký hợp đồng mua bán với một công ty trong số đó theo các điều kiện đã được hai bên nhất trí. Phương pháp này thường được sử dụng cho các dự án phức tạp, đòi hỏi những chi phí lớn về việc nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm, mức độ rủi ro cao và trong các trường hợp không có sự cạnh tranh thực sự. Việc thi hành hợp động được kiểm soát thường xuyên và trong trường hợp người cung ứng thu được lợi nhuận quá mức thì hợp đồng có thể được xem xét lại.

Nhiều công ty cung ứng hàng cho các tổ chức của Chính phủ, do một số nguyên nhân, đã không áp dụng những nguyên tắc marketing trong hoạt động của mình. Vì

cho rằng tổng chi phí cho các cơ quan Nhà nước do các quan chức dân cử xác định. Chính sách mua sắm của các cơ quan Nhà nước tập trung chú ý vào vấn đề giá cả. Nên những người cung ứng chỉ tập trung nỗ lực tối đa trong lĩnh vực công nghệ với mục địch giảm chi phí sản xuất. Và một khi các đặc tính của hàng hóa đã được trình bày tỉ mỉ trong những yêu cầu kỹ thuật thì sự phân biệt hàng hóa không còn là yếu tố marketing nữa. Còn đối với phương pháp đấu thầu công khai thì quảng cáo và các phương pháp bán hàng cá nhân không còn ý nghĩa đặc biệt nữa.

Song ngày càng có nhiều công ty bắt đầu thành lập những bộ phân chuyên trách marketing, chịu trách nhiệm về công tác cung ứng cho các cơ quan Nhà nước. Họ muốn phối hợp công tác chào hàng và chuẩn bị các bản chào hàng trên một sơ sở khoa học hơn, chứ không chỉ hưởng ứng sáng kiến của các tổ chức Nhà nước, tự mình đưa ra những dự án cho các tổ chức đó, thu thập thông tin cạnh tranh và soạn thảo một chương trình thông tin thiết thực hơn để tuyên truyền về uy tín của công ty.

Một phần của tài liệu 324 Giải pháp hoàn thiện công nghệ Marketing bán lẻ tại cửa hàng thực phẩm Hà Đông - Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hà Tây (Trang 25 - 28)