CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH (ABBANK)

Một phần của tài liệu Đầu tư bất động sản tại thành phố Hồ chí minh (Trang 33 - 42)

BÌNH (ABBANK)

II.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) II.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

 Ngân hàng TMCP An Bình được thành lập vào tháng 5 năm 1993 với số vốn điều lệ 1 tỷ đồng và trụ sở đặt tại 138 Hùng Vương, thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chắ Minh.

 Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nền kinh tế ngày càng phát triển cũng như với mong muốn ABBank ngày càng phát triển, tháng 3/2002, ABBank tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập trung vào chuyên ngành kinh doanh ngân hàng Thương mại và ngân hàng đầu tư.

 Ngày 06/12/2006, ký hợp đồng triển khai core banking solutions với Temenos và khai trương Trung tâm thanh toán quốc tế tại Hà nội.

 Ngày 14 và ngày 16/11/2006, khai trương ABBank Đinh Tiên Hoàng và ABBank Trần Khắc Chân.

 Ngày 07/11/.2006, ABBank đã phát hành thành công 1000 tỉ trái phiếu của EVN cùng với ngân hàng Deustch Bank và quỹ đầu tư Vina Capital.

 Ngày 27/10/2006, khai trương ABBank đà nẵng.

 Vốn điều lệ tăng từ 165 tỉ VNĐ vào đầu năm 2006 lên 1.131 tỷ VNĐ vào cuối năm 2006.

 Tháng 1/2007, tạp chắ Asia Money bình chọn ABBank là nhà phát hành trái phiếu công ty bản tệ tốt nhất châu Á.

 Tháng 10/2007, ABBank tăng vốn điều lệ lên đến 2300 tỷ VNĐ.

II.1.2 Chức năng của ABBank

 Huy động ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi.

các tổ chức.

 Vay vốn của Ngân hàng nhà nước và các tổ

chức tắn dụng khác.

 Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm mục đắch phát triển kinh tế nông thôn.

 Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá. Hùn vốn và liên doanh.

 Làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng.

II.1.3 Mục tiêu và chiến lược phát triển đến năm 2010 Mục tiêu:

 Tăng vốn điều lệ lên 20.000 tỷ đồng,

 Tổng tài sản đạt 50.000 tỷ đồng, dư nợ tắn dụng đạt 20.000 tỉ,

 Số lượng chi nhánh và các phòng giao dịch đạt 200 điểm giao dịch trên toàn quốc với 3000 nhân viên.

Chiến lược phát triển đến năm 2010:

 Đáp ứng tối đa và tốt nhất các nhu cầu về tắn dụng, quản lý nguồn vốn, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp, đối tác, nhà thầu, khách hàng của ngành điện và các ngành công nghiệp quan trọng khác.

 Cung cấp và ngày càng hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng trọn gói, được cá thể hóa theo yêu cầu cho các khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong các ngành xuất nhập khẩu trọng điểm của quốc gia.

 Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ ngân hàng bán lẻ (tài khoản, thẻ, cho vay mua nhà, mua ôtô, vay tiêu dùngẦ) có tắnh năng cạnh tranh và hàm lượng công nghệ cao hướng tới các nhóm người đi làm và dân cư, tuổi từ 25 đến 50, có thu nhập từ mức trung bình trở lên.

 Thúc đẩy các hoạt động ngân hàng đầu tư cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp với các trọng tâm là việc góp vốn vào các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành kinh tế trọng điểm, có chiến lược kinh doanh rõ ràng và đội ngũ quản trị tốt. Kết hợp cung ứng các dịch vụ ngân hàng truyền thống và các dịch vụ tư vấn tài chắnh, bảo lãnh phát hành/đại lý thanh toán cho việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu cho các doanh nghiệp này.

 Nhanh chóng phát triển mạng lưới bao phủ toàn quốc để đáp ứng tối đa và tốt nhất nhu cầu của khách hàng mục tiêu

 Tạo sự khác biệt của ABBank trong cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng với việc cung ứng các dịch vụ đa dạng, trọn gói, có tắnh cạnh tranh và hàm lượng công nghệ cao; lấy nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng là trọng tâm của việc phát triển sản phẩm mới và quy trình phục vụ; bảo đảm chất lượng phục vụ tốt và đồng nhất tại mọi điểm giao dịch và kênh phân phối khác của ABBank với sự hỗ trợ của công nghệ, quy trình chuẩn, và sự chuyên nghiệp của nhân viên

II.1.4. Một số sản phẩm của ABBank

Ớ Đối với khách hàng cá nhân:

 Các sản phẩm cho vay:

o Cho vay trả góp mua nhà đất, có bảo

hiểm nhân thọ cho người vay (YOU house Plus).

o Cho vay bổ sung vốn lưu động (YOUshopPlus). +Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp (Youshop). +Cho vay mua ô tô trả góp (YOUcar).

o Cho vay tiêu dùng thế chấp (YOUspend).

o Cho vay tiêu dùng tắn chấp (YOUmoney).

o Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm.

o Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán.

o Cho vay CB CNV thuộc EVN mua cổ

phần của các đơn vị thuộc EVN.

o Cho vay trả góp mua nhà đất để ở.

 Sản phẩm thẻ: thẻ thanh toán Youcard

 Sản phẩm tài khoản.

 Sản phẩm tiết kiệm.

 Dịch vụ chuyển tiền, thanh toán.

Ớ Đối với khách hàng doanh nghiệp:

 Sản phẩm cho vay.

 Sản phẩm tiền gửi.

 Sản phẩm tài khoản.

 Sản phẩm bảo lãnh

 Sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu

 Dịch vụ thanh toán quốc tế

Ớ Đối với khách hàng đầu tư

 Tư vấn về đầu tư cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp

 Tư vấn và đảm bảo phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty

II.2. các dự án phát triển hoạt động kinh doanh dang thực hiện

Ớ Hợp tác với Tập đoàn điện lực Việt Nam(EVN) đẩy mạnh hoạt động của Ngân hàng :

 Với định hướng phát triển trở thành một trong những ngân hàng thương mại đa năng và hiện đại hàng đầu tại Việt nam, Ngân hàng TMCP An Bình đã và đang từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tập trung phát triển cung ứng nhiều hơn nữa các sản phẩm dịch vụ đồng bộ, đa dạng có tắnh cạnh tranh cao với chất lượng tốt nhất tới các khách hàng, đặc biệt là các khách hàng, cổ đông lớn và tầng lớp dân cư đại chúng, tiếp tục phục vụ các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng thể nhân. Trong đó, Tập đoàn điện lực Việt nam (EVN), cổ đông lớn nhất của Ngân hàng TMCP An Bình, là một đơn vị có mạng lưới rộng khắp trên cả nước, và đang rất cần sự hỗ trợ của Ngân hàng trong các hoạt động thu, thanh toánẦ. không sử dụng tiền mặt. Cụ thể:

 Dự kiến trong năm 2007, tổng giá trị trái phiếu Ngân hàng An Bình tham gia phát hành cho EVN là 10.000 tỷ đồng. Cùng với sự ra đời của Công ty chứng khoán An Bình và Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Bình, Ngân hàng An Bình sẽ cung cấp các dịch vụ tài chắnh cho EVN như dịch vụ tư vấn phát hành trái phiếu, đại lý phát hành trái phiếu, bảo lãnh phát hành trái phiếu, dịch vụ chiết khấu trái phiếu EVN, dịch vụ thanh toán trước tiền lãi trái phiếu cho trái chủẦ

dịch vụ liên quan đến EVN như dịch vụ tài khoản, quản lý dòng tiền, dịch vụ cho vay, tài trợ các nhà thầu của EVN, dịch vụ thu hộ tiền điện, dịch vụ thanh toán tiền điện tự động, dịch vụ thu tiền điện tại quầyẦ

 Đẩy mạnh hoạt động thanh toán hóa đơn tiền điện tại tất cả các quầy giao dịch thuộc hệ thống Ngân hàng An Bình trong cả nước.

 Có kế hoạch mở quầy giao dịch tại các đơn vị trực thuộc Công ty điện lực trực thuộc EVN để thực hiện việc thu tiền điện và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cho các khách hàng, cán bộ - công nhân viên của công ty.

 Tận dụng lợi thế của Ngân hàng để đẩy mạnh các hoạt động đầu tư tài chắnh nhằm đa dạng hóa nguồn thu phi tắn dụng, tăng cường tắnh thanh khoản và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong xu thế hội nhập.

 Cho vay các dự án của EVN:

 Bình quân những năm gần đây nhu cầu vốn của EVN lên tới 3 tỷ USD một năm, tương đương 45.000 tỷ đồng. Hiện nay EVN gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn do hầu hết công trình của EVN đều cần mức huy động vốn quá lớn như dự án Thuỷ điện Sơn La, Lai Châu, Ô MônẦ Trong khi các ngân hàng chỉ được cho vay mỗi công trình tối đa đến 15% vốn điều lệ, và tắnh đến nay cả 4 Ngân hàng Thương mại Quốc doanh đều đã cho vay vượt hạn mức các công trình của EVN. Vì vậy EVN đang rất cần sự tham gia của Ngân hàng An Bình quá trình huy động vốn đầu tư để có thể cung cấp điện năng đủ đảm bảo cho sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

 Đẩy mạnh đầu tư tài chắnh:

 Tận dụng mối quan hệ khăng khắt với EVN, Ngân hàng tiến hành đẩy mạnh các hoạt động đầu tư tài chắnh vào các công ty liên kết hay thành viên của Tập đoàn điện lực Việt Nam. Cụ thể Ngân hàng đang tiến hành các dự án đầu tư vào Công ty Tài chắnh điện lực, Công ty Cổ phần EVN - Lào, Công ty Cổ

phần EVN -

CampuchiaẦ

 Phát triển mạng lưới:

 Kế hoạch hợp tác với EVN để mở điểm giao dịch: dự kiến sẽ mở tất cả 50-60 chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước trong năm 2007 tại các địa điểm của các thành viên EVN.

II.3 Vị thế của ABBank trong ngành

BẢNG SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NĂM 2008 Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Á Châu Techcombank An Bình Nam Á Việt Á Vốn điều lệ 1.100.047 1.500.000 1.131.950 550.000 500.330 Tổng tài sản 44.645.039 17.326.353 3.113.898 3.884.440 4.181.409 Dư nợ tắn dụng 17.363.812 8.810.848 1.130.930 2.040.997 2.730.263

nguồn: Tổng hợp

 Ngân hàng An Bình mới chuyển đổi hình thức hoạt động từ ỘNgân hàng thương mại cổ phần nông thônỢ lên ỘNgân hàng thương mại cổ phần đô thịỢ từ năm 2005 nhưng đã nhanh chóng trở thành một trong mười ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

 Vào thời điểm cuối năm 2006 tuy so với các NHTM CP khác còn khiêm tốn. Tuy nhiên, đến cuối tháng 5 năm 2007, tổng tài sản của ABBank đã lên trên 7000 tỷ (gấp hơn 10 lần so với năm 2005 và gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2006).

 Tốc độ tăng trưởng của ABBank trong 3 năm gần đây cũng luôn trong tốp dẫn đầu của thị trường Ngân hàng Việt Nam. Từ mức huy động vốn, dư nợ, thu nhập, đến nhân sự, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của ABBank đều đạt mức tăng trưởng ấn tượng từ 300% đến 350%.

 Hoạt động đầu tư của ABBank cũng được xếp vào loại phát triển bậc nhất so với các ngân hàng thương mại khác. Chỉ tắnh riêng việc đầu tư, góp vốn với các đối tác, công ty thuộc ngành điện cũng là một thị phần hết sức hấp dẫn đối với ABBank. Ngoài ra, ABBank cũng đã cố gắng mở rộng và đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình để tăng cường lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. điều đó đã giúp ABBank trở thành một trong những ngân hàng có hoạt động đầu tư sôi động và hiệu quả trong thị trường tài chắnh.

 Ngoài ra, tuy là một tập đoàn thuộc lứa sinh sau đẻ muộn, nhưng ABBank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên đưa vào triển khai, khai thác trên thị trường mô hình kết hợp: Ngân hàng, Công ty quản lý quỹ, Công ty chứng khoán, điều mà nhiều ngân hàng đi trước hiện vẫn còn đang trong giai đoạn bắt đầu. Việc sử dụng mô hình kết hợp này nhằm phục vụ khách hàng của ABBank được

tốt hơn. Khách hàng không chỉ được hưởng những dịch vụ hiện đại mà còn hết sức thuận tiện. Tại một địa điểm bất kỳ của cá ABBank lẫn Công ty chứng khoán An Bình hay Công ty quản lý quỹ An Bình, khách hàng cũng có thể nhanh chóng sử dụng được dịch vụ của cả 3 định chế tài chắnh.

 Như vậy, so với các Ngân hàng hàng đầu đã hoạt động và phát triển mạnh trên thị trường Việt Nam từ trước, An Bình vẫn còn tương đối nhỏ bé. Tuy nhiên, so với các Ngân hàng cùng lứa với mình, An Bình đã cho thấy những bước nhảy vọt hơn hẳn. điều đó tạo tiền đề chắc chắn cho những phát triển mạnh mẽ trong tương lai của An Bình.

II.4 Hoạt động thẩm định giá tại ABBank

 Tại Ngân hàng Abbank, Phòng Thẩm định tài sản Hội sở chỉ có chức năng ban hành quy trình, quy chế, tái thẩm định và kiểm soát về hoạt động thẩm định cho toàn hệ thống. Vì vậy, phần lớn việc thẩm định tài sản thế chấp là do Phòng/Bộ phận trực thuộc Chi nhánh/Phòng giao dịch thực hiện. Do đó, để có thể trình bày cụ thể một quy trình thẩm định tài sản tại Abbank, sinh viên thực hiện xin được trình bày quy trình thẩm định tài sản thế chấp tại Bộ phận Thẩm định tài sản trực thuộc Sở giao dịch - Abbank. Lý do chọn quy trình thẩm định tài sản tại Bộ phận Thẩm định tài sản - SGD vì lượng hồ sơ thẩm định tài sản thế chấp do Bộ phận này tiếp nhận và thực hiện là nhiều nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng Abbank.

 Quy trình thẩm định giá tài sản thế chấp tại ABBank Bao gồm các bước như sau:

 Nhận yêu cầu Thẩm định Tài sản thế chấp (TSTC) của các Chi nhánh/Phòng giao dịch (CN/PGD)

 Nhận yêu cầu thẩm định TSTC của các PGD trực thuộc: Các PGD gửi hồ sơ tài sản thế chấp về Bộ phận TđTS - SGD. Bộ phận Thẩm định tài sản (TđTS) có chuyên viên phụ trách tiếp nhận và trả hồ sơ cho PGD.

 Nội dung Phiếu đề nghị thẩm định TSTC cần ghi rõ

ràng, cụ thể các mục

sau:

 Tên PGD đề nghị thẩm định tài sản thế chấp;

vay, tên chủ sở hữu tài sản, hộ khẩu thường trú, địa chỉ tài sản thế chấp, người liên hệ, số điện thoại liên hệ.

 Thông tin về chuyên viên quan hệ khách hàng: bao gồm tên chuyên viên quan hệ khách hàng, số điện thoại liên hệ.

 Thông tin về tài sản thế chấp: phần này chuyên viên quan hệ khách hàng cần ghi rõ tài sản thế chấp đã từng được thẩm định hay chưa, lý do gửi thẩm định lại (trường hợp tài sản thế chấp đã từng được thẩm định), các chứng từ pháp lý của tài sản thế chấp gửi theo gồm những gìẦ.

Ớ Nghiên cứu hồ sơ

 Trưởng Bộ phận TĐTS đọc và nghiên cứu kỹ hồ sơ pháp lý của tài sản thế chấp. Nếu phát hiện hồ sơ pháp lý không hoặc phát hiện dấu tắch hồ sơ sửa chữa, làm giả thì liên hệ với Trưởng PGD và cấp trên để làm rõ. Các tài liệu phải rõ ràng về số lượng, quy cách, chức năng, xuất xứ ..v.vẦ

Phân công chuyên viên Thẩm định thực hiện hồ sơ và Thẩm định hiện trạng

 Trưởng bộ phận TĐTS tiến hành phân công Chuyên viên thẩm định (CVTđ) phụ trách hồ sơ.

 CVTĐ nhận hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ và liên hệ khách hàng hẹn thời gian xuống thẩm định trực tiếp.

 CVTĐ trong lúc thẩm định hiện trạng cần phải đối

chiếu chứng từ pháp lý

với tài sản thẩm định. để từ đó nhận biết tài sản thẩm định và làm rõ những vấn đề sau:

 Xác định tên gọi, nhãn hiệu, số lượng, đặc điểm kỹ

thuật, ngày sản xuất,

nước sản xuất, hãng sản xuấtẦđối chiếu với chứng từ thương mại và kỹ thuật liên quan.

 Xác định tình trạng sử dụng hiện tại, vận hành, bảo dưỡng, duy tu.

 Tìm hiểu các năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh trên thị trường.

 Các nhân tố tác động đến giá trị tài sản. Ớ Điều tra thị trường và lựa chọn phương pháp thẩm định tài sản

hành các bước sau: Phân tắch thị trường của tài sản thẩm định:

Một phần của tài liệu Đầu tư bất động sản tại thành phố Hồ chí minh (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w