CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 79 - 84)

NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG

1. Các nhân tố thuộc về tổ chức

1.1. Hình ảnh, uy tín của Ngân hàng

Hình ảnh và uy tín của Ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tuyển dụng đặc biệt là thu hút ứng viên tham gia tuyển dụng. Thật vậy, với hình ảnh một ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với bề dày 16 năm hoạt động. Ngân hàng đã thu hút được một lượng lớn ứng viên tham gia tuyển dụng và làm việc cũng như gắn bó lâu dài với mình. Người lao động được biết đến Ngân hàng với:

Tầm nhìn: Trở thành Ngân hàng TMCP phát triển bền vững với chất lượng dịch vụ hàng đầu theo các chuẩn mực quốc tế.

Khẩu hiệu: Tạo lập giá trị bền vững! (Creating Sustainable Value!) Giá trị cốt lõi: Chú trọng khách hàng bằng chất lượng dịch vụ; Hiệu quả

là mục tiêu của mọi công việc; Học hỏi, sáng tạo để vươn tới sự hoàn thiện; Hợp tác, tin cậy là động lực của thành công.

Sứ mệnh: Thiết lập quan hệ toàn diện với các tập đoàn kinh tế thuộc các ngành Hàng hải, Bưu chính viễn thông, Hàng không, Bảo hiểm; Phát triển bền vững, tin cậy với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ; Cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao cho mọi đối tượng khách hàng; Xây dựng quan hệ đối tác hiệu quả với các định chế tài chính trong

nước và quốc tế.

Cam kết hành động:

Với Khách hàng: Cung cấp dịch vụ với sự linh hoạt và chất lượng cao; Đáp ứng nhu cầu đa dạng bằng các dịch vụ giá trị gia tăng; Đảm bảo tuyệt đối an toàn và bảo mật.

Với nhân viên: Thiết lập môi trường làm việc tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau; Phát triển văn hoá hiệu quả tương xứng với quyền lợi; Tạo cơ hội cho sự phát triển của mọi thành viên Maritime Bank.

Với Cổ đông: Đem lại giá trị ngày càng cao cho Cổ đông; Đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của Ngân hàng; Đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

Như vậy, với uy tín và sự quảng bá hình ảnh trên các phương tiện thông tin, Ngân hàng TMCP Hàng Hải đang ngày càng trở thành điểm đến và dừng chân lý tưởng của người lao động nói chung và người lao động làm việc trong ngành ngân hàng nói riêng. Từ đó, đưa công tác tuyển dụng lên một tầm cao mới, không chỉ phải hoàn thiện về chất lượng mà còn cần mang một sắc thái của riêng Ngân hàng.

1.2. Hoạt động kế hoạch hoá nhân lực

Hoạt động kế hoạch hoá nhân lực có ảnh hưởng rất lớn tới công tác tuyển dụng tại Ngân hàng. Bởi kế hoạch tuyển dụng phụ thuộc vào kế hoạch

nhân lực. Từ kế hoạch nhân lực xác định được số lượng lao động cần tuyển tức nhu cầu tuyển dụng và thời gian tuyển dụng. Mặt khác, khi hoạt động kế hoạch hoá nhân lực chuẩn xác tức sát với thực tế và xem xét hết các yếu tố rủi ro thì kế hoạch tuyển dụng mới hợp lý và việc thực hiện tuyển dụng có thể hoàn thành kế hoạch. Đây cũng là một yếu tố phản ánh hiệu quả của tuyển dụng. Như vậy, hoạt động kế hoạch hoá nhân lực ảnh hưởng đến cả quy mô và hiệu quả của tuyển dụng.

1.3. Công tác chuẩn bị cho tuyển dụng

Công tác tuyển dụng được thực hiện tốt hay không còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị cho tuyển dụng như thế nào. Hoạt động chuẩn bị giống như tạo ra cái khung và môi trường cho việc thực hiện tuyển dụng. Thật vậy, ngay từ lập kế hoạch tuyển dụng cũng là một trong những hoạt động của chuẩn bị tuyển dụng và lập kế hoạch chính là tạo ra cái khung cho tuyển dụng. Trong kế hoạch tuyển dụng đã xác định tất cả các yếu tố có liên quan trong quá trình tuyển dụng như cán bộ tuyển dụng, thời gian địa điểm và chi phí cho tuyển dụng. Những yếu tố này góp phần rất quan trọng cho sự thành công của tuyển dụng, ví dụ Ngân hàng lựa chọn được cán bộ tuyển dụng giỏi, có năng lực thì chất lượng tuyển dụng chắc chắn sẽ cao và ngược lại. Ngoài ra, trong quá trình tuyển dụng, Ngân hàng cũng luôn có kế hoạch và chuẩn bị cho từng bước thực hiện. Sự chuẩn bị này bao gồm cơ sở vật chất và các văn bản có liên quan trong quy trình tuyển dụng, nó góp phần tạo nên tính thống nhất và chuyên nghiệp cho tuyển dụng. Như vậy, mọi hoạt động muốn thực hiện được tốt đều phải có sự chuẩn bị và ngược lại sự chuẩn bị lại có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động hay cần khẳng định lại rằng công tác chuẩn bị tuyển dụng có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác tuyển dụng nhân lực.

1.4. Các quy chế về tuyển dụng của Ngân hàng

Khuyến khích người lao động MSB ứng tuyển vào vị trí công việc phù hợp. Tập trung tuyển lao động có kinh nghiệm đang công tác trong ngành Ngân hàng.

Thu hút người tài, quy hoạch lâu dài.

Sử dụng Người lao động của cả hệ thống MSB vào việc tìm người, giới thiệu ứng viên phù hợp.

Rút ngắn thời gian, giảm thiểu thủ tục tuyển dụng.

•Nguyên tắc thực hiện công tác tuyển dụng:

Tuyển dụng công khai, thống nhất về quy trình, quy định trong toàn hệ thống trên cơ sở kế hoạch lao động đã được Hội đồng quản trị phê duyệt.

Tuyển dụng đúng người, đúng tiêu chuẩn để bố trí đúng việc. Ưu tiên tuyển dụng các đối tượng cần thu hút trong từng giai đoạn theo định hướng về công tác nhân sự của Hội đồng quản trị.

•Các quy định chung về việc tiến hành công tác tuyển dụng: - Các hình thức tuyển dụng:

MSB thực hiện theo hình thức Thi tuyển hoặc Xét tuyển.

Thuê Công ty tuyển dụng cung cấp theo Hợp đồng tìm kiếm nhân tài. - Các bước tuyển dụng và đợt tuyển dụng:

Việc tuyển dụng lao động được thực hiện theo từng đợt tuyển dụng và theo trình tự các bước tuyển dụng sau: Sơ tuyển, thi tuyển, thử việc và tiếp nhận chính thức.

Trong trường hợp hồ sơ ứng viên đủ điều kiện xét tuyển, có thể tuyển dụng không theo đợt và không thực hiện theo trình tự các bước tuyển dụng như trên. Việc xét tuyển được tiến hành độc lập trong đợt tuyển dụng hoặc khi các đơn vị Maritime Bank có nhu cầu. Thông thường xét tuyển chỉ có phỏng vấn và quyết định tuyển dụng chính thức hoặc qua thời gian thử việc.

Trên đây là các quy định của Ngân hàng có liên quan tới toàn bộ quá trình tuyển dụng do vậy nó có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tuyển dụng.

2. Các nhân tố thuộc về môi trường

2.1. Các điều kiện về thị trường lao động

Ngày nay, xu hướng vận động của thị trường lao động ngành Ngân hàng đang chuyển sang một bước ngoặt lớn: Bùng nổ hiện tượng cung không kịp cầu. Theo như Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục – Đào tạo Bành Tiến Long đã gọi thực trạng này là “hiện tượng bùng nổ nhu cầu nguồn nhân lực” trong ngành Tài chính – Ngân hàng. Do thời gian qua, các ngân hàng, các tổ chức tài chính đẩy mạnh hoạt động, mở rộng mạng lưới và tạo ra được hàng ngàn vị trí công việc, thu hút sự quan tâm của người lao động.

Các ngân hàng đã có dịp "kêu ầm" lên về tình trạng thiếu người. Các ngân hàng không chỉ lo lắng về thiếu hụt nhân viên mà còn phải đối mặt với "cơn khát" nhân sự cao cấp. “Theo thống kê, hiện nhân sự ngân hàng đang thiếu khoảng 30.000 người. Mỗi năm các ngân hàng cần khoảng 15.000 sinh viên tốt nghiệp đại học, nhưng mỗi năm, các cơ sở đào tạo chỉ cung ứng được khoảng 11.000 sinh viên, vì thế nếu tất cả sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng ra trường thì cũng không đủ đáp ứng".

Từ thực trạng thị trường lao động ngành ngân hàng nói trên đã ảnh hưởng rất lớn tới công tác tuyển dụng. Ngân hàng TMCP Hàng Hải đã không ngừng tổ chức những đợt tuyển dụng với quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình. Chất lượng tuyển dụng cũng không ngừng được nâng cao nhưng vẫn không tránh khỏi sự kém chất lượng của đội ngũ nhân lực mới tuyển bởi tuyển dụng quá ồ ạt và chạy theo số lượng.

2.2. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác

Hiện nay, gần như ngân hàng nào cũng có nhu cầu tuyển dụng nhân lực để phục vụ cho sự phát triển, mở rộng chi nhánh, bành trướng về quy mô của

mình. Bên cạnh đó là sự chảy máu chất xám, các ngân hàng đang trong tình trạng bị mất người tài, nhất là ở các vị trí quản lý cao cấp. Trên thị trường lao động hiện nay, nhân lực ở các vị trí này rất hiếm. Mất một người quản lý giỏi là một tổn thất không nhỏ của các công ty. Không ít ngân hàng tìm cách câu kéo nhân viên của nhau, nhiều nơi đưa ra những mức lương hàng ngàn USD/tháng để mời nhân sự về làm cho các vị trí then chốt của mình. Cá biệt có ngân hàng còn thưởng cho ai giới thiệu được một nhân viên mới...

Như vậy, hiện tượng này đã đặt ra những thách thức lớn cho công tác tuyển dụng. Ngân hàng không chỉ thực hiện tuyển dụng với nghĩa đơn thuần của nó là tuyển được người lao động phù hợp với công việc và môi trường của mình mà cần phải tuyển được những người có tính chung thuỷ và gắn bó lâu dài với mình. Mặt khác, không nằm ngoài vòng xoay, Ngân hàng cũng cần lôi kéo những ứng viên tiềm năng từ các doanh nghiệp hay ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w