Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo thủ tục tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay doc (Trang 25 - 27)

Bộ luật hình sự (BLHS) đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21-12-1999 có hiệu lực từ ngày 01-7-2000, Bộ luật này thay thế BLHS năm 1985 và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1989, 1991, 1992 và năm 1997. Các quy định của BLHS năm 1999 thể hiện toàn diện

chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, là công cụ sắc bén trong đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, hiệu lực quản lý của nhà nước, góp phần thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Theo quy định của BLHS năm 1999 thì các tội phạm liên quan đến QSHTT bao gồm: tội xâm phạm QTG (Điều 131); tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); tội vi phạm quy định về cấp bằng bảo hộ QSHCN (Điều 170); tội xâm phạm QSHCN (Điều 171) và tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác (Điều 271).

Việc xử lý các hành vi xâm phạm QSHTT bằng biện pháp hình sự tại TAND là hình thức xử lý nghiêm khắc nhất. Đối với các loại tội phạm này, pháp luật hình sự đã quy định việc truy cứu trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người chịu trách nhiệm trước pháp luật (thủ trưởng) của tổ chức, cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân có hành vi nguy hiểm, có dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự về SHTT theo quy định tại BLHS. BLHS còn có quy định khung hình phạt khá rộng và nghiêm khắc, bao gồm hình phạt cao nhất là tử hình. Điều đó cho thấy pháp luật không chỉ nhằm mục đích trừng trị kẻ phạm tội, mà còn có tác dụng ngăn chặn xâm phạm QSHTT, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể QSHTT, lợi ích của người tiêu dùng; góp phần làm lành mạnh, minh bạch môi trường kinh doanh nhằm phát triển nền kinh tế quốc dân trong

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.Biện pháp bảo vệ QSHTT của pháp luật hình sự Việt

Nam đã cơ bản phù hợp với yêu cầu của Hiệp định TRIPs và Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA). Theo Hiệp định TRIPs thì luật pháp của các nước thành viên phải có các thủ tục thực thi quyền về các thủ tục hình sự; các nước thành viên phải có đầy đủ quy định pháp luật về thủ tục, hình phạt hình sự.

Pháp luật tố tụng hình sự đã quy định trình tự, thủ tục cần thiết trong việc phát hiện, tố cáo, khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các loại tội phạm nói chung, trong đó có các tội xâm phạm QSHTT nói riêng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay doc (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)