II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO LAO ĐỘNG QUẢN LÝ TẠI VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM.
3. Kích thích lao động.
3.2.2. Môi trường làm việc.
3.2.2.1. Về công tác đào tạo cho người lao động tại văn phòng Tổng công ty
Người lao động luôn muốn được học hỏi để nâng cao trình độ, hoàn thành công việc mình đảm nhận tốt hơn và cũng là để có một công việc tốt
hơn, một vị trí cao hơn trong tương lai. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay sự cạnh tranh càng ngày càng trở lên gay gắt, thì đào tạo để nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực lại càng quan trọng hơn. Chính vì thế, đào tạo là một công tác quan trọng không thể thiếu trong việc tạo động lực làm việc cho người lao động. Tại văn phòng Tổng công ty thép Việt Nam, công tác đào tạo cho người lao động được Tổng công ty rất quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi. Tổng công ty đã quy định tất cả các CBCNV nếu đủ tiêu chuẩn đào tạo đều có quyền và nghĩa vụ tham gia các khóa đào tạo do Tổng công ty tổ chức hoặc đầu tư kinh phí. Quy định này thể hiện sự công bằng giữa các CBCNV với nhau và nó cũng tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn nhằm đạt được các tiêu chuẩn để được tham gia các khóa đào tạo.
Tổng công ty tổ chức nhiều hình thức đào tạo phong phú, người lao động tùy vào khả năng và nhu cầu có thể có nhiều lựa chọn phù hợp với bản thân. Có hai hình thức đào tạo chính là:
+ Đào tạo trong nước bao gồm: đào tạo tập trung; đào tạo tại chỗ hoặc gửi đến các cơ sở đào tạo bên ngoài; đào tạo tại chức.
Tùy theo trình độ lao động và yêu cầu của Tổng công ty mà Tổng công ty có thể mời các chuyên gia có trình độ về giảng dạy ở Tổng công ty hoặc cử các cán bộ đi học ở các trung tâm uy tín khác.
+ Đào tạo ở nước ngoài: đào tạo bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn; thực tập nâng cao trình độ chuyên gia; đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.
Tại văn phòng Tổng công ty, tùy vào hình thức và đối tượng được đào tạo mà có các quy định về kinh phí đào tạo riêng (có thể tài trợ 1 phần hoặc
Dưới đây là các số liệu về kinh phí, và số lao động ở văn phòng Tổng công ty được đào tạo trong 3 năm gần đây.
Bảng 14: Số lượng cán bộ được đào tạo theo các hình thức và mức tài trợ kinh phí tại văn phòng Tổng công ty thép Việt Nam.
STT Hình thức đào tạo Mức tài trợ kinh phí
Số lao động tham gia qua các năm (người) Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I Đào tạo trong nước
1 Đào tạo tập trung
Đơn vị tổ chức 100% 19 17 20
Cá nhân tự xin học 50%
(<=1,5trđ/năm) 4 3 8
2 Đào tạo tại chức
Lý luận chính trị 100% 12 10 18
Đào tạo chuyên môn 100% 17 18 15
Đào tạo bằng 2 đại học/cao đẳng
50%
(<=1,5trđ/năm) 3 4 6
Đào tạo thạc sĩ 50%/khóa học
(<=25trđ/khóa) 2 2 4
Đào tạo tiến sĩ 50%/khóa học
(<=30trđ/khóa) 2 1 3