Xem chi tiết điề u5 nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm.

Một phần của tài liệu hệ thống ngân hàng Việt Nam (Trang 66 - 67)

đã nhận79. Giao dịch bảo đảm tiền vay cũng là một dạng của giao dịch dân sự nên cũng bị sự chi phối của quy định này. Theo đó, khi hợp đồng vay hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay bị vô hiệu thì các bên sẽ phải thực hiện việc khôi phục lại tình trạng ban đầu. Tức là, nếu là hợp đồng vay thì khách hàng vay phải trả lại giá trị số tiền vay, nếu là hợp đồng bảo đảm tiền vay thì khách hàng phải trả lại tài sản bảo đảm,... Như vậy, thực chất hợp đồng còn lại cũng không còn giá trị thực hiện. Hay nói đúng hơn, giá trị của hợp đồng còn lại chỉ có hiệu lực khi các bên thực sự không thực hiện được việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Riêng đối với hợp đồng cầm cố, khi chấm dứt hợp đồng, tài sản cầm cố, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu được trả lại cho bên cầm cố. Đối với hợp đồng thế chấp, các bên có trách nhiệm phải thực hiện giải trừ thế chấp.

Trong trường hợp, các bên có đăng ký hợp đồng cầm cố, thế chấp, sau khi chấm dứt hợp đồng, các bên còn phải thực hiện việc xoá đăng ký cầm cố, thế chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tóm lại, những vấn đề căn bản trong quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay được điều chỉnh từ rất lâu, từng bước hoàn thiện theo thời gian. Với chức năng bổ trợ cho nhu cầu luân chuyển vốn trong nền nền kinh tế, các biện pháp bảo đảm tiền vay đóng vai trò quan trọng trong xu thế phát triển chung. Hiện nay, pháp luật nước ta ghi nhận nhiều biện pháp bảo đảm tiền vay, theo đó trong những trường hợp cụ thể, các bên có thể xem xét lựa chọn để xác lập một hay nhiều giao dịch phù hợp với điều kiện của mình. Nhìn chung, hiện nay các biện pháp như cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay và bảo đảm bằng tài sản HTTTL được sử dụng phổ biến nhất.

3.5 Quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm tiền vay

3.5.1 Đối tượng tài sản được tham gia giao dịch bảo đảm

3.5.1.1 Trong hợp đồng cầm cố

Theo BLDS 1995 trước đây, đặc trưng của cầm cố tài sản thể hiện ở chỗ: đối tượng của cầm cố chỉ là động sản và có mở rộng đến quyền tài sản (trừ quyền sử dụng đất là đối tượng của hợp đồng thế chấp). Sự mở rộng này phù hợp với thực tiễn về bảo đảm nghĩa vụ nói chung và bảo đảm tiền vay nói riêng. Bởi lẽ, trong sự phát triển của các giao dịch kinh tế, việc xuất hiện các loại giấy tờ chứng khoán, giấy tờ có giá ngày càng trở nên phổ biến hơn. Và sự mở rộng này tạo điều kiện cho đối tượng tham gia vào giao dịch bảo đảm bằng hình thức cầm cố đa dạng hơn.

Hiện nay, với sự ra đời của BLDS 2005, đối tượng trong giao dịch cầm cố có sự thay đổi cơ bản hơn. Theo đó, đối tượng của giao dịch cầm cố có thể là động sản hoặc bất động sản. Quy định này theo xu hướng phát triển chung, tạo điều kiện cho ngân hàng và cả khách hàng vay có nhiều cơ hội để lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp với mình. Tuy nhiên, như đã phân tích, việc cầm cố gắn liền với chuyển giao tài sản, vì vậy trong thực tế thì cầm cố động sản vẫn chiếm đa số hơn cầm cố bất động sản. Mặt khác, do hiện nay ngoài BLDS 2005 ra cũng chưa có văn bản nào quy định rõ về cầm cố bất động sản. Từ phân tích trên, có thể đánh giá những tài sản được phép giao dịch đều có thể là đối tượng của cầm cố tài sản (trừ quyền sử dụng đất là đối tượng của thế chấp). Đối tượng này được phong phú, đa dạng hoá, gồm: các loại tài sản (động sản và bất động sản), tiền, trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, giấy tờ có giá khác, quyền tài sản.

Theo quy định tại điều 174 BLDS 2005, động sản được hiểu là những tài sản không phải là bất động sản. Còn bất động sản bao gồm: đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định.

Một phần của tài liệu hệ thống ngân hàng Việt Nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w