-Thu nhận và cung cấp các thông tin, phân tích dự báo tình hình kinh tế, tài chính, tiền tệ - Ký kết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và tiền tệ theo thẩm quyền
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không được góp vốn thành lập các công ty góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp khác.
CHƯƠNG III:
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC TÍN DỤNG 1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC TÍN DỤNG 1.1. Khái niệm, đặc điểm tổ chức tín dụng:
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng.32 Tổ chức tín dụng bao gồm các dấu hiệu đặc trưng như sau:
Thứ nhất, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng và những quy định khác của pháp luật. Do vậy, tổ chức tín dụng hội đủ các điều kiện của một doanh nghiệp (có tài sản, tên riêng, trụ sở giao dịch, đăng ký kinh doanh...). Hơn nữa, loại hình doanh nghiệp là tổ chức tín dụng phải đảm bảo tư cách pháp nhân. Nói cách khác, Tổ chức tín dụng phải hội đủ các dấu hiệu của một pháp nhân theo qui định tại điều 94 Bộ luật Dân sự Việt Nam như: được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Căn cứ vào quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng 2010, các tổ chức tín dụng chỉ được thành lập và hoạt động dưới các hình thức: ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Theo đó:
-Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
-Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
-Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
-Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Ngoài việc chịu sự điều chỉnh của pháp luật về các tổ chức tín dụng, tùy thuộc vào từng loại hình tổ chức tín dụng khác nhau mà Tổ chức tín dụng còn phải tuân theo những quy định pháp luật khác có liên quan như Luật doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Thương mại…Nhìn chung, qui phạm pháp luật về các tổ chức tín dụng có thể tạm chia làm hai nhóm: nhóm pháp luật chuyên ngành và pháp luật chung.
Thứ hai, đối tượng kinh doanh trực tiếp của các Tổ chức tín dụng chính là tiền tệ. Bởi vì, hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu, thường xuyên và mang tính chất nghề nghiệp, mang lại thu nhập chính cho tổ chức tín dụng là nội dung hoạt động của tổ chức tín dụng là cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ về nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Theo đó, họat động nhận tiền gửi được hiểu là việc tổ chức tín dụng nhận tiền từ tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. Cấp tín dụng là họat động tổ chức tín dụng thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Họat động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của tổ chức tín dụng được tiến hành thông qua 32 Khoản 1 điều 4 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010.
hình thức cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.
Thứ ba, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 qui định: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng…”33. Đồng thời, luật Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam còn nêu rõ một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là: “Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp
nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.”34. Ngoài ra, Điều 8 Luật các tổ chức tín
dụng 2010 qui định: “Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thì được thực hiện một hoặc một số
hoạt động ngân hàng tại Việt Nam”. Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được phép sử dụng
cụm từ hoặc thuật ngữ “tổ chức tín dụng”, “ngân hàng”, “công ty tài chính”, “công ty cho thuê tài chính” hoặc các cụm từ, thuật ngữ khác trong tên của tổ chức, chức danh hoặc trong các phần phụ thêm của tên, chức danh hoặc trong giấy tờ giao dịch hoặc quảng cáo của mình nếu việc sử dụng cụm từ, thuật ngữ đó có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng về việc tổ chức của mình là một tổ chức tín dụng.35
Thứ tư, tổ chức tín dụng là định chế tài chính trung gian.36 Tính chất trung gian của tổ chức tín dụng được thể hiện qua 2 góc độ:
-Tổ chức tín dụng giữ vai trò trung gian giữa chủ thể cho vay và đi vay. Thông qua các họat động ngân hàng và những nghiệp vụ kinh doanh khác được pháp luật cho phép, tổ chức tín dụng thực hiện việc điều chuyển nguồn vốn trong nền kinh tế. Điều này được tiến hành trên cơ sở tổ chức tín dụng vừa thu hút các khỏan tiền nhàn rỗi của xã hội, từ các tổ chức, cá nhân, đồng thời, tổ chức tín dụng vừa sử dụng chính số tiền đã huy động được để cho vay vay lại đối với những chủ thể có nhu cầu về vốn. Họat động điều hòa, trung gian tài chính của tổ chức tín dụng đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công chính sách tiền tệ quốc gia, ổn định sức mua, và cung cấp vốn-điều kiện để nền kinh tế ổn định, phát triển.
-Tổ chức tín dụng còn là định chế tài chính trung gian giữa Ngân hàng nhà nước với nền kinh tế. Những công cụ, biện pháp của chính sách tiền tệ quốc gia mà ngân hàng trung ương thực hiện đều thông qua việc tác động đến nguồn vốn, họat động của các tổ chức tín dụng. Việc các tổ chức tín dụng tiến hành họat động của mình trong khuôn khổ của chính sách tiền tệ quốc gia đều có những tác động nhất định đối với nền kinh tế, có thể làm tăng, giảm lượng tiền trong lưu thông, hướn đến mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền. Chẳng hạn như, các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia bao gồm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở… sẽ tác động và điều chỉnh trực tiếp đến định chế trung gian là tổ chức tín dụng, mà không phải là các tổ chức, cá nhân khác. Trên cơ sở đó, chính sách tiền tệ quốc gia của ngân hàng nhà nước Việt Nam sẽ tạo ra những tác động nhất định đối với nền kinh tế. Do vậy, tổ chức tín dụng được xem như một định chế tài chính trung gian giữa ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với nền kinh tế.