Giáo trình Luật Ngân hàng, Đại học Quốc Gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia, tr116.

Một phần của tài liệu hệ thống ngân hàng Việt Nam (Trang 29 - 31)

Những đặc trưng này là dấu hiệu cơ bản để phân biệt doanh nghiệp là TCTD với các loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác.

1.2. Các loại hình tổ chức tín dụng

1.2.1 Căn cứ vào phạm vi được thực hiện các hoạt động ngân hàng:

Các tổ chức tín dụng đựơc phân biệt thành Tổ chức tín dụng là ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng:

1.2.1.1 Tổ chức tín dụng là ngân hàng: Đây là lọai hình tổ chức tín dụng với phạm vi họat động

mở rộng. Theo đó, ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng bao gồm tòan bộ các hình thức kinh doanh, cung ứng thường xuyên nghiệp vụ nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động, tổ chức tín dụng là ngân hàng bao gồm những loại hình ngân hàng như sau:

*Ngân hàng thương mại:

Với tiêu chí lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu, hàng đầu của các ngân hàng thương mại, loại hình ngân hàng này chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng nhất. Những họat động ngân hàng của ngân hàng thương mại bao gồm:

-Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác. -Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.

-Cấp tín dụng dưới các hình thức: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh ngân hàng; Phát hành thẻ tín dụng; Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế; Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

-Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. -Cung ứng các phương tiện thanh toán.

-Cung ứng các dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn được tiến hành những họat động khác cụ thể như: -Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn

-Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong và ngòai nước.

-Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tài khỏan thanh toán tại tổ chức tín

dụng, và tài khỏan tiền gửi, tài khỏan thanh tóan ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

-Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân

hàng quốc gia. Ngòai ra, Ngân hàng thương mại được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

-Góp vốn, mua cổ phần. Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp

vốn, mua cổ phần.

-Tham gia thị trường tiền tệ. Họat động này được thể hiện thông qua hình thức ngân hàng thương

mại được tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ.

-Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh.

-Nghiệp vụ ủy thác và đại lý. Ngân hàng thương mại được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

-Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại: Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn

ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn; Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư; Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp; Dịch vụ môi giới tiền tệ; Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

Về hình thức tổ chức, ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. Trường hợp ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Đối với ngân hàng thương mại liên doanh, 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

* Ngân hàng chính sách:37

Đây là ngân hàng thuộc sở hữu của Nhà nước, do Chính phủ quyết định thành lập và quy định về tổ chức và hoạt động. Mục tiêu hoạt động: thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao như góp phần thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước (xóa đói giảm nghèo, sống chung với lũ, thực hiện chương trình thúc đầy xuất khẩu lao động…). Như vậy những họat động ngân hàng do ngân hàng chính sách tiến hành không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.

* Ngân hàng hợp tác xã

Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân. Như vậy, có thể suy ra, lợi nhuận không phải là mục tiêu chính của loại hình ngân hàng hợp tác.

Về hoạt động, do hoạt động chủ yếu của ngân hàng hợp tác xã là điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với thành viên là các quỹ tín dụng nhân dân, cho nên, Ngân hàng hợp tác xã được thực hiện một số hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác theo tương tư như ngân hàng thương mại sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Do Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân nên họat động của ngân hàng hợp tác xã tương ứng với họat động của Quỹ tín dụng nhân dân. Theo đó, hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân sẽ bao gồm:38

-Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các thành viên và từ các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

-Cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là thành viên; đối với khách hàng không phải là thành viên, họat động cho vay thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

-Cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên. -Các hoạt động khác, bao gồm:

• Tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá nhân;

• Vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác; 37 Điều 17 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010

Một phần của tài liệu hệ thống ngân hàng Việt Nam (Trang 29 - 31)