Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế chi nhánh Cầu Giấy (Trang 60)

2.4.1 Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua cùng với sự tăng trưởng hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro của ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả. Ngân hàng luôn chú trọng tới công tác hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng đã xây dựng được nhiều biện pháp cải tiến nhiều quy trình và đưa ra nhiều hình thức xử lý tốt những hậu quả mà nó để lại.

Nguồn vốn của chi nhánh đã tăng trưởng ở mức cao. Quy mô nguồn vốn đã đáp ứng được quy mô phát triển hoạt động tín dụng. Nguồn vốn huy động năm 2007 đạt 374.376 tỷ đồng trong đó dư nợ tín dụng là 252.105 tỷ đồng. Cơ cấu huy động đa dạng và pháp triển, kì hạn nguồn vốn tương xứng với cơ cấu và kì hạn sử dụng vốn đảm bảo tính thanh khoản cho hoạt động của ngân hàng và tăng hiệu suất sinh lời của tiền vốn.

Hoạt động tín dụng của chi nhánh tăng cả về số lượng và chất lượng. Dư nợ tín dụng tăng trưởng đều đặn ở mức cao năm 2007 tăng 18.4% so với năm 2006 và tăng

44.9% so với năm 2005. Mức tăng trưởng tín dụng đã đáp ứng nhu cầu vốn vay của nền kinh tế. Chi nhánh đã đa dạng hóa khoản vay và đối tượng vay. Danh mục cho vay đã được cải thiện không chỉ tập trung cho vay đối với khách hàng cá nhân mà số lượng dư nợ đối với khách hàng là TCKT ngày càng tăng. Nhiều sản phẩm tín dụng được cung cấp, không chỉ cho vay bằng đồng nội tệ chi nhánh đã mở rộng cho vay cả bẳng ngoại tệ, thời hạn cho vay cũng rất đa dạng từ qua đêm, ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Nợ quá hạn và nợ khó đòi được chi nhánh kiểm soát ở mức thấp năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 1.92% và tỷ lệ nợ khó đòi chiếm 0.72% so với tổng dư nợ. Nhờ áp dụng nhiều hình thức xử lý nợ quá hạn và thường xuyên đôn đốc nợ đến hạn, tỷ lệ dư nợ đủ tiêu chuẩn ngày càng tăng so với tổng dư nợ. Năm 2007 tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn chiếm 98.08% so với tổng dư nợ.

Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được chi nhánh trích lập và sử dụng theo đúng quy định của ngân hàng Nhà Nước. Tăng cùng với dư nợ tín dụng của chi nhánh, năm 2007 chi nhánh đã trích 2533 triệu đồng tăng 9.65% so với năm 2006 và tăng 20.39% so với năm 2005 và tốc độ tăng này vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng dư nợ tín dụng hàng năm.

Hoạt động bảo lãnh được ngân hàng chú trọng và pháp triển. Dư nợ cho hoạt động bảo lãnh tăng đáng kể năm 2007 gấp 3 lần năm 2005. Dư nợ hoạt động bảo lãnh của chi nhánh chuyển thành dư nợ tín dụng rất ít và gần như bằng 0. Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh góp một phần làm tăng thu nhập của chi nhánh.

2.4.2 Yếu kém và nguyên nhân

2.4.2.1 Yếu kém

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua thì hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng của chi nhánh vẫn tồn tại một số yếu kém:

- Công tác thẩm định trước khi cấp tín dụng còn nhiều hạn chế.

Do nền kinh tế đang pháp triển và hội nhập, áp lực cạnh tranh buộc các ngân hàng phải ra quyết định cho vay trong thời gian sớm nhất vì vậy đôi khi ngân hàng cho vay chỉ giữa trên xác định giá trị tài sản đảm bảo của khách hành cho khoản vay mà không xem xét kĩ, quan tâm đến phương án sử dụng vốn vay. Hoặc khi thẩm định các chỉ tiêu mà ngân hàng phân tích tình hình tài chính của khách hàng đều chỉ ở trạng thái tĩnh, chưa tính đến các biến động, nên việc xem xét các dự án không thực sự chính xác. Việc đưa ra quyết định cấp tín dụng chủ yếu dựa vào yếu tố định lượng, yếu tố định tính chưa được đánh giá cao và không được sử dụng nhiều.

- Chi nhánh chưa đa dạng đối tượng khách hàng.

Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là đối tượng khách hàng mà lượng vốn vay thường nhỏ, hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng lớn của tác động thị trường. Tuy khả năng thích nghi của đối tượng khách hàng này với sự biến động của thị trường là linh hoạt và hiệu quả song mức độ rủi ro của đối tượng khách hàng này là rất lớn. Hoạt động của họ khó có thể kiểm soát. Khi khách hàng gặp rủi ro kéo theo rủi ro tín dụng mà ngân hàng gặp phải. Khách hàng không có khả năng trả được nợ cho ngân hàng. Vì vậy chi nhánh cần đa dạng mở rộng đối tượng, nâng cao chất lượng công nghệ ngân hàng, đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ có sức hấp dẫn thu hút các khách hàng lớn, các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế, nhằm hạn chế các rủi ro từ khách hàng nhỏ.

Hệ thống thu thập thông tin của chi nhánh còn hạn chế.

Mặc dù hệ thống thông tin tín dụng CIC của ngân hàng Nhà Nước ra đời nhằm hỗ trợ cung cấp thông tin cho các ngân hàng thương mại song hệ thống này chưa thực sự hoạt động có hiệu quả. Các ngân hàng thương mại vẫn chưa có nguồn cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác. Nguồn thông tin mà ngân hàng thu thập được

trước khi cấp tín dụng phần lớn do khách hàng tự cung cấp do đó độ chính xác không cao ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định của ngân hàng. Bên cạnh đó sự phối hợp giữa chi nhánh với các ngân hàng chưa tốt, hệ thống thông tin nội bộ cũng không thường xuyên trao đổi dẫn đến tình trạng không kiểm soát được hoạt động của khách hàng khi xin vay vốn một cách toàn diện. Khả năng đánh giá khách hàng và dự báo thị trường tín dụng bị hạn chế. Cán bộ tín dụng không thể nắm bắt thông tin khách hàng một cách tổng hợp, chỉ thu thập nhân biết thông tin một cách riêng lẻ. Họ chỉ có thể tập trung kiểm tra, xác thực, xử lý thông tin do khách hàng cung cấp. Điều này dẫn đến rủi ro không cân xứng thông tin giữa ngân hàng và khách hàng. Đây là một trong các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

2.4.2.2 Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chi nhánh còn nhiều mặt yếu kém có thể đó là những nguyên nhân chủ quan từ phía chi nhánh có thể là nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh tế, xã hội, từ khách hàng.

 Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

- Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao.Chi nhánh chưa xây dựng được một chính sách tín dụng phù hợp cho từng thời kì phát triển. Chưa chú trọng đúng mức tới chất lượng tín dụng. Mục tiêu chi nhánh đưa ra là mở rộng tín dụng, chỉ tiêu đặt ra là tăng dư nợ tín dụng và đôi khi để đạt được mục tiêu này chi nhánh đã xem nhẹ những tiêu chuẩn tín dụng, chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn và cho vay đối với những khoản vay không đủ tiêu chuẩn an toàn.

Hiện nay đối với mỗi sản phẩm cấp tín dụng khác nhau ta có những quy trình kiểm tra thẩm định khác nhau. Quy trình cấp tín dụng của hội sở ngân hàng chỉ là các bước thống nhất hướng dẫn cán bộ tín dụng một cách tổng quát, chứ không phải là cụ thể cho từng trường hợp. Vì vậy đến nay quy trình đó vẫn chưa đảm bảo phân định rõ các khâu, mới chỉ tập trung vào tính tuân thủ. Một số công việc quan trọng vẫn chưa được quy định dưới dạng quy trình cụ thể như : quản lý tín dụng, xử lý nợ xấu, rà soát chất lượng khoản vay. . . gây khó khăn trong công tác quản lý và hạn chế rủi ro tín dụng.

- Công cụ quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng còn dựa quá nhiều vào các văn bản quy định cua ngân hàng Nhà Nước.

Chi nhánh đã đưa ra nhiều biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng song chưa phù hợp với thực tế hoạt động. chi nhánh đã áp dụng mô hình chấm điểm tín dụng cho khách hàng nhưng chưa theo quy chuẩn và mới chỉ mang tính chất thí điểm vì vậy còn nhiều hạn chế, cần thời gian để hoàn thiện, khắc phục. Mô hình chấm điểm tín dụng của chi nhánh chủ yếu dựa vào thông tin phi tài chính và tình hình hoạt động của người vay, nên cán bộ tín dụng khó có thể thu thập thông tin một cách chính xác điều này sẽ ảnh hưởng đến việc xử lý thông tin, xây dựng thang chấm điểm cho khách hàng.

Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay vẫn chưa được ngân hàng coi trọng. Sau khi cấp tín dụng đặc biệt là các khoản tín dụng dài hạn, chi nhánh vẫn chưa có biện pháp giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích như khách hàng cam kết trong hợp đồng vay vốn hay không. Quỹ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được chi nhánh thực hiện theo đúng quy định của ngân hàng Nhà Nước vẫn chưa có sự linh hoạt phòng ngừa thêm.

Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng đã được xây dựng và xác định rõ song còn rời rạc. Công cụ đánh giá rủi ro chủ yếu dựa trên yếu tố chủ quan của nhà quản lý. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro của ngân hàng còn đơn giản so với mức độ phức tạp của rủi ro trên thực tế.

- Đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu kinh nghiệm thực tế

Đội ngũ cán bộ của chi nhánh phần lớn còn rất trẻ vì vậy kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế là một tình trạng chung giữa các ngân hàng. Chi nhánh thiếu cán bộ quản lý có khả năng hoạch định chiến lược kinh doanh, tổ chức điều hành kinh doanh, còn thiếu cán bộ tác nghiệp lành nghề, hiểu sâu nghiệp vụ và tâm huyết với nghề nghiệp. Là một hoạt động quan trọng đối với ngân hàng, hoạt động tín dụng cần những cán bộ có năng lực phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích khoản vay, phân tích dự án vay vốn, xử lý tác nghiệp tín dụng, nắm chắt luật định của ngân hàng không chỉ trong nước mà còn là luật quốc tế. Nhằm đảm bảo thực hiện tốt các hoạt

động bảo lãnh, ký quỹ, mở L/C phục vụ đối tượng là khách hàng và doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước tham gia thương mại quốc tế, tránh xảy ra tranh chấp và thiệt hại do không nắm chắt điều luật quốc tế. Cán bộ tín dụng còn phải là người có khả năng va chạm với các góc cạnh trong nền kinh tế thị trường, là người có tư cách đạo đức, tinh thần trách nhiệm. Đánh giá của cán bộ tín dụng tốt, chính xác sẽ giúp cho khoản tín dụng mà ngân hàng cấp hạn chế được các rủi ro không mong muốn.

Là những cán bộ trẻ bên cạnh những hạn chế do thiếu kinh nghiệm trong công việc nhưng bù lại họ là những người có sức trẻ, sự xông xáo trong công việc, sự ham mê học hỏi và họ có những kiến thức chuyên môn bài bản vừa được các thầy cô trang bị đào tạo từ trong ghế nhà trường. Vì vậy đối với đội ngũ cán bộ trẻ, chi nhánh cần quan tâm đến vấn đề đào tạo và đào tạo lại nằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của mình.

 Nguyên nhân khách quan

- Trình độ khách hàng còn yếu kém. Khách hàng yếu kém cả về năng lực quản lý và ý thức trách nhiệm .

Trình độ quản lý của người điều hành là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại trong kế hoạch kinh doanh nói riêng và trong hoạt động doanh nghiệp nói chung. Nếu người điều hành không sáng suốt có thể đưa ra những quyết định sai lầm trong việc lựa chọn ngành nghề, chiến lược kinh doanh không phù hợp với điều kiện thị trường. Nếu doanh nghiệp không quản lý tốt sẽ làm giảm hiệu quả, năng suất lao động, giảm khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp khó có thể đứng vững trên thị trường, dễ lâm vào tình trạng rủi ro không mong muốn. Khi rủi ro xảy ra đối với doanh nghiệp kéo theo rủi ro tín dụng xảy ra đối với ngân hàng.

Bên cạnh trình độ quản lý kém hiện nay có một bộ phận khách hàng kém cả về phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm. Họ cố tình lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng, họ cố khai man, làm giả giấy tờ chứng nhận tài sản bảo đảm. . và đối với các khoản tín dụng này sau khi cấp ngân hàng khó có khả năng thu hồi lại được. Cũng có những khách hàng khi đã vay được vốn thì lại không sử dụng vốn theo đúng mục đích xin vay vốn ban đầu. Khi nguồn vốn bị khách hàng sử dụng không đúng và

không có hiệu quả dẫn đến mất khả năng thanh toán và lúc này khách hàng không thể trả nợ cho ngân hàng.

Một số khách hàng thì không tôn trọng và thiếu hiểu biết về pháp luật trong kinh doanh. Sự thiếu hiểu biết có thể đẩy khách hàng tới tình trạng thua lỗ, phá sản, làm sai quy định của pháp luật, một số thì nắm vững luật nhưng vẫn cố tình làm sai vi phạm nhằm chuộc lợi cho bản thân. Tất cả các khách hàng này đều có nguy cơ không trả được nợ cho ngân hàng vì vậy khi cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng này ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng rất lớn.

- Báo cáo tài chính không minh bạch là nguyên nhân gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình thẩm định tình hình tài chính của khách hàng. Khi thẩm định dự án cán bộ tín dụng thường phân tích đánh giá khách hàng phần lớn thông qua báo cáo tài chính của khách hàng song trên thực tế các báo cáo này thường đã bị các doanh nghiệp chỉnh sửa và không có kiểm toán vì đối tượng khách hàng của chi nhánh thường là các khách hàng nhỏ. Do vậy độ chính xác không cao, gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, phân tích tình hình tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ vay và đưa ra quyết định cho vay không được chính xác.

- Hệ thống pháp luật chưa chặt chẽ và sự can thiệp quá sâu của ngân hàng Nhà Nước vào hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Là một quốc gia mới phát triển hệ thống pháp luật còn non yếu chưa đi sâu quản lý chặt chẽ mọi hoạt động của nền kinh tế. Công cụ pháp luật của Nhà Nước đưa ra để giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ chây ì, nợ xấu còn chưa thực sự hiệu quả. Các ngân hàng mới chỉ có thể kiện khách hàng ra tòa, phát mại tài sản bảo đảm lúc khách hàng đã mất hoàn toàn khả năng thanh toán. Và lúc này ngân hàng khó có thể thu hồi được nợ.

Hành lang pháp lý chưa đồng bộ còn chồng chéo, đôi khi là nguyên nhân tiềm ẩn phát sinh rủi ro tín dụng đối với hoạt động ngân hàng. Năng lực pháp lý của khách hàng đôi khi không được pháp luật làm rõ và quản lý chặt chẽ gây khó khăn cho ngân hàng khi xác định năng lực pháp lý của khách hàng, khi cấp tín dụng. Việc xác định quyền và giá trị thực của tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp còn chưa được quy định ro

ràng kiến ngân hàng không thể đánh giá đưa ra hạn mức cho vay phù hợp với tài sản bảo đảm.

Bên cạnh đó ngân hàng Nhà Nước thường đưa ra các hạn mức cho vay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn dùng cho vay trung và dài hạn. . .can thiệp vào hoạt động của ngân hàng nhằm kiểm soát hoạt động của ngân hàng, ổn định nền kinh tế song đôi khi cũng gây sức ép cho hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra các chính sách vi mô của chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế chi nhánh Cầu Giấy (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w