VI. Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
1.3.2. Vai trò của doanh nghiệp tư nhân:
Theo Luật Doanh nghiệp được Chủ tịch nước công bố ngày 12/6/1999 "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các mục đích kinh doanh"(34)
Doanh nghiệp tư nhân gồm hai bộ phận: Doanh nghiệp do cá nhân hoặc cổ phần bổ vốn đầu tư kinh doanh và doanh nghiệp do người nước ngoài đầu tư. Hiện nay đang có vấn đề là, doanh nghiệp quốc doanh Nhà nước bán cho các cổ phần 100% là cán bộ công nhân viên, cũng trở thành doanh nghiệp tư nhân.
Kinh tế tư nhân được phát triển sau khi Đảng ta mở cửa và đổi mới. Đại hội lần thứ VI của Đảng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và khẳng định sự tồn tại lâu dài của các thành phần kinh tế. Tuy
nhiên, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thời kỳ này mới chỉ được khuyến khích phát triển trong lĩnh vực sản xuất, còn trong lĩnh vực lưu thông vẫn ở mức hạn chế, riêng thành phần tư bản tư nhân chưa được chấp nhận.
Đại hội lần thứ VII năm 1991 tiếp tục đường lối đổi mới của Đại hội VI và khẳng định: Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, không phân biệt đối xử, không tước đoạt tài sản hợp pháp, không gò ép tập thể hoá, không áp đặt hình thức kinh doanh, khuyến khích các hoạt động có lợi cho quốc kế dân sinh.
Trên cơ sở tổng kết công cuộc đổi mới, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai khoá VII (Năm 1992) đã đưa ra một số chủ trương để phát huy tiềm năng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nghiệp như bổ sung sửa đổi thể chế nhằm bảo đảm cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được phát huy không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm; được tự do lựa chọn chọn hình thức kinh doanh, kể cả liên doanh với nước ngoài theo những điều kiện do luật định; xoá bỏ những cấm đoán và ràng buộc vô lý, những thủ tục phiền hà gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất kinh doanh của nhân dân.
Đại hội Đảng lần thứ VIII tiếp tục khẳng đinh: kinh tế tư bản tư nhân có khả năng góp phần xây dựng đất nước. Khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất, yên tâm làm ăn lâu dài, bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi, đi đôi tăng cường quản lý, hướng dẫn làm ăn đúng pháp luật, có lợi cho quốc kế dân sinh.
Đại hội lần thứ IX chỉ rõ: Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau. Mọi doanh nghiệp, mọi công dân được đầu tư kinh doanh theo các hình thức do luật định và được pháp luật bảo vệ. Mọi tổ chức kinh doanh theo các hình thức sở hữu khác nhau hoặc đan xen hỗn hợp đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các doanh nghiệp tư nhân có tốc độ phát triển nhanh và hiệu quả kinh tế cao, năm 2004 kinh tế tư nhân đóng góp vào tăng trưởng GDP khoảng 42%, trong đó kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 15% GDP. Kinh tế tư nhân đóng góp đáng kể vào xuất khẩu, góp phần tăng trưởng xuất khẩu năm 2004 của cả nước trên 28,9% đạt giá trị trên 26 tỷ USD.