Vai trò của doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề tổ chức và hoạt động của Đảng trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng docx (Trang 28 - 30)

VI. Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

1.3.1. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước

Theo Điều 1 Luật doanh nghiệp nhà nước Việt Nam được Chủ tịch nước ký lệnh công bố luật ngày 10/12/2003 đã quy định: "Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức Công ty nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn"(35).

Vai trò của doanh nghiệp nhà nước được thể hiện qua những khía cạnh chủ yếu như sau:

Thứ nhất, Doanh nghiệp Nhà nước là một tổ chức kinh tế có những lợi thế so

sánh so với các doanh nghiệp cùng loại thuộc cá khu vực khác của nền kinh tế quốc dân. Lợi thế so sánh của doanh nghiệp nhà nước thể hiện chủ yếu ở phương diện hiệu quả xã hội. Doanh nghiệp nhà nước, thuộc quyền sở hữu công cộng, nên mục tiêu chính là phải tối đa hoá lợi ích của chủ sở hữu tức là nhân dân thông qua đại diện của mình là Nhà nước. Chính vì thế, hiệu quả kinh tế - xã hội phải được đặt lên hàng đầu.

Thứ hai, Doanh nghiệp nhà nước là một nhân tố quan trọng góp phần vào sự

tăng trưởng chung của nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước thường được trao cho nhiệm vụ đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng quy mô lớn, vốn nhiều, thời gian thu hồi vốn lại lâu, kèm theo nhiều rủi ro trong quá trình đầu tư mà doanh nghiệp tư nhân không thể kiểm soát nổi. Các nước phát triển cao như các nước G7 thì nhiều ngành kinh tế then chốt với nền kinh tế và an ninh quốc gia (như: Bưu chính viễn thông, năng lượng, đường sắt, hoá chất, hàng không, dầu khí...) vẫn được coi là những ngành gần như "độc quyền đầu tư" của nhà nước.

Thứ ba, Doanh nghiệp Nhà nước là một công cụ để góp phần khắc phục các

khuyết tật của thị trường. Điều này không thể chỉ thể hiện ở vai trò tiên phong của doanh nghiệp nhà nước trong việc chung cấp hàng hoá công cộng, mà còn thể hiện ở chỗ doanh nghiệp nhà nước góp phần điều tiết "độc quyền", tạo ra các "ngoại ứng tích cực" và nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin thị trường.

Thứ tư, doanh nghiệp Nhà nước góp phần cải thiện tình trạng phân phối phúc

nghiệp Nhà nước tạo ra không bị phân tán cho các hoạt động tiêu dùng, mà được sử dụng tập trung các khu vực công cộng thông qua chính phủ. Tác dụng tạo công văn việc làm cũng là một đóng góp có ý nghĩa.

Quan điểm của Đảng hiện nay kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp nhà nước cũng đóng vai trò chủ đạo, vì:

- Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Quá trình cổ phần hoá đang chuyển doanh nghiệp nhà nước sang một cấu trúc mới - cấu trúc nhiều sở hữu, nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế và vẫn có phần đóng góp lớn trong thu nhập của nền kinh tế.

- Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi Việt Nam đang đàm phán để tham gia vào WTO cần phải thấy rõ hơn vai trò chủ đạo của loại hình doanh nghiệp này trong điều kiện phát triển mới. Doanh nghiệp nhà nước cần phải phấn đấu để làm được nhiệm vụ đi đầu, là tấm gương trên mọi phương diện so với các thành phần kinh tế khác, chi phối và làm động lực mạnh nhất trong việc phát triển những lĩnh vực then chốt, quyết định đến sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo điều tra năm 1995 số doanh nghiệp Nhà nước là 7090 doanh nghiệp, đến thời điểm ngày 1/7/2002 số doanh nghiệp Nhà nước còn 5231, giảm 1859, tức là giảm

16,2%. Tuy nhiên doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm khoảng 38% GDP.(33) Đóng góp

vào ngân sách Nhà nước năm 2003 chiếm 56%, đóng góp vào vốn đầu tư xã hội năm 2003 56,5% giải quyết việc làm cho 3.452.800 người.

Doanh nghiệp nhà nước có những đóng góp rất lớn, những vẫn còn nhiều tồn tại yếu kém.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước còn thấp, tốc độ phát triển chưa cao; không ít doanh nghiệp nhà nước vẫn còn ỷ lại vào sự bảo hộ, bao cấp của Nhà nước. Năm 1998, theo đánh giá chung, số doanh nghiệp nhà nước thực sự kinh doanh có hiệu quả 40%, số lúc lỗ lúc lãi 40%, số thua lỗ kéo dài 20% (hầu hết là quy mô nhỏ thuộc địa phương quản lý). Đến năm 2000, tỷ lệ nói trên là 40%, 31% và 28%.

Doanh nghiệp nhà nước quy mô còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, dàn trải, chồng chéo về ngành nghề và tổ chức quản lý.

Cổng nợ của các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng tăng; lao động thiếu việc làm và dôi dư còn lớn. Trình độ quản lý phần lớn còn yếu kém. Năm 2000 trong số 15,1% nợ quá hạn của các Ngân hàng thương mại Nhà nước, thì doanh nghiệp nhà nước chiếm 74,8%. Tổng nợ của doanh nghiệp nhà nước năm 2000 đã lên đến 288.900 tỷ.

Trình độ kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp nhà nước còn hết sức lạc hậu. Theo khảo sát của Viện khoa học và Bảo hộ lao động thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ở 12 doanh nghiệp nhà nước trong số 727 thiết bị máy móc và dây chuyền nhập khẩu có tới 76% thuộc thế hệ những năm 1950-1960, trên 70% đã hết thời hạn sử dụng 50% thuộc lại tân trang.

Tóm lại, vai trò của doanh nghiệp nhà nước gắn liền với việc tham gia vào các

hoạt động của kinh tế Nhà nước. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình, dẫn dắt nền kinh tế thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước còn chưa thực sự đi tiên phong trong một số trường hợp cụ thể. Củng cố các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang trở thành vấn đề bức xúc.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề tổ chức và hoạt động của Đảng trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng docx (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)