Các giải pháp

Một phần của tài liệu ” Hoàn thiện công tác quản lý đội xây lắp ở công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Đông Hải (Trang 64 - 74)

IV. Đánh giá nhận xét

2. Các giải pháp

Giải pháp 1: Tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu gắn với quản lý đội.

1. Cơ sở lý luận: Nguyên vật liệu là một bộ phận trọng yếu của tư liệu sản xuất, xét về mặt chất là nhân tố cấu thành lên thực thể sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Do đó có thể nói rằng bảo đảm nguyên vật liệu đạt chất lượng tốt còn là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Xét về mặt tài chính, ta thấy lượng vốn bỏ ra mua nguyên vật liệu chiểm một tỷ trọng lớn trong vốn lưu động (khoảng từ 40-60%). Về mặt kinh doanh, trong cơ cấu giá thành yếu tố nguyên vật liệu cũng chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu giá thành(từ 60-80%). Vì vậy có thể nói rằng, nguyên vật liệu không chỉ giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất mà nó còn giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý giá thành và tài chính trong các doanh nghiệp qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý

đội xây dựng. Nếu như việc cung cấp nguyên vật liêu không đầy đủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ xây dựng và chất lượng công trình, do đó các Đội xây dựng sẽ phải có trách nhiệm trong trường hợp này do là đơn vị trực tiếp tham gia thi công công trình đó.

2.Cơ sở thực tiễn: Việc mua nguyên vật liệu chủ yếu công ty giao cho các đội tiến hành để tạo ra sự chủ động trong sản xuất. Tuy đã có sự kiểm tra chất lượng chặt chẽ nhưng vẫn có trường hợp nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, thiếu các thiết bị đo lường, vì vậy công tác kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu nói chung và công tác quản lý đội nói riêng.

3.Phương thức tiến hành:

Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào: Cán bộ quản lý kho phải thực hiện nghiêm túc đúng quy định trước khi lượng nguyên liệu được nhập vào kho và đưa vào sản xuất. Việc tiếp nhận tốt sẽ tạo điều kiện cho thủ kho nắm chắc số lượng chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu phát hiện kịp thời tình trạng nguyên vật liệu, hạn chế tình trạng nhầm lẫn, tham ô, thiếu trách nhiệm có thể xảy ra. Lượng nguyên vật liệu đầu vào cần được theo dõi từ lúc bốc xếp lên xe cho đến khi về đến kho. Tất cả nguyên vật liệu nhập kho đều phải qua thủ tục kiểm nhận, xác định chính xác số lượng, chất lượng chủng loại và phải có biên bản xác nhận và kiểm tra.

Bảo quản nguyên vật liệu đầu vào: Kho là điểm xuất phát và cũng là điểm cuối cùng của quá trình sản xuất do đó công ty cần nâng cấp, xây mới các kho nguyên vật liệu, trang bị dụng cụ thiết bị quản lý hiện đại hơn. Để thực hiện tốt điều này yêu cầu:

-Cán bộ kho phải có hệ thông sổ sách rõ ràng, luôn nắm vững số lượng và chất lượng tồn kho đối với từng loại nguyên vật liệu. Kho phải có sơ đồ sắp xếp

phân loại đúng quy cách, phẩm chất tránh tình trạng nguyên vật liệu bị vứt bừa bãi, Tận dụng triệt để năng lực của kho, bảo đảm an toàn lao động trong kho.

-Nguyên vật liệu sau khi được sắp xếp phải được bảo quản theo đúng quy trình, quy phạm của Nhà nước ban hành

-Xây dựng hệ thống nội quy trong kho: Nội quy ra vào, bảo quản, nội quy về xuất, nhập…Nhằm đưa công tác bảo quản đi vào nề nếp.

4. Điều kiện thực hiện:

-Phải có nguồn lực tài chính để mua sắm, trang bị, cải tạo hệ thống kho tàng và thiết bị bảo quản, thiết bị kiểm tra chuyên dụng

-Cần có kinh phí và một khoảng thời gian nhất định.

-Người quản lý phải am hiểu về nguyên vật liệu, có kinh nghiệm quản lý, ý thức trách nhiệm cao.

Giải pháp 2: Tăng cường công tác quản lý, tuyển dụng đào tạo nâng cao chất lượng lao động của các Đội.

1. Cơ sở lý luận: Lao động là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, nếu không có lao động thì mọi hoạt động bị ngừng trệ, muốn cho hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao cần phải hình thành một cơ cấu lao động tối ưu trong các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao cần có bộ máy quản lý tốt với những nhân viên có trình độ cao. Chất lượng của lao động trong tổ chức lại phụ thuộc vào 2 quá trình đó là: Quá trình tuyển dụng và quá trình đào tạo, bồi dưỡng

2.Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn cơ cấu lao động trong công ty cho thấy chất lượng tương đối đồng đều nhưng chưa cao,vẫn còn nhiều bất cập trong công tác quản lý, đào tạo nguồn nhân lực nhất là đội ngũ lao động kỹ thuật trong công ty vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức, hiệu quả đào tạo chưa cao.

3. Phương thức tiến hành:

Đối với công tác tuyển dụng: Có hệ thống tiêu chuẩn cụ thể cho từng vị trí trong đội, bám sát kế hoạch kinh doanh công ty và tình hình thực tế trên thị trường. Đối với các vị trí quan trọng trong công ty cần có hệ thống tiêu chuẩn chi tiết.

Đối với công tác đào tạo: Cần xác định nhu cầu đào tạo ngay đầu năm, thông báo chương trình đào tạo cho toàn thể nhân viên trong công ty biết. Phòng tổ chức lao động tiền lương có trách nhiệm thông báo kế hoạch đào tạo, danh sách nhân viên có nhu cầu đào tạo gửi lên công ty. Các kế hoạch đào tạo cần được tính toán một cách kỹ lưỡng về nội dung, thời gian đào tạo, loại hình và kinh phí đào tạo.

Về hình thức đào tạo: Học tập trung, dài hạn như học cao học, đại học. Học các lớp ngắn hạn, tham gia các hội thảo chuyên đề, khảo sát thực tế, nghiên cứu tìm hiểu phương thức quản lý, kinh nghiệm đào tạo của nước ngoài. Tổ chức đào tạo tại chỗ thông qua việc hướng dẫn những người mới vào nghề. 4. Điều kiện thực hiện.

-Thành lập hội đồng tuyển dụng

-Lập kế hoạch tuyển dụng cụ thể cho từng loại công việc. -Có chính sách khuyến khích người lao động.

5. Dự kiến kết quả mang lại:

Tạo ra đội ngũ lao đông có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu của công việc, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí đào tạo lại trước khi sử dụng. Việc đào tạo này có thể đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư, tạo sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, dành được các gói thầu lớn hơn về chất lượng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao. Tuy nhiên đây là biện pháp lâu dài vì vậy kết quả của nó sẽ không thể hiện ngay nhưng xét về lâu dài nó sẽ mang lại cho công ty nhiều hiệu quả thiết thực.

Giải pháp 3: Lập kế hoạch huy động điều chuyển máy móc thiết bị một cách hợp lý

1. Cơ sở lý luận: Máy móc thiết bị có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của đội. Việc huy động điều chuyển máy móc thiết bị hợp lý sẽ đảm bảo sự cân đối giữa công suất của máy và số lượng chất lượng nguyên vật liệu mang vào, khắc phục tình trạng gián đoạn của máy do lúc thì thiếu, lúc thì thừa máy ở các đội xây dựng, lúc thì hoạt động thong thả cầm chừng, khi thì vội vã gây lên sự lãng phí sức người, sức của.

2. Cơ sở thực tiễn:

Một thực tiễn mà hiện nay công ty gặp phải là khi công ty tiến hành một lúc nhiều công trình thì việc điều chuyển máy móc của công ty gặp rất nhiều khó khăn, có những thiết bị trùng lặp mà không thể điều chuyển ngay từ công trình khác điều này có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Nhiều công trình có tính chất quan trọng nhưng lại xa địa điểm đặt máy, trong khi đó công trình ít quan trọng lại ở gần địa điểm đặt máy hơn, việc chuyển máy tơi công trình này trước sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển, nhưng thiệt hại do chậm thi công ở công trình kia lại nhiều hơn do vậy công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị nhiều khi vẫn chưa tận dụng được ưu thế, công suất của máy móc, làm tăng chi phí, chậm tiến độ. Do đó việc bố trí máy móc thiết bị hợp lý là một yêu cầu bức xúc, đòi hỏi bức thiết đối với công tác quản lý đội ở công ty.

3.Phương thức tiến hành:

Công ty cần xây dựng một bản kế hoạch về máy móc thiết bị, chuẩn bị ít nhất là một tháng trước trở về. Xác định đúng chủng loại, số lượng, chất lượng từng loại máy, địa điểm tập kết hiện tại của các loại máy đó. Từ đó có kế hoạch điều chuyển giữa các công trình sao cho có ưu thế nhất. Bên cạnh đó các đôi cũng có thể căn cứ vào bảng kế hoạch này để xây dựng kế hoạch cho mình tạo thế chủ động trong thi công công trình.

Về địa điểm tập kết máy không nhất thiết phải tập kết đúng địa điểm của công ty mà căn cứ vào thị trường cho thuê máy nơi công trình đang thi công. Nếu tại đó có nhiều công trình khác cùng lúc thi công có thể lập kế hoạch thuê máy thi công của đơn vị bạn điều này có thể tiết kiệm chi phí vận chuyển cho đơn vị mình, và tận dụng công suất của máy móc thiết bị đơn vị bạn.

Hiện nay, việc điều chuyển máy giữa các đơn vị còn mang tính chất định mức cấp phát, chưa tạo ra sự chủ động cho các đơn vị.

4. Điều kiện thực hiện:

-Phòng kế hoạch phải lập bản kế hoạch điều chuyển máy móc thiết bị và trình lên ban giám đốc duyệt.

-Phải có các chuyên gia, cán bộ có năng lực, kinh nghiệm tìm hiểu, nghiên cứu việc bố trí máy móc thiết bị sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của công ty.

5. Dự kiến kết quả mang lại:

Nếu việc bố trí máy móc thiết bị được thực hiện tốt, sẽ cho phép công ty tận dụng được tối đa công suất máy, tạo sự chủ động, giảm thời gian ngừng việc do thiếu máy bảo đảm cho công trình hoàn thành đúng tiến độ, tạo uy tín và lòng tin trong quan hệ với khách hàng.

Giải pháp 4: Hoàn thiện cơ chế khoán cho các đội xây lắp

1.Cơ sở lý luận: Trong doanh nghiệp mỗi đội xây lắp là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, đơn vị sản xuất trực tiếp chịu sự quản lý của công ty. Việc tạo ra cho các đơn vị tính độc lập tự chủ, năng động là yếu tố quan trọng giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty, phát huy hết khả năng của đơn vị.

2.Cơ sở thực tiễn: Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức khoán chi phí nhân công và vật liệu phụ do công ty cấp theo bảng phân giao vật tư, vật liệu chính đơn vị tiết kiệm được sẽ phải nhập lại kho của công ty. Hình thức này

giao vật tư của công ty. Khả năng tận dụng thời gian, tận dụng vật tư không phát huy tác dụng. Do đó để tạo ra sự chủ động về quản lý sản xuất công ty cần áp dụng hình thức khoán chi phí công trình, đây là hình thức đang được áp dụng rất rộng rãi trong các doanh nghiệp xây dựng.

3. Cách thức thực hiện:

Chỉ tiêu nhiệm vụ Chỉ tiêu thu nhập -Toàn bộ khối lượng công tác của

công trình, hạng mục công trình. -Giá dự toán công ty giao cho đội

-Chênh lệch giữa chi phí thực tế + tỷ lệ nộp khoán so với giá quyết toán của hạng mục công trình, công trình -Thực chất đây là hình thức giao thầu lại cho các Đội xây lắp, trong đó các đội xây lắp sẽ được hướng dẫn toàn bộ giá quyết toán công trình và phải nộp cho công ty theo tỷ lệ nộp khoán theo % giá quyết toán công trình. Công ty có trách nhiệm hoàn thành mọi nghĩa vụ với Nhà nước.

-Đội sẽ được thưởng nếu đạt chất lượng công trình, đúng tiến độ thời gian. Và sẽ bị phạt nếu chất lượng công trình kém, chậm tiến độ.

-Đôi phải tự cung, tự cấp các loại chi phí công trình, chịu trách nhiệm đảm bảo vật tư từ lúc bắt đầu thi công bàn giao quyết toán công trình, chịu trách nhiệm về quyết toán, bảo hành công trình. Nếu áp dụng hình thức khoán theo tỷ lệ nộp khoán theo % giá trị quyết toán công trình thì đội xây lắp phải nộp cho công ty một khoản tiền lương là 14% giá trị quyết toán công trình. Tỷ lệ nộp khoán này có thể thay đổi tùy theo công trình cụ thể và theo điều kiện của công ty.

4. Điều kiện thực hiện:

-Đối với những công trình Đội không có khả năng nhận khoán, công ty vẫn áp dụng hình thức khoán chi phí nhân công và vật liệu phụ.

-Công ty cần hỗ trợ vốn cho Đội khi nhận được tiền tạm ứng của bên A nếu đội xây lắp có yêu cầu.

-Đối với những công trình lớn, khối lượng phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao, thời gian thi công dài, vốn quay vòng chậm, để việc giao khoán công trình có hiệu quả, khi quyết định điều động sản xuất cho các Đội phải dựa trên cơ sỏ:

+Đơn vị nhận thi công phải có khả năng tài chính mạnh có đủ vốn thi công công trình

+Lực lượng lao động tham gia thi công phải có đủ năng lực trình độ chuyên môn.

+Các đơn vị nhận thi công phải có kế hoạch thi công đầy đủ và hợp lý cùng với biện pháp thi công hiệu quả.

Về phía các phòng ban: có nhiệm vụ hỗ trợ các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, kiểm soát chặt chẽ các công trình để bàn giao cho các đội không để xảy ra tình trạng những đội không có khả năng vẫn có thể nhận được công trình dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng công trình, ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

5. Dự kiến kết quả đạt được:

Về phía công ty: sẽ không phải lo một khoản tiền vốn để cung ứng vật tư chính giao cho đội thi công, tận dụng được khả năng huy động vốn của đơn vị.

Về phía đội: tạo sự chủ động cho các đội trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tận dụng thời gian đẩy nhanh tiến độ, hạ giá thành công trình. Ngoài ra còn tạo cho đội có một khoản chênh lệch giữa chi phí thực tế của vật liệu chính so với giá quyết toán của công trình, hạng mục công trình. Hình thức khoán này sẽ tạo động lực cho các đội áp dụng nhiều biện pháp thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình, sự phối hợp giữa các đơn vị nhịp nhàng hơn. Hình thức này chắc chắn sẽ phù hợp hơn với các đơn vị khi 62

có thể đảm đương nhiệm vụ đặt ra. Cùng với sự hỗ trợ của các phòng ban và kinh nghiệm thu được từ các công trình các đơn vị sẽ có khả năng hoàn thành những công trình lớn hơn nữa trong tương lai.

Giải pháp 5 : hoàn thiện cách thức tổ chức đội

Cách thức tổ chức đội có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực hoạt động của các Đội xóa bỏ tình trạng thi công kém hiệu quả của một số đội làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Sở dĩ hiệu quả của các đội này thấp một phần là do đội ngũ lãnh đạo trong đội thiếu năng lực và kinh nghiệm cần thiết, trình độ công nhân còn kém. Do đó công ty cần có biện pháp kiện toàn bộ máy quản lý Đội tạo động lực khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Để thực hiện được điều này cần có sự phối hợp giữa công ty và Đội. Đối với những đơn vị mà năng lực lãnh đạo của Đội trưởng hay các nhân viên quản lý còn yếu kém công ty cần phải có kế hoạch thay thế, một số có thể cho đi đào

Một phần của tài liệu ” Hoàn thiện công tác quản lý đội xây lắp ở công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Đông Hải (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w