Thi công: Đường cáp ngầm 35kV, 04 TBA KIOS 400KVA-35/0,4KV, hệ thống

Một phần của tài liệu ” Hoàn thiện công tác quản lý đội xây lắp ở công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Đông Hải (Trang 25 - 30)

I. Tổ chức đội của công ty

10 Thi công: Đường cáp ngầm 35kV, 04 TBA KIOS 400KVA-35/0,4KV, hệ thống

TBA KIOS 400KVA-35/0,4KV, hệ thống chiếu sáng cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế và 2 máy phát điện công suất 400KW. Cung cấp và lắp đặt 4 dây chuyền sản xuất cáp viễn thông cho nhà máy sản xuất linh kiện của công ty thương mại và đầu tư sao biển tại khu công nghiệp gián khẩu Huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình

3,12km cáp ngầm 35KCu-3x150; 04 TBA KIOS 400KVA-35/0,4kV; 570m cáp ngầm chiếu sáng 1.625m cáp tổng hạ thế; 8.250m cáp lực cấp điện nhà xưởng; 02 máy phát điện 400kW; 04 dây chuyền sản xuất cáp viễn thông

Bảng 5: Chỉ tiêu kế hoạch hàng năm

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Doanh thu 15 16 18

Số lượng đội xây lắp

2 3 5

Nguồn: phòng tài chính

Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn từ số lượng 2 đội xây lắp năm 2003, đến nay công ty đã tăng lên 5 đội xây lắp đang hoạt động. Đây là yêu cầu thực tế do ngành điện là ngành giữ vai trò trọng điểm của đất nước. Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, điện năng là một nguồn năng lượng không thể thiếu. Ngành điện lực đang triển khai mạnh mẽ các dự án mở rộng mạng lưới cung cấp điện đến các vùng nông thôn, miền núi. Các dự án nâng cấp, cải tạo, chống qua tải mạng lưới điện hiện cũng đang được triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của đất nước. Như vậy công tác mở rộng, xây lắp mạng lưới điện ngày càng nhiều, khối lượng công việc của công ty là rất lớn, để hoàn thành công trình đúng tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng công trình đòi hỏi công ty phải xác định được số lượng các đơn vị xây lắp hợp lý đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ. Là một doanh nghiệp cổ phần mới thành lập cho nên công ty cũng gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt trong cơ chế thị trường như hiện nay công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của một số doanh nghiệp xây lắp khác trên thị trường thì việc củng cố số lượng xây lắp hiện có và hình thành đội xây lắp mới sẽ tạo ra sự chủ động trong tìm kiếm việc làm cho công ty

Như vậy, qua bảng số liệu trên ta thấy trong một vài năm qua công ty đã hoàn thành kế hoạch đặt ra, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp vào ngân sách Nhà nước và đã phần nào nâng cao được uy tín của công ty trên thị trường. Việc hình thành các đội xây lắp mới là căn cứ vào tình hình cụ thể trong từng giai đoạn, căn cứ vào nhiệm vụ, chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo cho hoạt động của công ty có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Do địa bàn hoạt động của công ty là tương đối rộng bao gồm đại đa số các tỉnh phía bắc và các công trình xây dựng được thi công tại các địa phương khác nhau, sản xuất xây lắp có tính lưu động cao và thiếu tính ổn định. Đối với mỗi công trình thi công đòi hỏi lực lượng lao động cũng như phương tiện sản xuất, nguyên vật liệu phải luôn di chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ địa phương này sang địa phương khác, công trình này sang công trình khác. Để giảm được những chi phí di chuyển không cần thiết có thể làm tăng chi phí công trình, công ty đã tiến hành phân giao địa bàn hoạt động cho các Đội xây lắp và các đội này khi tiến hành thi công lắp đặt các công trình cần có những mối quan hệ nhất định với địa phương trong việc giải phóng mặt bằng, tổ chức thi công, phải nắm rõ tình hình địa phương, tận dụng những ưu thế sẵn có của địa phương như lao động, nguyên vật liệu máy móc để góp phần làm giảm chi phí thi công, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương này. Như vậy có thể nói rằng việc phân chia đội xây lắp một mặt làm giảm bớt những chi phí không cần thiết, mặt khác giúp các đơn vị trong công ty có thể ổn định và giữ vững địa bàn thi công xây dựng lên các đội điện vững mạnh, chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao trên địa bàn của mình.

1.2 Mô hình đội xây lắp

Mô hình tổ chức đội xây lắp điện trong công ty là mô hình các Đội tổng 23

cơ cấu ngành nghề tương thích với yêu cầu kỹ thuật thi công công trình nhằm hoàn thành một công trình xây lắp.

1.3 Quy trình quản lý đội xây lắp

Quy trình quản lý đội xây lắp được thực hiện theo một quy trình thống nhất, thông suốt từ chủ thể quản lý là công ty đến khách thể quản lý là các đội. Mô hình tổng quát quy trình quản lý đội xây dựng có thể biểu diễn qua sơ đồ sau

Quy trình quản lý đội xây lắp

Giai đoạn chuẩn bị thi công

Lập phương án, tiến độ thi công

Tiên lượng các yếu tố sản xuất (Vật tư thiết bị, lao động, tài chính)

Giai đoạn thi công

Tổ chức thi công

Tiến độ và chất lượng công trình

Công tác BHLĐ

Giai đoạn kết thúc

Nghiệm thu bàn giao công trình

Từ sơ đồ quản lý xí nghiêp ta thấy rằng Đội xây lắp phải chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc và phó giám đốc kỹ thuật, chịu sự quản lý theo chức năng của các phòng ban. Ở công ty, do công ty không phảI là doanh nghiệp Nhà nước nên hầu hết các công trình đều do công ty tự tìm kiếm, tham gia để tranh thầu, để có được những công trình theo đúng nhu mong muốn, công ty cần có đầy đủ thông tin về khách hàng của mình, phải có mối quan hệ làm ăn với khách hàng, phải có hệ thống tại các phòng ban chức năng, đặc biệt là phòng kế hoạch kỹ thuật, có nhiệm vụ tìm kiếm, tập hợp, xử lý thông tin về các công trình dự án sẽ được xây dựng dựa vào chiến lược phát triển của từng vùng, khu vực, ngành của Nhà nước và ở từng địa phương. Phòng kế hoạch chủ trì lựa chọn dự án, gửi hồ sơ dự thầu, tổ chức tham gia đấu thầu. Hồ sơ dự thầu chỉ được gửi đi khi đã dự tính được các lợi ích thu được từ dự án, khả năng thực hiện các mục tiêu của dự án cũng như khả năng thắng thầu. Sau khi có các thông tin ban đầu về công trình, dự án được xác lập căn cứ vào đơn giá xây dựng của khu vực, vào các văn bản quy định hướng dẫn việc lập giá dự toán công trình, và căn cứ vào giá cả thị trường, phòng kế hoạch dự án chủ trì phối hợp với các phòng ban liên quan tiến hành;

-Lập dự toán công trình đấu thầu

-Thẩm định dự án của các đơn vị đăng ký hồ sơ đấu thầu.

Sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết, Căn cứ vào đề nghị của phòng kế hoạch giám đốc doanh nghiệp lựa chọn đội thi công và đặc biệt quan trọng là việc xác định mức khoán nộp đối với từng dự án, thông thường khoảng 5-8% giá trị xây lắp công trình. Tỷ lệ này có thể thay đổi tuỳ thuộc vào mức lợi nhuận của dự toán trên cơ sở mức giá cạnh tranh cũng như mục tiêu về thị trường mà doanh nghiệp đặt ra cho đội. Đội xây lắp sau khi hợp đồng nội bộ với công ty, sẽ triển khai các hoạt động xây lắp, bắt đầu từ việc tiếp nhận và quản lý các

đội cũng thực hiện ứng vốn bằng các nguồn lực của mình. Đội trưởng có vai trò quan trọng trong thực thi sản xuất cũng như cơ chế quản lý nội bộ đội. Đội trưởng phải trực tiếp ở công trình chỉ huy, đôn đốc việc xây lắp và là người chịu trách nhiệm trước công ty và bên A về chất lượng sản phẩm và tiến độ của công trình. Đội trưởng tham gia quá trình nghiệm thu và bàn giao, quyết toán công trình. Mọi giao dịch phải thực hiện thông qua công ty và xí nghiệp, đội chỉ nhận lại công trình theo hình thức khoán các hợp đồng với công ty. Quá trình thanh quyết toán công trình được thực hiện trực tiếp giữa công ty với bên A, sau đó công ty sẽ có kế hoạch thanh toán lại cho Đội trên cơ sở các tỷ lệ khoán đã ký kết.

Một phần của tài liệu ” Hoàn thiện công tác quản lý đội xây lắp ở công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Đông Hải (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w