III. Phơng hớng hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công
3. Việc áp dụng các thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 quy định: “ kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và giám đốc, soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán. Quy trình phân tích cũng đợc thực hiện ở các giai đoạn khác trong quy trình kiểm toán .”
Tại Công ty AASC, qua kiểm toán đối với Công ty ABC cho thấy, thủ tục phân tích đợc áp dụng trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, kiểm toán viên chỉ phân tích ở mức độ cơ bản, đó là so sánh chênh lệch đầu kỳ, cuối kỳ của các khoản mục trên Báo cáo tài chính để xem những biến động bất thờng, đồng thời phân tích một số chỉ suất tài chính để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích nh vậy sẽ cho phép kiểm toán viên có đợc cái nhìn cụ thể hơn sau khi tìm hiểu về HTKSNB của khách hàng. Song sẽ không thể đánh giá chính xác nếu chỉ phân tích một vài biến động nh vậy. Trờng hợp kiểm toán cụ thể đối với từng khoản mục trên Báo cáo tài chính sẽ hiệu quả hơn khi kiểm toán viên sử dụng quy trình phân tích trong việc đánh giá các tỷ suất liên quan trực tiếp
đến khoản mục đấy. Ví dụ phân tích tỷ suất dự phòng nợ phải thu khó đòi / tổng các khoản phải thu, tỷ suất dự phòng giảm giá hàng tồn kho/ tổng hàng tồn kho, tỷ suất quay vòng vốn, quay vòng hàng tồn kho Ngoài ra, mọi vấn đề phân tích…
và đánh giá kiểm toán viên nên trình bày trên giấy tờ làm việc. Thực tế cho thấy khi phân tích kiểm toán viên chỉ đa ra bảng so sánh mà cha có đợc những nhận xét tổng quát, hầu nh những nhận định kiểm toán viên thu đợc chỉ đợc tổng kết qua trực quan.