- Bản sao giấy khai sinh Giấy chứng nhận sức khoẻ
2.3.4. Đánh giá thực hiện công việc
Hiện nay trong Công ty, phương pháp đánh giá thực hiện công việc đang được áp dụng là phương pháp xếp hạng (phương pháp bình bầu thi đua). Theo phương pháp này, căn cứ vào trách nhiệm thực hiện công việc và mức độ hoàn thành công việc mà xếp hạng theo thứ tự từ A, B, C. Loại A (hệ số 1.3) là những nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc được giao, chấp hành nội quy, có sáng kiến cải tiến công việc, đảm bảo tối thiểu thời gian làm việc theo quy định (8 giờ/ngày, 5 ngày/tuần), có thời gian nghỉ ốm đau thai sản dưới 10 ngày/quý. Lọai B (hệ số 1.0) là những người có cố gắng hoàn thành công việc được giao nhưng chưa có sự chủ động, đôi khi chấp hành chưa tốt các quy định của Công ty như đi muộn về sớm từ 3 đến 5 lần/tháng, có thời gian nghỉ ốm đau thai sản từ 10 ngày đến dưới 20 ngày. Loại C (hệ số 0.7) là những cá nhân không hoàn thành công việc được giao, vi phạm quy chế của Công ty như đi muộn về sớm từ trên 6 lần/tháng, có thời gian nghỉ ốm đau thai sản từ 22 ngày đến 44 ngày/quý. Những trường hợp nghỉ ốm đau thai sản, nghỉ việc ko hưởng lương trên 44 ngày/quý thì không được xét bình bầu thi đua. Để xác định mức độ hoàn thành công việc của từng nhân viên Công ty căn cứ vào Phiếu giao việc và các báo cáo để trưởng phòng đánh giá. Theo phương pháp này trong Quý 4 năm 2007, tại khối văn phòng Công ty có 58 cán bộ đạt loại A, 1 người đạt loại B và 4 người bị loại C. Trong đó phòng Tổ chức nhân sự và phòng Bảo vệ là hai bộ phận tất cả các nhân viên trong phòng đều đạt loại A, không có trường hợp đạt loại B hoặc C. Qua đánh giá trên có thể thấy được tình hình thực tế thực hiện công việc của lao động trong Công ty. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của phương pháp xếp hạng đó là độ chính xác còn chưa cao và mang nặng tính hình thức. Tiêu chuẩn xây dựng đơn giản, chưa căn cứ vào đặc thù riêng của từng loại hình công việc. Các thứ bậc đơn giản, chỉ có 3 bậc gây khó khăn cho việc đánh giá mức độ hoàn thành của từng cá nhân.
Ngoài phương pháp đánh giá chung được áp dụng cho toàn Công ty, đối với các cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo Công ty có thêm căn cứ để đánh giá thực hiện công việc là dựa vào các Tiêu chuẩn của cán bộ giữ chức lãnh đạo (Theo Quy chế quản lý cán bộ của Công ty số 432/QĐ-HĐQT).Ví dụ đối với cán bộ phó phòng nghiệp vụ, phó trưởng các đơn vị trực thuộc Công ty, đánh giá dựa vào: Cán bộ tự nhận xét đánh giá bằng văn bản, ý kiến tham gia đóng góp của tập thể lao động cùng đơn vị và ý kiến nhận xét của cấp uỷ Đảng cùng cấp kết hợp với nhận xét của trưởng phòng Giám đốc đơn vị. Như vậy việc đánh giá mức độ thực hiện công việc của cán bộ quản lý chủ yếu dựa vào quy định Công ty. Cách thức đánh giá như trên có ưu điểm là tạo ra sự công bằng trong đánh giá và tránh được sự hiểu nhầm của người lao động. Tuy nhiên nhược điểm là gặp khó khăn khi những yêu cầu và nhiệm vụ của cán bộ quản lý đòi hỏi ngày một cao hơn việc đánh giá theo quy chế sẽ trở lên lỗi thời và không linh hoạt vì thế tính chính xác của kết quả sẽ bị ảnh hưởng.