Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 94 - 110)

- Thời gian xét nghiệm ngắn, đơn giản do cơ quan đăng ký chỉ xem

3.2.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về xác lập quyền sở hữu công nghiệp

lập quyền sở hữu công nghiệp

Hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về cơ chế bảo hộ quyền SHCN nói chung và trình tự, thủ tục xác lập quyền SHCN nói riêng ngoài những yêu cầu về tính nhất quán và đồng bộ còn phải chú ý tới những điều kiện, hoàn cảnh thực tế của Việt Nam - tính năng động, đa dạng của nền kinh tế đang chuyển đổị

Các quy định pháp luật liên quan đến xác lập quyền SHCN phải đ−ợc thiết kế, xây dựng với mục tiêu tr−ớc hết là tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể sáng tạo trong việc nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền SHCN, mặt khác đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý nhà n−ớc về SHTT và phát triển một hệ thống SHTT quốc gia hiện đạị Hoạt động đăng ký xác lập quyền SHCN ở Việt Nam cần phải đ−ợc chuyển đổi từ thói quen mệnh lệnh hành chính sang mô hình dịch vụ công nhằm nâng cao hiệu quả và chất l−ợng hoạt động của cơ quan xác lập quyền [26, tr. 41].

Với mục tiêu xây dựng một hệ thống SHCN hiện đại, năng động, đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ chung của quốc tế, tác giả luận văn xin đ−a ra một số đề xuất sau nhằm hoàn thiện, khắc phục những bất cập trong hệ thống pháp luật SHCN Việt Nam hiện hành.

3.2.1. Nhóm kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Kiến nghị 1: Tiếp tục xây dựng và ban hành các quy định bổ sung, h−ớng dẫn, cụ thể hóa các quy phạm pháp luật về SHTT trong đó, các quy định về xác lập quyền SHCN cần đ−ợc quy định theo nguyên tắc minh bạch và cụ thể

Luật SHTT đ−ợc xây dựng trong bối cảnh chúng ta đang gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết theo yêu cầu để gia nhập WTO và đảm bảo thi hành các cam kết quốc tế ghi nhận trong các ĐƯQT song ph−ơng và đa ph−ơng. Một đạo luật với 222 điều với chủ tr−ơng tập hợp tất cả các vấn đề liên quan đến SHTT đã đ−ợc xây dựng trong vòng 10 tháng. Mặc dù việc ra đời của đạo luật này đã đánh dấu một b−ớc phát triển v−ợt bậc mang tính b−ớc ngoặt của hệ thống pháp luật SHTT Việt Nam nói chung và hệ thống xác lập quyền SHCN nói riêng, nh−ng do thời gian soạn thảo gấp rút, luật không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót do các điều kiện khách quan, chủ quan khác nhaụ

Với t− cách là một đạo luật, Luật SHTT chỉ có thể quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc, những nội dung cơ bản, chủ đạọ Mặc dù các vấn đề liên quan đến xác lập quyền SHCN chiếm một phần khá lớn trong nội dung của Luật SHTT (35 điều), nh−ng những quy định này chỉ mang tính nguyên tắc chung, trong khi đó, các quy định về trình tự, thủ tục, điều kiện, căn cứ xác lập quyền SHCN lại đòi hỏi phải đ−ợc quy định cụ thể, rõ ràng, minh bạch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật xác lập quyền SHCN. Thực tế này đặt ra nhu cầu cần phải xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản d−ới luật nhằm quy định chi tiết và h−ớng dẫn thi hành các quy định của Luật SHTT về vấn đề nàỵ

Hệ thống các văn bản h−ớng dẫn thi hành nên đ−ợc xây dựng riêng biệt cho từng nhóm đối t−ợng SHCN. Các n−ớc có hệ thống SHCN phát triển trên thế giới hầu hết đều có hệ thống các đạo luật chuyên biệt t−ơng ứng với từng loại đối t−ợng SHCN.

Các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục xác lập quyền SHCN cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Giảm đến mức tối thiểu giấy tờ, tài liệu phải đệ trình cho cơ quan đăng ký trong quá trình làm thủ tục xác lập quyền;

+ Bãi bỏ các thủ tục, yêu cầu phiền hà, không cần thiết;

+ Tăng c−ờng tính minh bạch, dân chủ trong quá trình xử lý hồ sơ đăng ký và cấp Văn bằng bảo hộ SHCN;

+ Rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, thời hạn xét nghiệm và giải quyết khiếu nại liên quan đến xác lập quyền SHCN.

Kiến nghị 2: Tăng c−ờng hợp tác quốc tế về bảo hộ SHTT nói chung và xác lập quyền nói riêng nhằm tận dụng và tranh thủ kinh nghiệm, sự trợ giúp của các n−ớc đặc biệt là các n−ớc phát triển về kỹ thuật, kinh nghiệm, trình độ quản lý… nhằm bổ sung cho hệ thống xác lập quyền SHCN của n−ớc tạ

Xuất phát từ tính chất đặc thù của lĩnh vực SHTT, có thể nói, hệ thống pháp luật SHTT là hệ thống có nhiều điểm t−ơng đồng nhất giữa các quốc gia khác nhau trên thế giớị Liên quan đến hoạt động đăng ký xác lập quyền SHCN, các quốc gia đã cùng nhau xây dựng những chuẩn mực chung và yêu cầu các quốc gia thành viên quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia các nội dung t−ơng đồng, hài hòa với những chuẩn mực chung đó.

Với điều kiện hiện nay của Việt Nam, việc học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm của n−ớc ngoài từ đó áp dụng vào điều kiện thực tế của mình là một giải pháp tốt, phù hợp và có khả năng đem lại hiệu quả caọ Thời gian vừa qua, hoạt động hợp tác quốc tế về SHCN đã đ−ợc chú trọng và thu đ−ợc những thành quả đáng kể. Chúng ta đã nhận đ−ợc sự hỗ trợ rất lớn từ phía các tổ chức quốc tế và các quốc gia nhằm tăng c−ờng năng lực bảo hộ SHCN bao gồm hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về SHTT; hỗ trợ cung cấp trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho cơ quan xác lập quyền… Quá trình xây dựng Luật SHTT của Việt Nam cũng đã đ−ợc hỗ trợ rất lớn về

nhiều mặt từ phía các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong đó phải kể đến Dự án STAR của Hoa kỳ, Ch−ơng trình hợp tác EC - ASEAN về SHTT (ECAP II).

Trong thời gian tới, chúng ta cần phải duy trì và phát huy mối quan hệ hợp tác sẵn có giữa Việt Nam (mà cơ quan đầu mối chủ trì là Cục SHTT) và các tổ chức quốc tế, các cơ quan SHTT quốc gia nh− WIPO, EPO, JPO, INPI, IP Australia, DIP, ROSPATENT. Bên cạnh đó, cần phát triển mối quan hệ đa ph−ơng giữa Việt Nam và các đối tác khác trên cơ sở xây dựng các Ch−ơng trình, Dự án hỗ trợ về SHTT nh− SPC, ECAP, JICẠ..

Sự giúp đỡ, hỗ trợ của các quốc gia, tổ chức nêu trên là sự thúc đẩy tích cực, có hiệu quả trên con đ−ờng xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về xác lập quyền SHCN theo h−ớng ngày một hài hòa hơn và đáp ứng với các chuẩn mực quốc tế cũng nh− nâng cao hiệu quả của hoạt động xác lập quyền SHCN.

Kiến nghị 3: Tăng c−ờng công tác tuyên truyền, phổ biến về SHTT nói chung và xác lập quyền SHTT nói riêng nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề nàỵ

Nhà n−ớc cần xây dựng những chính sách, ch−ơng trình mục tiêu quốc gia nhằm tuyên truyền, phổ biến về SHTT trong đó có các nội dung đào tạo, tập huấn về cơ chế, trình tự, thủ tục xác lập quyền SHCN cho các nhóm đối t−ợng: cán bộ quản lý, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên… ở các n−ớc có hệ thống SHTT phát triển (nh− Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia…), các ch−ơng trình tuyên truyền, phổ biến th−ờng xuyên đ−ợc tổ chức thực hiện d−ới sự chủ trì của cơ quan SHTT quốc gia và đã thu đ−ợc những kết quả đáng kể.

Kiến nghị 4: Cơ quan xác lập quyền và các cơ quan quản lý nhà n−ớc về SHCN cần phải có sự chuyên môn hóa về chức năng, nhiệm vụ trong đó đặc biệt chú trọng đến việc chuyên môn hóa chức năng xác lập quyền.

Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thực tế, hoạt động xác lập quyền cần phải đảm bảo tính hiệu quả, năng động, đơn giản, ngắn gọn. Chính vì vậy, cần xây dựng cơ chế nhằm chuyên môn hóa chức năng xác lập quyền cho cơ

quan SHTT quốc gia, tránh hiện t−ợng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, cản trở hiệu quả của hoạt động xác lập quyền.

Kiến nghị 5: Cần thành lập một tổ chức độc lập hoặc một đơn vị chuyên môn trực thuộc cơ quan SHTT quốc gia chuyên nghiên cứu những vấn đề mang tính chiến l−ợc để phát triển hệ thống SHCN nói chung và hệ thống xác lập quyền SHCN nói riêng.

Các vấn đề mang tính chiến l−ợc để phát triển hệ thống SHCN và hệ thống xác lập quyền SHCN bao gồm: những nội dung mang tính nguyên tắc, định h−ớng cho hoạt động xác lập quyền SHCN; giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xác lập quyền SHCN; hệ thống tổ chức và hoạt động của cơ quan xác lập quyền SHCN; chính sách, chiến l−ợc phát triển nguồn nhân lực; ch−ơng trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho cộng đồng về xác lập quyền SHCN…

Kiến nghị 6: Hoạt động đăng ký xác lập quyền SHCN của cơ quan SHTT quốc gia cần phải đ−ợc tiến hành d−ới hình thức cung cấp dịch vụ công; từng b−ớc xóa bỏ quan niệm coi việc đăng ký xác lập quyền SHCN là một thủ tục mang tính mệnh lệnh hành chính theo cơ chế xin - chọ

Để có thể nâng cao hiệu quả của hoạt động đăng ký xác lập quyền SHCN, bên cạnh các quy định pháp luật cụ thể, rõ ràng, minh bạch, cần phải xây dựng, tạo lập những cơ chế hỗ trợ từ phía cơ quan đăng ký nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầụ

ở các quốc gia có hệ thống SHTT phát triển nh− Mỹ, Anh, úc… hoạt động đăng ký xác lập quyền của cơ quan đăng ký đ−ợc coi nh− một loại hình dịch vụ. Có rất nhiều cơ chế hỗ trợ từ phía cơ quan đăng ký đối với ng−ời nộp đơn trong quá trình tiến hành các thủ tục xác lập quyền SHCN nh− t− vấn, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc… Để nâng cao chất l−ợng dịch vụ, hoạt động của cơ quan đăng ký luôn luôn phải h−ớng tới một mục tiêu cuối cùng đó là mang lại lợi ích tốt nhất cho ng−ời nộp đơn, thu hút ngày càng nhiều đơn đăng ký

bảo hộ và cấp ngày càng nhiều Văn bằng bảo hộ. Để đạt đ−ợc mục tiêu đó, cơ quan đăng ký phải thực hiện các biện pháp nhằm đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời hạn xét nghiệm, nâng cao chất l−ợng và đảm bảo tính chính xác của các quyết định đ−a ra trong quá trình xem xét đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ở Việt Nam, do ảnh h−ởng của cơ chế cũ, hoạt động xác lập quyền của cơ quan đăng ký SHCN - Cục SHTT vẫn còn mang nặng tính hành chính, mệnh lệnh. Cơ chế này sẽ là một trong những rào cản lớn trong quá trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam. Nhận thức đ−ợc điều này, trong những năm gần đây, cơ chế hoạt động của Cục SHTT đã đã đ−ợc cải thiện khá nhiều theo h−ớng giảm thiểu đến mức có thể những yêu cầu, đòi hỏi không cần thiết. Tuy nhiên, cần phải có những quy định cụ thể nhằm thiết lập cơ chế phù hợp để có thể phát huy tốt nhất vai trò của cơ quan đăng ký trong việc nâng cao hiệu quả bảo hộ SHCN thông qua hoạt động đăng ký xác lập quyền. Cần phải tạo lập một cơ chế hoạt động theo đó, chất l−ợng và hiệu quả hoạt động là vấn đề sống còn của cơ quan xác lập quyền.

Kiến nghị 7: Sửa đổi, bổ sung một số quy định về đại diện SHCN Cần mở rộng phạm vi các doanh nghiệp đ−ợc phép tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện SHCN theo h−ớng không chỉ cho phép các doanh nghiệp đ−ợc thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp mà cả văn phòng luật và công ty luật hợp doanh đ−ợc thành lập và hoạt động theo Pháp lệnh Luật s− và các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ đ−ợc thành lập và hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ cũng đ−ợc kinh doanh dịch vụ nàỵ Bên cạnh đó, cần bổ sung một quy định chính thức khẳng định về việc không cấm các tổ chức có vốn đầu t− n−ớc ngoài tham gia vào kinh doanh dịch vụ đại diện SHCN cho phù hợp với Nghị định số 87/2003/NĐ-CP ngày 22/7/2003 của Chính phủ về hành nghề của tổ chức luật s− n−ớc ngoài tại Việt Nam.

hữu công nghiệp

Kiến nghị 8: Các vấn đề liên quan đến trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ quyền SHCN cần phải đ−ợc h−ớng dẫn cụ thể, dễ hiểu cho phù hợp với trình độ, nhận thức của công chúng nói chung

Hiện nay, do phần lớn các quy định pháp luật của Việt Nam về SHTT nói chung và về xác lập quyền SHCN nói riêng đ−ợc dịch từ các quy định của n−ớc ngoài trong khi đó trình độ, nhận thức của ng−ời Việt Nam nói chung về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Do vậy, nhiều quy định, khái niệm còn khó hiểu đối với công chúng. Điều này là một trở ngại lớn trong quá trình tiến hành các thủ tục xác lập quyền của các tổ chức, cá nhân Việt Nam.

Để khắc phục vấn đề này, cần xây dựng và ban hành hệ thống các tài liệu h−ớng dẫn, d−ới nhiều hình thức về trình tự, thủ tục xác lập quyền SHCN giúp cho ng−ời nộp đơn có thể dễ dàng thực hiện. Bên cạnh đó, cần xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ trực tiếp từ phía cơ quan xác lập quyền đối với ng−ời nộp đơn. Bổ sung quy định về thẩm quyền cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, t− vấn (trong phạm vi giới hạn cho phép) cho cơ quan đăng ký xác lập quyền và nghĩa vụ nộp phí dịch vụ của ng−ời nộp đơn trong tr−ờng hợp có yêu cầu (chẳng hạn: trong quá trình thực hiện các thủ tục xác lập quyền, ng−ời nộp đơn có quyền yêu cầu cơ quan xác lập quyền hỗ trợ trong việc phân loại, phân nhóm đối t−ợng yêu cầu bảo hộ theo hệ thống phân nhóm, phân loại quốc tế và phải trả phí cho công việc đó - bổ sung mục yêu cầu trong Tờ khai yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, bổ sung quy định về phí, lệ phí...).

Kiến nghị 9: Xây dựng và ban hành các văn bản quy định, h−ớng dẫn cụ thể, chi tiết về trình tự, thủ tục xử lý các loại đơn quốc tế: đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thỏa −ớc và Nghị định th− Madrid, đăng ký sáng chế theo Hiệp −ớc PCT.

Việc Việt Nam tiếp tục tham gia vào các ĐƯQT về SHCN đồng nghĩa với sự gia tăng số l−ợng đơn đăng ký SHCN đ−ợc nộp theo các ĐƯQT đó. Trong những năm gần đây, số l−ợng Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo

Thỏa −ớc Madrid (của ng−ời Việt Nam ra các n−ớc thành viên và của các n−ớc thành viên có chỉ định vào Việt Nam) đã tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, Việt Nam vừa triển khai vận hành hệ thống nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế theo PCT bằng hình thức nộp đơn điện tử. Đây là một tín hiệu đáng mừng thể hiện sự phát triển của hệ thống SHCN Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, thủ tục xử lý đơn và ra quyết định công nhận đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thỏa −ớc và Nghị định th− Madrid cũng nh− thủ tục xử lý đơn sáng chế theo PCT vẫn ch−a đ−ợc quy định cụ thể rõ ràng. Việc bổ sung quy định này là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả xem xét đối với các loại đơn nàỵ Vấn đề này đã đ−ợc đ−a ra tại Điều 120 Luật SHTT, theo đó Chính phủ có trách nhiệm h−ớng dẫn thi hành quy định về đơn quốc tế và trình tự, thủ tục xử lý đơn quốc tế của ĐƯQT có liên quan phù hợp với các nguyên tắc chung quy định trong ch−ơng xác lập quyền SHCN.

Kiến nghị 10: Đối với nhãn hiệu, cần từng b−ớc thay đổi ph−ơng thức xét nghiệm nội dung đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ theo h−ớng giảm áp

Một phần của tài liệu Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 94 - 110)