Sử dụng Khung phân loại 19 lớp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khung phân loại LCC và quá trình áp dụng LCC tại thư viện và mạng thông tin Trường Đại học bách khoa Hà Nội (Trang 32 - 35)

2. Tình hình áp dụng LCC tại Thư viện và Mạng Thơng tin Đại học Bách khoa

2.2.1. Sử dụng Khung phân loại 19 lớp

Trước đây Thư viện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội theo hướng chỉ đạo về nghiệp vụ của Thư viện Quốc gia nên cơng tác phân loại trong thư viện sử dụng khung phân loại 19 lớp. Trong quá trình hoạt động thư viện Bách Khoa đều sử dụng thống nhất khung phân loại này để xây dựng ký hiệu phân loại cho tài liệu và tạo lập hệ thống ngơn ngữ tìm tin theo ký hiệu phân loại. Khung phân loại này được sử dụng từ năm 1956 - 2005.

Khung phân loại 19 lớp do Thư viện Quốc gia biên soạn và xuất bản lần đầu tiên năm 1961. Khung phân loại này được xây dựng trên cơ sở khung phân loại dùng cho thư viện đại chúng của Liên Xơ những năm 60 cĩ nguồn gốc UDC và thường gọi là khung phân loại 17 lớp.

Năm 1969 Khung được tái bản cĩ hiệu chỉnh và được sử dụng rộng rãi trong hệ thống các thư viện thuộc Bộ Văn hố - Thơng tin và một số thư viện chuyên ngành.

Năm 1978 Khung được đổi mới và xuất bản lần thứ ba với nhiều bổ sung, chỉnh lý dựa trên cơ sở tham khảo các khung phân loại lớn như UDC, BBK cùng các tài liệu tra cứu khác. Khung được mở thêm 2 mục mới là “Đ Sách thiếu nhi” và “K Văn học dân gian” và được đặt tên là “Khung phân loại 1978” với cơ cấu 19 lớp.

Năm 1991 do vốn tài liệu của các thư viện ngày càng phong phú, đa dạng; do những biến động lớn về chính trị, kinh tế ở Việt Nam và trên thế giới và do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và cơng nghệ, Thư viện Quốc gia tiến hành chỉnh lý lần thứ tư. Lần chỉnh lý này chủ yếu tập trung hiệu chỉnh hai mục lớn là Kinh tế và Pháp luật. Bảng đặt tên là “Khung phân loại dùng cho các Thư viện khoa học tổng hợp” và vẫn giữ cơ cấu 19 lớp.

Năm 2000 Khung phân loại này được tiến hành chỉnh lý lần thứ năm. Các cơng việc được thực hiện trong lần chỉnh lý này bao gồm: điều chỉnh các mục, mở rộng nội dung, cấu tạo những ký hiệu mới, biên soạn lại Bảng trợ ký hiệu địa lý Việt Nam và nước ngoài. Bên cạnh đĩ Thư viện Quốc gia cịn biên soạn thêm phần “Hướng dẫn sử dụng Khung phân loại” và hiệu chỉnh, bổ sung Bảng tra chủ đề chữ cái với tổng số hiện cĩ khoảng 5500 chủ đề. Lần chỉnh lý này Khung phân loại được chia thành 2 tập:

- Tập 1: Bảng chính và Các bảng phụ.

- Tập 2: Bảng tra chủ đề và Hướng dẫn sử dụng.

Khung phân loại 19 lớp được Thư viện Bách khoa sử dụng từ khi thành lập thư viện. Trong thời kỳ đầu thành lập, với số lượng vốn tài liệu trong thư viện chưa nhiều, vì vậy việc phân loại theo khung phân loại 19 lớp khá thuận lợi và việc phục vụ thơng tin cho người dùng tin cũng khơng gặp nhiều khĩ khăn. Trải qua thời gian, cùng với sự lớn mạnh của Nhà trường, cơ sở vật chất của thư viện cũng khơng ngừng được nâng cấp, vốn sách báo tài liệu tăng nhanh. Điều này đã gây khĩ khăn cho hoạt động xử lý tài liệu tại thư viện nĩi chung, cơng tác phân loại nĩi riêng, khi các đề mục trong khung phân loại khơng cịn đáp ứng yêu cầu phân loại chi tiết tài liệu.

so với sự phát triển của khoa học cơng nghệ, vì chúng khơng được bổ sung và cập nhật thường xuyên các đề mục, các ký hiệu phân loại mới. Tiến bộ nhanh chĩng của khoa học cơng nghệ đã làm nảy sinh và xuất hiện nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều thuật ngữ và khái niệm mới. Điều này địi hỏi hệ thống các khung phân loại thư viện phải kịp thời được bổ sung, thêm vào những ký hiệu tương ứng cho phù hợp. Đối với khung phân loại 19 lớp, mặc dù trong mỗi lần tiến hành chỉnh lý, Thư viện Quốc gia đều cố gắng thêm vào các đề mục mới (ví dụ: Vi điện tử - 6T2.1, Tin học - 6T7.3,518…), tuy nhiên số lượng các đề mục chưa nhiều, chưa theo kịp được và chưa phản ánh hết sự phát triển của các lĩnh vực, các ngành khoa học, đặc biệt là khoa học kỹ thuật và khoa học ứng dụng… Vì vậy, quá trình phân loại sử dụng khung 19 lớp tại Thư viện Bách khoa đã bộc lộ những khĩ khăn.

Tuy nhiên một nguyên nhân sâu xa và quan trọng hơn, thể hiện sự bất cập khi áp dụng khung 19 lớp tại Thư viện Bách khoa là ở chỗ: Thư viện Bách khoa là một thư viện chuyên ngành, với vốn tài liệu chuyên sâu về các ngành chuyên mơn hẹp, cụ thể ở đây là tài liệu về khoa học kỹ thuật. Trong khi đĩ khung phân loại 19 lớp lại được biên soạn phục vụ cho hệ thống các thư viện khoa học tổng hợp, với đặc điểm vốn tài liệu mang tính chất phổ thơng, phổ cập tri thức, đa mơn loại. Khung phân loại này chỉ phù hợp với các thư viện hơcơng cộng cỡ trung bình với số lượng vốn tài liệu khơng lớn. Sự mâu thuẫn đĩ đã tạo ra nhiều bất cập, khi mà quá trình định ký hiệu phân loại cho tài liệu chỉ dừng lại ở những đề mục mang tính tổng quát, khơng đi sâu vào được các đề mục chi tiết, do vậy ký hiệu phân loại khơng phản ánh đầy đủ nội dung tài liệu. Thực tiễn trên đã đặt Thư viện trước yêu cầu phải chuyển sang sử dụng một Khung phân loại khác cho phù hợp hơn.

Một điểm yếu khác của khung 19 lớp là khả năng trao đổi và chia sẻ dữ liệu biên mục với các cơ quan thơng tin nước ngồi. Do đặc thù đây là khung phân loại của Việt Nam và chỉ được sử dụng trong phạm vi lãnh thổ, do vậy khi kết nối với các thư viện lớn trên thế giới Thư viện Bách khoa khơng tận dụng được nguồn dữ liệu đã được biên mục sẵn trong các cơ sở dữ liệu thư mục của

họ. Nếu thư viện sử dụng một khung phân loại mang tính quốc tế hơn, sự chia sẻ thơng tin chắc chắn sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện. Khi đĩ, nếu cùng sử dụng một khung phân loại với các thư viện nước ngồi, thư viện Bách khoa cĩ thể truy cập và tải về miễn phí các dữ liệu thư mục đã được biên mục sẵn từ cơ sở dữ liệu của họ. Điều này vừa tiết kiệm được thời gian xử lý tài liệu, giảm cơng sức cho cán bộ, đồng thời nâng cao chất lượng cơng tác xử lý tài liệu nĩi chung, cơng tác phân loại nĩi riêng.

Tất cả những yếu tố trên đã cho thấy, đã đến lúc thư viện cần suy nghĩ và lựa chọn một khung phân loại mới phù hợp hơn cho hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khung phân loại LCC và quá trình áp dụng LCC tại thư viện và mạng thông tin Trường Đại học bách khoa Hà Nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)