Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội (Trang 78 - 83)

3.3.2.1 Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến bảo lãnh

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006, thay thế cho các văn bản pháp luật trước đó như:

• Quyết định 283/2000/QĐ-NHNN ngày 25/08/2000 về quy chế bảo lãnh ngân hàng.

• Quyết đinh 1348/2001/QĐ-NHNN ngày 19/01/2001 về quy định thu phí bảo lãnh.

• Quyết định 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11/04/2001 về việc sửa đổi một số điều trong quy chế bảo lãnh ngân hàng.

Ngoài ra, cũng còn một số văn bản pháp quy khác liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh như: Luật các TCTD và một số văn bản khác điều chỉnh về một số loại hình bảo lãnh cụ thể.

Tuy nhiên số văn bản này chưa đủ để điều chỉnh hết những vấn đề phát sinh, còn chồng chéo, chưa đồng bộ nên gây khó khăn cho các ngân hàng trong quá trình thực hiện, tiềm ẩn nhiều rủi ro và hạn chế sự phát triển của dịch vụ bảo lãnh. Vì vậy, NHNN cần căn cứ vào sự phát triển của nền kinh tế, thị trường, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các ngân hàng để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định về nghiệp vụ bảo lãnh và xây dựng một hệ thống văn bản thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ bảo lãnh phát triển.

3.3.2.2 Giúp đỡ các NHTM trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh

Hệ thống ngân hàng của nước ta là hệ thống ngân hàng hai cấp, phân định tương đối rõ chức năng, nhiệm vụ của NHNN và NHTM. Trong đó NHNN có vai trò quản lý, hỗ trợ các NHTM trong quá trình hoạt động kinh doanh nói chung và phát triển dịch vụ bảo lãnh nói riêng, thông qua các biện pháp sau:

• Hỗ trợ các NHTM trong việc tổng hợp, cung cấp các thông tin về khách hàng một cách chính xác và cập nhật. Củng cố và phát huy vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng (ICC), tập hợp một đội ngũ chuyên gia xử lý và phân tích các thông tin.

• Hỗ trợ các NHTM trong quá trình thẩm định dự án, quản lý các khoản bảo lãnh, giúp các ngân hàng phát triển dịch vụ bảo lãnh của mình.

3.3.2.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Hoạt động kinh doanh của NHTM thường chứa đựng nhiều rủi ro, với đặc thù là rủi ro hệ thống. Khi một ngân hàng gặp khó khăn, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng dây chuyền tới các ngân hàng khác, và do đó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế. Bởi vậy, NHNN cần thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát một cách sát sao đối với hoạt động của các NHTM nói chung và dịch vụ bảo lãnh của các NHTM nói riêng.

• Ngoài việc dựa trên những báo cáo của các NHTM, NHNN cần phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của các NHTM, kiểm tra việc tuân thủ các quy định liên quan đến bảo lãnh của NHTM, đồng thời phát hiện ra những sai sót để

có biện pháp xử lí, chấn chỉnh kịp thời. Tuy nhiên, NHNN cũng chỉ nên can thiệp ở một mức độ nào đó, tránh gây cản trở cho các NHTM, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của các NHTM.

• NHNN cần nâng cao trình độ nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của các cán bộ thanh tra, kết hợp hài hòa giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.

3.3.3 Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan chức năng

3.3.3.1 Thiết lập môi trường kinh tế ổn định

Môi trường kinh tế ổn định sẽ thúc đẩy sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng nói riêng. Chính phủ có thể thể đưa ra những chính sách, định hướng cụ thể, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ.

• Các cơ quan quản lý Nhà nước cần tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, không nên quá ưu tiên, chú trọng đến các doanh nghiệp nhà nước. Cần đa dạng hóa một số lĩnh vực đầu tư như viễn thông, thuỷ lợi, các công trình giao thông cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp liên doanh và các thành phần kinh tế khác cùng tham gia. Do đó sẽ góp phần phát triển dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng.

• Để hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động của ngân hàng nói riêng được phát triển lành mạnh và hiệu quả, các cơ quan ban ngành cần cung cấp đẩy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin về kinh tế - xã hội, tránh tình trạng bưng bít thông tin và thông tin sai lệch gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và các ngân hàng thương mại.

3.3.3.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Ngoài các văn bản pháp luật mà Quốc hội ban hành như: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Luật các TCTD, Luật NHNN… Quốc hội cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản pháp luật mới. Đặc biệt là tiếp tục hoàn thiện những văn bản pháp luật về thị trường chứng khoán, thị

trường vốn… nhằm tạo môi trường pháp lý thống nhất, đồng bộ cho các doanh nghiệp hoạt động.

Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định rõ ràng, cụ thể về dịch vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh, nội dung, hình thức và các hình thức xử lý khi các bên tham gia bảo lãnh vi phạm hợp đồng.

KẾT LUẬN

Bảo lãnh ngân hàng là hình thức dùng uy tín và khả năng tài chính của ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho khách hàng. Tuy chỉ mới phát triển gần đây ở Việt Nam, nhưng bảo lãnh ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế.

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ bảo lãnh của NHTM, ta có thể thấy rõ hơn đặc điểm, chức năng, vai trò, các loại bảo lãnh chủ yếu và quy trình bảo lãnh trong bảo lãnh ngân hàng. Qua tìm hiểu thực trạng dịch vụ bảo lãnh tại Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội, ta đã thấy được những thành tựu mà Ngân hàng đã đạt được cũng như tìm ra những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng. Từ đó có thể đưa ra những giải pháp giúp Ngân hàng ngày càng hoàn thiện và phát triển dịch vụ bảo lãnh hơn nữa. Việc kiến nghị lên NHĐT&PT Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan chức năng sẽ giúp Ngân hàng có điều kiện mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh nói riêng và phát triển hoạt động kinh doanh nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS Nguyễn Hữu Tài (2002), Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ, NXB Thống kê, Hà Nội

2. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2006), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội

4. TS Đoàn Thanh Hà (2003), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội

5. TS Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, Hà Nội

6. Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX

7. Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007 của Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội

8. Tạp chí ngân hàng, thời báo kinh tế, thời báo ngân hàng

9. Peter Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội

10. Frederic S.Mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

11. Internet: www.mof.gov.vn/

www.vcb.com.vn/ www.bidv.com.vn/

www.icb.com.vn/

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội (Trang 78 - 83)