Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội (Trang 40 - 49)

Mô hình tổ chức của Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội

2.1.2.1 Khối tín dụng

Phòng Tín dụng

Bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng

• Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng. Chăm sóc toàn diện khách hàng.

• Nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ. Phân tích khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay.

• Quản lý hậu giải ngân. Đề xuất hạn mức tín dụng đối với khách hàng. • Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho phòng Thẩm định - Quản lý tín dụng, tham gia xây dựng chính sách tín dụng.

Khối dịch vụ khách hàng Khối quản lý nội bộ Các đơn vị trực thuộc Khối tín dụng Giám đốc Phòng Tín dụng Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Tổ chức hành chính Tổ kiểm tra nội bộ Phòng Kế hoạch nguồn vốn Điểm giao dịch số 5 Phòng Tài chính kế toán Điểm giao dịch số 4 Phòng giao dịch số 3 Phòng giao dịch số 2 Phòng giao dịch số 1 Tổ Tiền tệ - Kho quỹ Phòng Thẩm định - Quản lý tín dụng

• Lập các báo cáo về tín dụng, thực hiện các nhiệm vụ khác.  Bộ phận tác nghiệp (gián tiếp)

• Xem xét các chứng từ pháp lý về mở tài khoản cho khách hàng và mở tài khoản tiền vay, nắm được các dữ liệu về khoản cho vay và hạn mức.

• Thiết lập các thông tin khách hàng. Lưu giữ các hồ sơ tín dụng.

• Chuẩn bị các số liệu thống kê, các báo cáo về các khoản cho vay phục vụ cho mục đích quản lý nội bộ của chi nhánh, của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Phòng Thẩm định - Quản lý tín dụng

• Thu thập thông tin và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh và các khoản tín dụng ngắn hạn.

• Giám sát chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá phân loại, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp.

• Theo dõi tổng hợp và thực hiện các loại báo cáo về hoạt động tín dụng. • Giám sát sự tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về tín dụng và các chính sách liên quan đến tín dụng.

2.1.2.2 Khối dịch vụ khách hàng

Phòng Dịch vụ khách hàng

• Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt. • Xử lý yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. • Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng.

• Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ... cho khách hàng. Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng.

• Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.  Tổ Tiền tệ - Kho quỹ

• Quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý; chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố; thực hiện xuất - nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh, thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng...

1.2.2.3 Khối quản lý nội bộ

Phòng Kế hoạch nguồn vốn

Nhiệm vụ kế hoạch tổng hợp

• Thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh; xây dựng chiến lược kinh doanh, chính sách kinh doanh, chính sách huy động vốn… Lập, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh.

• Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề về liên quan đến an toàn trong hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.

• Xây dựng, đề xuất các hạn mức phán quyết trong hoạt động nghiệp vụ tại chi nhánh. Tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin, phòng ngừa rủi ro.

Nhiệm vụ nguồn vốn kinh doanh

• Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng.

• Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và quan hệ vốn. • Nghiên cứu phát triển, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn.

• Thu thập thông tin, báo cáo đề xuất phản hồi về chính sách, sản phẩm, biện pháp huy động vốn.

• Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo công tác huy động vốn.

Nhiệm vụ khác: Thư ký hội đồng quản lý tài sản nợ, có của chi nhánh.  Bộ phận thanh toán quốc tế

• Mở các L/C có ký quỹ 100% vốn của khách hàng.

• Trên cơ sở các hạn mức, khoản vay, bảo lãnh, L/C đã được phê duyệt, thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng.

• Đầu mối trong việc cung cấp dịch vụ thông tin đối ngoại. • Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ với khách hàng.  Phòng Tổ chức hành chính

Nhiệm vụ tổ chức cán bộ

• Tham mưu cho Giám đốc việc tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự; hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật.

• Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc của chi nhánh.

• Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch, nhận xét cán bộ nhân viên. Tổ chức quản lý lao động, ngày công lao động, thực hiện nội quy cơ quan.

• Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của chi nhánh, bố trí cán bộ nhân viên tham dự các khoá đào tạo theo quy định.

Nhiệm vụ hành chính quản trị

• Thực hiện công tác hành chính, công tác hậu cần cho chi nhánh như: lễ tân, vận tải, quản lý phương tiện, tài sản... phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

• Thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn cho con người, tài sản, tiền bạc của chi nhánh và khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh.

Phòng Tài chính kế toán

Bộ phận tài chính kế toán

• Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc.

• Hậu kiểm các chứng từ thanh toán của các phòng tại chi nhánh. • Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán của chi nhánh. • Tham mưu cho Giám đốc về thực hiện chế độ tài chính, kế toán.

• Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh (thu nhập, chi phí, lợi nhuận) của các phòng, đơn vị trực thuộc và toàn chi nhánh.

Bộ phận điện toán

• Quản lý mạng; quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát theo quyết định của Giám đốc; quản lý hệ thống máy móc thiết bị tin học.

• Hướng dẫn đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc chi nhánh vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị của chi nhánh.

Tổ kiểm tra nội bộ

• Kiểm tra nội bộ tại chi nhánh, phòng giao dịch theo quy chế hoạt động. • Hướng dẫn đôn đốc việc tuân thủ pháp luật và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

• Phối hợp với các cơ quan có chức năng theo luật và quy định của ngành thực hiện việc thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị thành viên.

• Tham mưu, tư vấn cho Ban Giám đốc, các phòng nghiệp vụ về việc soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng; những vấn để về pháp lý để chi nhánh hoạt động đúng pháp luật.

1.2.3.4 Các đơn vị trực thuộc

Phòng giao dịch, điểm giao dịch

• Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng và cá nhân, các tổ chức kinh tế khác.

• Mở tài khoản tiền gửi tiền vay cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới.

• Thực hiện giao dịch nhận tiền gửi và rút bằng nội ngoại tệ, các giao dịch thanh toán chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín dụng … cho khách hàng.

• Tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng; duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng; tiếp thị sản phẩm dịch vụ với khách hàng.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội

Trong thời gian qua, Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội đã đạt được một số kết quả sau:

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Ngân hàng. Ngân hàng thường huy động vốn từ các tổ chức kinh tế xã hội và dân cư. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng từ năm 2005 đến năm 2007 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dư đến 31/12 Tỷ trọng(%) Dư đến 31/12 Tỷ trọng(%) +/- % Dư đến 31/12 Tỷ trọng(%) +/- % 1. TG của các TCKT 233 27,8 370 33,6 58,8 569 36,6 53,8 Ngắn hạn 166 19,8 258 23,4 55,4 323 20,8 25,2 Trung dài hạn 67 8 112 10,2 67,2 246 15,8 119,6 1. TG của dân cư 606 72,2 730 66,4 20,5 985 63,4 34,9 Ngắn hạn 423 50,4 511 46,4 20,8 560 36 9,6 Trung dài hạn 183 21,8 219 20 19,7 425 27,4 94,1 Tổng 839 100 1100 100 31,1 1554 100 41,3

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007 của Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội)

Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng liên tục tăng trưởng từ năm 2005 đến năm 2007. Tuy nhiên trong những tháng cuối năm 2007, nguồn vốn huy động có xu hướng giảm, do lãi suất huy động giảm và kém cạnh tranh hơn so với các ngân hàng cổ phần trên địa bàn.

Trong cơ cấu vốn của Ngân hàng thì tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao (chiếm khoảng 60% - 70% tổng nguồn vốn huy động). Qua các năm,

tiền gửi của các tổ chức kinh tế đều tăng, chủ yếu tập trung vào một số tổ chức lớn như bảo hiểm, công ty mua bán nợ… Ngoài ra, huy động bằng VND vẫn chiếm tỷ lệ cao (chiếm khoảng 80% - 85% tổng nguồn vốn huy động), huy động trung dài hạn đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên mạng lưới huy động còn mỏng.

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Trong những năm qua, tình hình dư nợ tín dụng tại Ngân hàng như sau:

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng tại Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2006 Năm 2007 Dư đến 31/12/2006 +/- % Dư đến 31/12/2007 +/- % 1. Tổng dư nợ tín dụng 340 434 27,6 742 71 Dư nợ tín dụng ngắn hạn 280 324 15,7 478 47,5

Dư nợ tín dụng trung dài hạn 60 110 83,3 264 140

2. Nợ quá hạn 16 10 -37,5 2 -80

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007 của Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội)

Tình hình dư nợ tín dụng tại Ngân hàng tăng trưởng mạnh qua các năm. Dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng (chiếm khoảng 65% - 80% tổng dư nợ tín dụng). Chi nhánh đã giảm dần tỷ trọng dư nợ tín dụng của các doanh nghiệp xây lắp, tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng của các doanh nghiệp hoạt động về thương mại, xuất nhập khẩu… Tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng cũng tăng nhanh, từ 17,6% năm 2005 lên 25,3% năm 2006 và 35,6% năm.

Ngoài ra, dư nợ tín dụng có tài sản đảm bảo tại chi nhánh chiếm khoảng 50% tổng dư nợ tín dụng, song tính đảm bảo về mặt pháp lý chưa cao, một số tài sản đảm bảo còn có giá trị thấp. Nợ quá hạn trong năm 2006, 2007 giảm là do những khách hàng chậm thanh toán đã thanh toán được nợ cho ngân hàng.

2.1.1.3 Hoạt động dịch vụ

Ngoài các hoạt động trên, hoạt động cung cấp dịch vụ của Ngân hàng cũng rất quan trọng. Doanh thu dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của Ngân hàng.

Bảng 2.3: Tình hình doanh thu dịch vụ tại Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội

Đơn vị: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Đến 31/12/2006 +/- % Đến 31/12/2007 +/- % 1. Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh 1000 1813 81,3 2448 35 2. Doanh thu từ dịch vụ thanh toán trong nước

234 700 199,1 1506 115,1

3. Doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế

160 281 75,6 1736 517,8 4. Doanh thu từ dịch vụ ngân quỹ 102 180 76,5 257 42,8 5. Doanh thu dịch vụ khác 96 170 77,1 697 310 Tổng 1592 3144 97,5 6644 111,3

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006,2007 của Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội)

Doanh thu dịch vụ tại Ngân hàng cũng tăng trưởng mạnh qua các năm, cho thấy Ngân hàng đã chú trọng đến việc phát triển các loại hình dịch vụ. Tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh thu dịch vụ của Ngân hàng, tuy nhiên tỷ trọng này đã giảm dần (từ 62,6% năm 2005 xuống còn 57,7% năm 2006 và 36,8% năm 2007). Doanh thu từ dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, doanh thu từ dịch vụ ngân quỹ đều tăng cao.

Tuy nhiên, sản phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng còn đơn điệu, chưa phong phú, chưa hấp dẫn. Những sản phẩm truyền thống như tín dụng, bảo lãnh, thanh toán dần dần sẽ không còn là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng trong tương lai.

2.1.2.4 Công tác quản trị

• Luôn chấp hành đúng các chế độ, chính sách của Chính Phủ và của ngành ngân hàng, đảm bảo đúng kỷ cương, kỷ luật, đoàn kết thống nhất trong toàn Ngân hàng.

• Bám sát chương trình, kế hoạch của NHĐT&PT Việt Nam cũng như của Ngân hàng và kiến nghị của các đoàn thanh tra và kiểm tra nội bộ các cấp để thực hiện chỉnh sửa kịp thời, đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

• Luôn lấy mục tiêu phát triển, tăng trưởng bền vững, hiệu quả trong từng khâu công việc để xây dựng giải pháp thực hiện và ra các quyết định điều hành. Coi trọng và phát huy vai trò của đội ngũ lãnh đạo.

2.1.2.5 Công tác tài chính kế toán

Các nghiệp vụ được thực hiện đúng theo quy định, quy trình nghiệp vụ của NHNN và hướng dẫn của NHĐT&PT Việt Nam; các giao dịch phát sinh được hạch toán chính xác và kịp thời đảm bảo không xảy ra sai xót; thực hiện tốt công tác hậu kiểm kịp thời phát hiện các sai sót để chỉnh sửa. Công tác quyết toán được thực hiện theo đúng thời gian qui định và nộp quyết toán đầy đủ kịp thời và chính xác.

2.1.2.6 Công tác thẩm định và quản lý tín dụng

• Phối hợp với bộ phận tín dụng chuẩn bị hồ sơ và bám sát các ban có liên quan NHĐT&PT Việt Nam để xử lý rủi ro và miễn giảm lãi treo của các doanh nghiệp có nợ xấu tại chi nhánh. Thẩm định các dự án vay đảm bảo có chất lượng.

• Phối hợp với phòng Tín dụng bám sát doanh nghiệp có nợ xấu, cùng làm việc với doanh nghiệp tìm cách tháo gỡ khó khăn và tận thu nợ xấu, nợ ngoại bảng; tăng cường công tác kiểm tra các doanh nghiệp có nợ xấu; định giá tài sản thế chấp ở một số doanh nghiệp và cá nhân đảm bảo chất lượng và đúng thời gian.

Với kết quả đạt được qua các năm, Ngân hàng đã được NHĐT&PT Việt Nam xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh năm 2005, 2006, 2007. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã tạo được bứt phá và tạo được tiền đề cho việc tăng trưởng những năm tiếp theo, thể hiện: Ngân hàng đã có sự tăng trưởng nhanh và đều về quy mô; đã hoàn thành toàn

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w